3.2.1. Thay đổi tư duy tiêu chí
Mặc dù Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM đƣợc xem là một công cụ giúp các địa phƣơng xác định các mục tiêu phấn đấu của mình dựa trên đặc thù địa phƣơng, song bộ tiêu chí lại khiến các địa phƣơng gặp nhiều trở ngại do những định mức đạt chuẩn quá cao so với khả năng phấn đấu hoặc thiếu thực tế, không phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng, dẫn đến tƣ tƣởng hoặc cách làm không thực tế, lựa chọn nội dung thực hiện nhằm đạt số lƣợng tiêu chí hơn là phục vụ nhu cầu thiết yếu, chạy đua thành tích, phân bổ nguồn lực mất cân bằng giữa xã điểm với xã không nằm trong mục tiêu, thiếu quan tâm duy trì các chỉ tiêu đã đạt đƣợc, áp đặt mức đóng góp xuống ngƣời dân, thực hiện sai nguyên tắc xây dựng NTM...
Các tiêu chuẩn để một xã đƣợc công nhận là xã NTM đƣợc đặt ra nhằm giúp các địa phƣơng nhìn nhận NTM bao gồm nhiều lĩnh vực cần quan tâm, tránh việc dồn nguồn lực tập trung cho lĩnh vực này mà thiếu đầu tƣ cho lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, từng nội dung phấn đấu ở từng xã phải tùy theo điều kiện thực tế để đặt ra một lộ trình thực hiện, có thể 5 năm, 10 năm chứ không phải trong một thời gian ngắn mong đợi đạt đƣợc kết quả xây dựng NTM.
Để khắc phục những tác động không mong muốn từ Bộ tiêu chí NTM, trong quy trình công nhận xã đạt chuẩn NTM, cần quan tâm đến một số nội dung sau:
- Xác định rõ quan điểm: việc đánh giá kết quả xây dựng NTM ở một xã không căn cứ vào số lƣợng tiêu chí đạt đƣợc mà dựa trên mức độ đạt đƣợc ở từng tiêu chí so với hiện trạng ban đầu;
54
- Một xã đƣợc công nhận NTM đƣợc xét vào mỗi cuối năm; bất cứ một chỉ tiêu nào trong xây dựng NTM không đƣợc duy trì thực hiện tốt xuất phát từ nguyên nhân chủ quan ( ví dụ: đƣờng giao thông xuống cấp, thu nhập giảm, không bảo đảm an ninh trật tự,...), thì trong năm đó xã không đƣợc xét NTM mặc dù năm trƣớc đã công nhận;
- Ban hành một bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả xây dựng NTM nhằm giúp các địa phƣơng thấy đƣợc những gì đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc. Một xã có nhiều hoạt động tích cực và có kết quả tôt trong xây dựng NTM, mặc dù xét trên tiêu chí thì chƣa đạt, nhƣng cần đƣợc ghi nhận và đánh giá những gì đã làm đƣợc. Bộ chỉ số này gồm các chỉ tiêu phân loại theo nội dung xây dựng NTM. Mỗi nội dung có các chỉ tiêu đánh giá về số lƣợng, chất lƣợng, sự tham gia của cộng đồng...
3.2.2. Tăng cường công tác truyền thông
Công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng NTM những năm qua mới chỉ đạt đƣợc ở mức truyền tải nội dung, phƣơng pháp, kết quả thực hiện, giới thiệu một số mô hình tiêu biểu, giúp ngƣời dân và cán bộ nắm đƣợc tinh thấn của xây dựng NTM. Công tác này đƣợc thực hiện qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ: ti vi, đài phát thanh, báo giấy, báo mạng và các hình thức treo băng rôn, loa phát thanh thôn xóm... Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, cần phải tận dụng những tiến bộ này để phát huy hiệu quả truyền thông cũng nhƣ quản lý, giám sát, theo dõi tình hình xây dựng NTM trên cả nƣớc. Các giải pháp đề xuất thực hiện là:
- Củng cố trang web của Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM: trang web này mới chỉ đăng các văn bản chính sách và các bài báo; cần thiết phải mở rộng các nội dung, chuyên mục, để giới thiệu sâu rộng hơn về xây dựng NTM. Đặc biệt nên mở một diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng NTM tại trang web này, và chính việc quản lý tình hình xây dựng NTM ở các xã cũng tích hợp vào đây.
