Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn của hạt kiểm lâm huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn’’ (Trang 31 - 34)

- Nhiệm vụ là phối kết hợp và tham mưu cho Cấp uỷ chính quyền địa

4.3.2.Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

*Công tácPCCCR:

Ngay từ đầu mùa khô các năm 2011-2013 Hạt Kiểm lâm đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các xã củng cố kiên toàn các Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR, cụ thể mùa khô năm 2013 đã kiện toàn được 1 Ban chỉ huy cấp huyện với 12 thành viên, 19 Ban chỉ huy cấp xã, thị trấn, chủ rừng lớn với 333 thành viên, và 155 tổ đội PCCCR cấp thôn bản, tổ phố với 1128 thành viên. Thường xuyên phối hợp với chính quyền các cấp theo dõi, đôn đốc kiểm tra chỉ đạo các Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR ở các xã hoạt động có hiệu quả, xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng xã để chủ động đối phó kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

Thường xuyên bố trí, phân công cán bộ từ văn phòng Hạt đến các trạm Kiểm lâm địa bàn trực 24/24 giờ (kể cả ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ). Phối hợp với các tổ đội PCCCR ở cơ sở tổ chức tuần tra các khu rừng trộng điểm thường xuyên xảy ra cháy rừng.Cho dù số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại có xu hướng giảm nhưng chúng ta không nên chủ quan mà cần phải thực hiên nghiêm túc và chú trọng hơn nữa công tác phòng cháy chữa cháy rừng để hiện tượng này không còn xảy ra nữa, cụ thể số vụ cháy rừng và mức độ thiêt hại do cháy rừng gây ra được tổng hợp trong bảng sau 4.3:

Bảng 4.4: Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại

do cháy rừng gây ra tại địa bàn hạt Kiểm lâm Bạch Thông Chỉ tiêu theo dõi ĐVT 2011Năm thực hiện2012 2013

1. Số vụ cháy rừng 2. Mức độ thiệt hại Vụ Ha 0 0 03 13,02 0 0

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, 2014)

Tuy nhiên do thời tiết khô hanh kéo dài, độ ẩm không khí thấp có lúc xuống dưới 35% bên cạnh đó là sự chủ quan của một số hộ gia đình trong việc xử lý thực bì trồng rừng năm 2012 trên địa bàn huyện đã xảy ra 03 vụ cháy rừng, trong đó cháy rừng ở Nà Hin xã Quang Thuận với tổng diện tích cháy là 13,02 ha, (rừng trồng quốc doanh 3 tuổi là: 9,12 ha, rừng tự nhiên

nghèo kiệt của 3 hộ gia đình la: 3,9 ha), Dương Phong (cháy 0,4 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt gỗ-nứa) và TT Phủ Thông (0,07 ha rừng trồng 5 tuổi).

*Tổ chức thực hiện phương án PCCCR:

Kết quả điều tra từ 30 hộ gia đình và 15 cán bộ cơ sở trong khu vực nghiên cứu về khả năng có tham gia chữa cháy rừng khi có cháy xảy ra hay không và có những đối tượng chủ yếu nào tham gia vào công tác chữa cháy rừng được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.5: Đối tượng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng

STT Đối tượng Số lượng

( phiếu) Tỉ lệ (%)

1 Nhân dân 30 66.6

2 Cán bộ 15 33,4

3 Tổng 45 100

( Nguồn: Số liệu phỏng vấn người dân và cán bộ )

Qua bảng 4.5 cho thấy đối tượng chữa cháy chủ yếu là nhân dân và cán bộ, như vậy cho thấy đã có sự kết hợp giữa lực lượng tại chỗ và cán bộ quản lý rừng, đây là một hướng đi đúng đắn cần phải phát huy để đảm bảo đủ lực lượng và chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Tuy nhiên việc để xảy ra cháy rừng là tương đối nguy hiểm và thiệt hại rất nhiều về nhiều mặt, chính vì vậy cần ngăn chặn những nguyên nhân gây cháy rừng và nếu trường hợp xảy ra cháy rừng phải thực hiện chữa cháy ngay lập tức thì mới mong có hiệu quả. Quán triệt sâu sắc phương châm chỉ đạo: Chữa cháy kịp thời, triệt để nhằm giảm nhẹ thiệt hại về tài nguyên rừng, an toàn về người và tài sản khi tham gia chữa cháy. Vì vậy mà trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng phải luôn trong tư thế sẵn sàng, khẩn trương. Việc tổ chức chữa cháy phải thật sự chặt chẽ, chu đáo theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ), trong đó cấp xã luôn giữ vai trò chủ chốt để tổ chức, chỉ huy lực lượng thực hiện tốt các phương án đã đề ra. Các trang thiết bị phụ vụ công tác PCCCR và QLBVR của Kiểm lâm Huyện Bạch Thông thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5: Các trang thiết bị PCCCR Hạt kiểm lâm Bạch Thông

STT Tên công cụ, trang thiết bị Đơn vị Số lượng

1 Bàn dập lửa Chiếc 15

2 Bộ đàm liên lạc Bộ 02

3 Điện thoại cố định Máy 02

4 Giầy chữa cháy Đôi 18

5 La bàn Chiếc 10

6 Máy bơm nước chữa cháy rừng chuyên dụng Chiếc 01

7 Máy thổi gió Chiếc 01

8 Máy cắt thực bì Chiếc 01

9 Máy phun hóa chất Chiếc 01

10 Máy GPS Chiếc 03 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Máy cưa xăng Chiếc 01

12 Quần áo chữa cháy rừng Bộ 03

13 Xe ô tô bán tải 2 cầu Chiếc 01

14 Xe máy công Chiếc 02

(Nguồn : Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông)

Để chuẩn bị tốt, sẵn sàng cho công tác PCCCR, Hạt kiểm lâm Bạch Thông đã lập kế hoạch chuẩn bị và đề xuất lên cấp trên mua sắm hoặc tu sửa lại các trang thiết bị, máy móc và dụng cụ phục vụ cho việc thực hiện triển khai, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng, cụ thể về thực trạng các trang thiết bị, máy móc và dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng.

Qua các công tác PCCCR trên địa bàn Huyện đã được triển khai áp dụng hiệu quả nâng cao năng lực thể hiện ở các mặt: Chỉ đạo, chỉ huy, nhận thức của cộng đồng và chính quyền địa phương, các công trình phòng cháy, trang thiết bị, công cụ chữa cháy rừng đã và đang được đầu tư sẵn sàng sử dụng khi cần thiết, tăng cường lực lượng chữa cháy rừng phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể của huyện , góp phần thực hiện công tác PCCCR đạt hiệu quả. Thông qua tuyên truyền giúp người dân tiếp cận, làm quen các biện pháp kỹ thuật PCCCR, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn của hạt kiểm lâm huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn’’ (Trang 31 - 34)