Sóng cơ là những dao động cơ lan truyền trong một môi trƣờng
Vd: Ném một viên đá xuống nƣớc, trên mặt nƣớc xuất hiện những vòng tròn đồng tâm lồi, lõm xen kẽ lan rộng dần ra tạo thành sóng nƣớc, đó là một ví dụ về sóng cơ.
Sóng ngang: Là sóng trong đó các phần tử của môi trƣờng dao động theo
phƣơng vuông góc với phƣơng truyền sóng.
Vd: Ném một viên đá xuống nƣớc, sóng tạo thành và lan truyền trên mặt nƣớc. Các phần tử nƣớc dao động theo phƣơng thẳng đứng còn phƣơng truyền sóng là phƣơng ngang, nên sóng nƣớc trong trƣờng hợp này là sóng ngang.
Sóng ngang chỉ truyền đƣợc trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
Sóng dọc: Sóng trong đó các phần tử của môi trƣờng dao động theo phƣơng
trùng với phƣơng truyền sóng gọi sóng dọc
Hình 2.1: Sóng dọc trên lò xo bị nén – dãn
Sóng dọc truyền đƣợc cả trong chất khí, chất lỏng, chất rắn. Lƣu ý sóng cơ không truyền đƣợc trong chân không
Giải thích sự tạo thành sóng: Hình ở sau biểu diễn các phần tử từ 0 đến 24
của sợi dây đàn hồi nằm ngang. Truyền cho phần tử 0 một dao động theo phƣơng thẳng đứng có chu kỳ T.
- Ở thời điểm ban đầu T=0, tất cả các phần tử của sợi dây đều đứng yên ở vị trí I
- Trong thời gian t= 1/4T, phần tử 0 chuyển động từ vị trí cân bằng nên đến vị trí cao nhất, trong khi đó lực liên kết đàn hồi kéo phần tử 1 chuyển động theo, nhƣng chuyển động sau một chút. Cũng nhƣ thế chuyển động đƣợc truyền đến phần tử 2 sau phần tử 1 một chút. Dãy có vị trí II
- Phần tử 0 tiếp tục thực hiện dao động, và dao động này lần lƣợt đƣợc truyền cho các phần tử tiếp theo của dãy. Các phần tử này thực dao động cùng tần số, cùng biên độ với phần tử 0 nhƣng trễ pha hơn.
- Nhƣ vậy, sóng cơ đƣợc tạo thành nhờ lực liên kết đàn hồi giữa các phần tử của môi trƣờng truyền dao động. Truyền sóng tức là trạng thái dao động hay pha dao động đƣợc truyền đi còn các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ
Hình 2.2: Mô hình biểu diễn vị trí của các phần tử sóng ngang ở những thời điểm liên tiếp