- Xây dựng NTM ở Việt Nam đang là một phong trào rộng khắp trên cả nƣớc, chúng ta đang thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng
55
NTM”, để tạo nên một sức sống mạnh mẽ và xuyên suốt của phong trào, Mặt trận Tổ quốc nên tiếp tục vận động thi đua sáng tác để lựa chọn một bài hát của chƣơng trình, một câu khẩu hiệu có tiếng vang thể hiện ý nghĩa toàn dân chung sức xây dựng NTM, và một biểu tƣợng NTM có thể sử dụng để cấp cho những xã đạt chuẩn NTM...
3.2.3. Huy động nguồn lực từ cấp thôn, bản
Trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc hạn chế và tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, các hoạt động xây dựng NTM có xu hƣớng chậm lại so với kế hoạch trong những năm qua. Điều này cũng phản ánh vấn đề xây dựng NTM đang phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài. Sự chủ động tham gia từ cộng đồng theo nguyên tắc của xây dựng NTM chƣa đƣợc phát huy đầy đủ. Một trong những nguyên nhân là xây dựng NTM lấy cấp xã làm đơn vị để thực hiện các nội dung trong bộ tiêu chí NTM. Trong khi đó, thôn bản mới là đơn vị có sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng, tạo đƣợc sự đồng thuận từ cộng đồng và dễ dàng huy động nguồn lực cộng đồng. Ở cấp thôn, bản ngƣời dân luôn sẵn sàng và tích cực tham gia các hoạt động vì nó gắn trực tiếp với lợi ích của họ. Khi nguồn ngân sách hạn chế, có thể tiến hành các hoạt động không đòi hỏi nhiều nguồn vốn đầu tƣ, nhƣng lại tạo đƣợc tác động tích cực. Những hoạt động tích cực từ các thôn bản sẽ đóng góp vào kết quả thực hiện các nội dung xây dựng NTM cấp xã. Một số đề xuất chính sách:
- Phát triển phong trào thi đua xây dựng NTM cấp thôn xóm: có chính sách phát động mỗi huyện trên cả nƣớc chủ động xây dựng một bộ tiêu chí NTM áp dụng phù hợp cho các thôn bản trong phạm vi huyện. Các tiêu chí không nhất thiết phải định lƣợng đƣợc nhƣng có thể đánh giá đƣợc mức độ đạt đƣợc. Đại diện huyện, xã đƣợc lập thành ban đánh giá, hàng năm đánh giá kết quả đạt đƣợc ở các thôn. Thôn nào đạt sẽ đƣợc xã cấp giấy chứng nhận và khen thƣởng. Với bản chất vốn có về tinh thần thi đua và đấu tranh, cách làm này sẽ thúc đẩy cộng đồng dân cƣ nông thôn phát huy mạnh mẽ sự tham gia trong xây dựng NTM.
56
- Áp dụng phƣơng pháp tiếp cận mới: để các thôn xóm tích cực tham gia các hoạt động xây dựng NTM, nếu lại tổ chức thực hiện dựa vào các chỉ tiêu NTM thì sẽ lại đi vào lối mòn tiếp cận dựa theo nhu cầu và sự thiếu hụt. Khi giải quyết đƣợc khó khăn này sẽ lại phát sinh nhu cầu khác. Khi tổ chức các hoạt động ở thôn bản, cần áp dụng cách tiếp cận dựa vào nguồn lực sẵn có từ cộng đồng, xây dựng một kế hoạch phát triển cộng đồng dựa vào các tài sản sẵn có từ bên trong và các cơ hội hỗ trợ từ bên ngoài, vạch ra một lộ trình các hoạt động phù hợp với thực tế, ƣu tiên những gì có thể làm trƣớc... Cách tiếp cận này không đòi hỏi nhiều nguồn lực hỗ trợ, lại huy động đƣợc sức dân đóng góp cho các hoạt động xây dựng NTM cấp xã.
3.2.4. Củng cố bộ máy tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối NTM Trung ƣơng, trong năm 2011 và 2012, các địa phƣơng đã phối hợp với Văn phòng và các đơn vị liên quan, tổ chức đƣợc 700 lớp tập huấn cho hơn 50 nghìn lƣợt cán bộ cấp huyện, xã. Nếu chia cho 9.000 xã trên cả nƣớc, chƣa tính đến số huyện, thì mỗi xã có 5,5 cán bộ đƣợc tập huấn. Số lƣợt tập huấn nhƣ vậy chƣa thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu đa dạng trong xây dựng NTM.
