- Nhiệm vụ là phối kết hợp và tham mưu cho Cấp uỷ chính quyền địa
4.2.2. Chức năng nhiệm vụ các bên liên quan
a) Huyện ủy, UBND huyện:
Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các tổ chức đoàn thể bằng chủ trương đường lối về công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã thị trấn thực hiện nghiêm túc chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện mọi hoạt động theo Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Cụ thể: Đồng chí phó chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban chỉ đạo đồng thời trực tiếp chỉ huy điều hành ban chỉ đạo về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR ở các xã và các lực lượng QLBVR – PCCCR trong toàn huyện.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của Chính phủ. Duy trì tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, thôn bản tham gia công tác QLBVR- PCCCR tại cơ sở. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
Chủ tịch UBND xã trực tiếp điều hành hoạt động QLBVR – PCCCR ở địa phương mình, quản lý, chỉ huy các lực lượng khi cần thiết trong công tác QLBVR, PTR và PCCCR.Chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện về nhiệm vụ được giao.
b) Các cơ quan KH-KT :
- Phòng Nông nghiệp và PTNT, Sở khoa học và công nghệ: Tham mưu cho Huyện ủy, UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, áp dụng các khoa học kĩ thuật cải tiến vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
c) Hạt Kiểm lâm:
Hạt Kiểm lâm huyện: là lực lượng chuyên trách của nhà nước có chức năng bảo vệ rừng và thi hành thực thi pháp luật theo Luật bảo vệ và phát triển rừng. Giám sát mọi hoạt động liên quan đến rừng, tài nguyên rừng, chủ động phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, kiểm soát xử lý những hành vi vi phạm trái với quy định của pháp luật. Phối hợp với các ngành giúp UBND xã tổ chức phương án cấp xã. Duy trì các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng cấp xã. Tham mưu cho UBND xã các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng.
Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND huyện tổ chức thực hiện Phương án QLBVR-PCCCR theo phương án 4 tại chỗ. Các trạm Kiểm lâm khu vực, Kiểm lâm viên địa bàn phối hợp với các ngành giúp UBND xã tổ chức phương án cấp xã.
d) Buôn bán lâm sản:
Việc buôn bán lâm sản hoặc khai thác lâm sản phải đúng theo quy định
của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, không buôn bán; khai thác; tàng trữ trái phép và mọi hoạt động phải được công khai.
e) Tổ chức đoàn thể:
Các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ,... phải tích cực tham gia và tuyên truyền phối hợp với các ban ngành có liên quan hỗ trợ người dân trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
f) Cộng đồng, thôn, tổ, cá nhân và các chủ rừng được nhà nước giao đất,
giao rừng:
Trưởng thôn : Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về công tác bảo vệ phát triển rừng và PCCCR. Thực hiện sản xuất trên nương rẫy theo quy định đảm bảo không để lửa cháy lan vào rừng khi làm nương rẫy. Phối hợp chặt chẽ với cán bộ lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn, các ban ngành đoàn thể trong xã kiểm tra việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng trong thôn mình, tổ chức nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng.
Cá nhân hộ gia đình, chủ rừng: quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao, được thuê đúng mục đích ranh giới đã ghi trong quyết định giao cho thuê đất lâm nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao, được thuê. Phải thực hiện các biện pháp cải tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.