Các lớp tập huấn cũng phần lớn tập trung đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức về cách làm, các bƣớc thực hiện; chƣa bồi dƣỡng kĩ năng thực hành, chƣa tạo môi trƣờng vừa tập huấn vừa chia sẻ kinh nghiệm giữa cán bộ xã ở các địa phƣơng.
Điều này cho thấy xây dựng NTM chƣa tạo thành một quyết tâm, một nỗ lực chính trị mạnh mẽ. Để củng cố vấn đề này, cần quan tâm đến các giải pháp sau:
- Biên soạn một bộ tài liệu tập huấn xây dựng NTM, trong đó có các bài học về kĩ năng thực hiện và kinh nghiệm thực tế;
- Tăng cƣờng biên chế cán bộ NTM từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Cần củng cố vai trò, chức năng, nhiêm vụ của Văn phòng điều phối NTM. Văn phòng điều phối ở cấp tỉnh phải trở thành đơn vị thực hiện tốt mối liên kết giữa các ngành theo chiều ngang, chỉ đạo và điều phối hiệu quả các hoạt động theo chiều dọc.
57
3.2.5. Áp dụng hình thức khen thưởng
Hiện nay chúng ta chƣa có hình thức khen thƣởng cụ thể cho các địa phƣơng khi đạt những thành tích trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, nếu chỉ gọi là khen thƣởng, nghĩa là cấp cho xã đạt tiêu chuẩn NTM một tấm giấy chứng nhận, một vài triệu đồng, cùng sự biểu dƣơng trong một hội nghị ở tỉnh, huyện thì chƣa thể tạo nên sự thi đua thành tích. Khen thƣởng, một mặt nhằm mục đích công nhận thành tích mà các cá nhân, tập thể đã đạt đƣợc trong kì phấn đấu vừa qua, mặt khác quan trọng hơn là tạo sự thi đua trong giai đoạn sắp tới. Chúng ta cũng không thể cứ nhất nhất áp dụng phƣơng pháp phân loại các nhóm xã theo các mức “đạt, tạm đạt, chƣa đạt” để hỗ trợ tài chính cho những xã đạt, bởi hệ thống đánh giá của chúng ta chƣa phù hợp, chúng ta đang đánh giá theo số tiêu chí NTM đạt đƣợc. Xã giàu ở tỉnh mạnh có thể đạt 19 tiêu chí dễ dàng hơn so với nhiều xã khó khăn ở tỉnh miền núi, bởi chƣa xây dựng NTM thì các xã giàu đã có sẵn thế mạnh rồi. Khen thƣởng những xã này thiếu ý nghĩa hơn rất nhiều so với động viên các xã dù chƣa đạt tiêu chí nhƣng đã thực hiện đƣợc nhiều thành tích tốt. Ngân sách của chúng ta cũng rất hạn chế, một số biện pháp sau đƣợc đề xuất khen thƣởng, động viên, tạo ra phong trào thi đua đạt thành tích xây dựng NTM ở các xã trên toàn quốc:
- Khen thƣởng dựa trên kết quả đánh giá từ bộ chỉ số theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả xây dựng NTM ở các xã (đã đề cập ở phần trên). Có các hình thức khen thƣởng khác nhau cho tỉnh, cho huyện, cho xã;
- Các xã đƣợc khen thƣởng ở cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ƣơng; định mức khen thƣởng phù hợp với phạm vi mong đợi ở cấp quản lý đó.
3.2.6. Một số vấn đề trọng tâm cần xem xét
3.2.6.1. Về đầu tư xây dựng hạ tầng KTXH
Thứ nhất, vấn đề xây dựng hạ tầng cấp xã và cấp thôn. Những năm vừa qua, nguồn lực từ ngân sách cho xây dựng NTM hết sức hạn chế. Những tiêu chí về CSHT cấp xã đều đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tƣ. Trong điều kiện hiện tại, để phát huy sự tích cực tham gia của nhân dân, cần có cơ chế định hƣớng ƣu tiên hỗ trợ các thôn hoàn thiện các công trình trong thôn, xóm. Việc
58
phát động xây dựng NTM cấp xóm cần thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của ngƣời dân, đem đến hiệu quả tích cực hơn, phù hợp với mong đợi của ngƣời dân.
Thứ hai, do nguồn vốn xây dựng NTM còn hạn chế, có thể thử nghiệm giải pháp cho công đồng nhân dân mỗi thôn vay vốn từ ngân hàng để đầu tƣ CSHT trong một thời gian nhất định, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất, có ủy ban nhân dân xã làm đại diện, có phƣơng án đầu tƣ chi tiết và cam kết của Ban phát triển nông thôn. Do xây dựng NTM đặt mục tiêu lớn nhƣng thời hạn đến hết giai đoạn thứ nhất là năm 2015, việc huy động sức dân phải dãn thời gian mới thực hiện đƣợc. Để có công trình trƣớc hết phải có vốn đầu tƣ, nhân dân sẽ thống nhất phƣơng án đóng góp hàng năm để đủ số vốn thanh toán với ngân hàng.
Thứ ba, xây dựng NTM tiếp cận theo quan điểm dựa vào cộng đồng là chính. Cộng đồng dân cƣ chỉ tham gia tích cực khi những công trình đem lại lợi ích trực tiếp cho mình. Cần có một tiếp cận xây dựng NTM cấp thôn, trong đó giúp ngƣời dân trong thôn phát huy những tiềm năng sẵn có của mình, những kết quả tích cực ở cấp thôn sẽ đóng góp cho kết quả xây dựng NTM ở cấp xã.
3.2.6.2. Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyền thông: công tác truyền thông những năm qua chủ yếu tập trung giới thiệu chủ trƣơng, chính sách đào tạo nghề, trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ triển khai, chƣa chú trọng đến tăng cƣờng kiến thức cho đối tƣợng tham gia học nghề. Do đó, song song với hoạt động thông tin, tuyên truyền về xây dƣng NTM, cần phổ biến cho ngƣời dân hiểu rõ vai trò của việc tham gia đào tạo. Qua đó, nâng cao khả năng nhận thức của ngƣời lao động để họ xác định đƣợc nhu cầu cần đào tạo của mình là gì và tại sao phải đi học nghề. Khi ngƣời học nghề có nhận thức tốt về sự cần thiết của việc tham gia đào tạo thì các lớp học sẽ không trở thành hình thức, mà chất lƣợng sẽ đƣợc tăng lên.
Thứ hai, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm: thực trạng ngƣời lao động học nghề đang làm, sau đó địa phƣơng báo cáo số lƣợng lao động có việc
59
làm sau đào tạo, đã phản ánh thiếu thực tế về chất lƣợng của đào tạo nghề gắn với việc làm. Vì vậy, ngoài việc rà soát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn, các địa phƣơng cần phải rà soát, đánh giá và dự báo nhu cầu sử dụng lao động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trên cơ sở đó định hƣớng cho ngƣời lao động lựa chọn những nghề thích hợp để đào tạo.
Thứ ba, không đào tạo khi ngƣời học nghề chƣa có dự báo việc thực hiện nghề đã học và thu nhập sau khi học, đây cũng là một việc mà các địa phƣơng cần thực hiện, nếu không việc dạy nghề và học nghề sẽ trở nên vô nghĩa. Trong vấn đề này, cần quan tâm đến nhóm đối tƣợng ƣu tiên và cân đối với nhóm đối tƣợng thực sự có nhu cầu học nghề.
3.2.6.3. Về chính sách thu hút doanh nghiệp
Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, nhƣng trong quá trình này nông nghiệp vẫn luôn đóng một vai trò cực kì quan trọng mà thực tế đã thể hiện qua hơn 20 năm qua. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta đã nhận ra những suy giảm trong tốc độ tăng trƣởng nông nghiệp và thấy đƣợc sự cần thiết phải phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời buổi hội nhập sâu rộng với quốc tế. Vậy nên trong gói chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp nông thôn, cần bổ sung các cơ chế ƣu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao.
Để khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, cần tạo cơ chế ƣu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp có các hoạt động liên kết với nông dân trong cung ứng đầu vào và tổ chức sản xuất, cho đến chế biến, tiêu thụ nông sản.
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp thông qua cho vay theo chuỗi ngành hàng, lấy doanh nghiệp thu mua, chế biến làn trung tâm. Ngân hàng cung cấp tín dụng ƣu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các