Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ

Một phần của tài liệu chiến lƣợc giá toàn cầu, chuyển giá và chống chuyển giá trong hoạt động thƣơng mại toàn cầu (Trang 32 - 52)

Đây là hình thức chuyển giá thường xuất hiện ở các dự án ODA. Lợi dụng sự ưu tiên cung cấp thiết bị, máy móc, dịch vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn, nhiều nhà cung cấp ở nước tài trợ nâng giá thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ lên cao… đẩy giá đầu tư lên cao có lợi cho nhà nước tài trợ.

2.4. Vai trò và hậu quả của chuyển giá trong hoạt động thƣơng mại toàn cầu:

2.4.1. Đối với các tập đoàn đa quốc gia: a. Vai trò: a. Vai trò:

 Kích thích các tập đoàn đa quốc gia mở ra nhiều công ty ở nước ngoài để chiếm

lĩnh thị trường và lợi thế của các quốc gia khác; đồng thời phân tán rủi ro ngoài mục tiêu chuyển giá để tối đa hóa các khoản lợi nhuận thu được.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình và vô hình của tập đoàn bằng cách

định giá cao khi chuyển các nguồn vốn này ra nước ngoài để đầu tư.

 Kích thích các tập đoàn đa quốc gia đa dạng hóa ngành nghề phục vụ cho hoạt

động “chuyển giá” như: tư vấn, huấn luyện, đào tạo, cung cấp bao bì, công ty in ấn, công ty may mặc (cung cấp trang phục cho các công ty thành viên), công ty quản lý…

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 29

 Vai trò lớn nhất của hoạt động chuyển giá nhằm tối thiểu hóa các khoản thuế mà

các tập đoàn phải nộp, để tối đa hóa lợi nhuận thu được.

b. Hậu quả:

 Hậu quả của hoạt động “chuyển giá” đối với chủ đầu tư (các tập đoàn đa quốc

gia) là nếu hành vi chuyển giá bị phát hiện thì các tập đoàn đa quốc gia sẽ bị thực hiện chế tài phạt về hoạt động chuyển giá tùy theo mức độ vi phạm và theo quy định về chống chuyển giá của từng quốc gia. Hình thức phạt có thể là phần trăm áp dụng trên số thuế phải nộp hoặc phạt chuyển giá bằng mức thuế bổ sung cho những điều chỉnh vượt ngoài phạm vi mục tiêu, phạt trên số thuế trốn tránh được.

 Kết quả hạch toán của từng công ty con của tập đoàn không phản ánh thực chất

kết quả hoạt động kinh doanh, cho nên từng công ty thiếu cơ sở thực tiễn tin cậy để xây dựng chiến lược kinh doanh cho chính mình.

 Phân tích hoạt động tài chính của tập đoàn phức tạp vì chính sách thuế, chi phí

của từng nước thay đổi dẫn tới chiến lược chuyển giá của công ty thay đổi.

2.4.2. Đối với nƣớc xuất khẩu vốn đầu tƣ (nơi có công ty mẹ của tập đoàn đa quốc gia):

a. Vai trò:

Thông qua hành vi “chuyển giá”, các công ty con ở nước ngoài chuyển lợi nhuận; doanh thu về nước dưới các hình thức như: mua giá cao đối với hàng hóa, nguyên vật liệu; trả chi phí đơn vị tư vấn, cung cấp quản trị, nguồn nhân lực… Điều này làm cho nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện các cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế.

Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về “hình thức” thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế - xã hội như: đóng góp nhiều thuế hơn cho Nhà nước, tác động tốt đến tăng trưởng GDP của nước xuất khẩu vốn đầu tư.

b. Hậu quả:

Khi các khoản thuế VAT, thuế TNDN, thuế nhập khẩu ở nước xuất khẩu vốn cao hơn ở nước nhập khẩu vốn, nếu không xét đến các yếu tố khác thì nước được lợi hơn là nước quy định mức các loại thuế thấp. Cụ thể việc nâng giá chuyển giao từ công ty con sang công ty mẹ, lợi nhuận được núp bóng dưới các hình thức nâng giá nguyên vật liệu, trả phí đơn vị, tư vấn… sẽ chạy từ công ty mẹ ra nước ngoài sang các công ty con vì nơi đây thuế phải đóng thấp. Hình thức này làm cho nước có nhà đầu tư xuất khẩu vốn thất thu một khoản thuế do hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia gây ra.

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 30

2.4.3. Đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ (nơi có các công ty của các tập đoàn đa quốc gia):

a. Vai trò:

Khi có hoạt động “chuyển giá” ngược: lợi nhuận từ công ty mẹ chuyển sang các công ty con dưới hình thức trả chi phí mua hàng cao… (do nước thu hút đầu tư có mức thuế thấp) làm tăng thu nhập ngoại cho nước tiếp nhận vốn.

Ở một số nước lại là thiên đường cho các doanh nghiệp thành lập công ty và phát triển do thuế thấp hoặc do quản lý chuyển giá ở những nơi này khá thông thoáng, việc này là một thực tế và đã giúp cho nước tiếp nhận đầu tư thu được nhiều khoản khác thuế như là: các loại phí thành lập doanh nghiệp, phí duy trì doanh nghiệp, phí ngân hàng… Làm tăng nguồn vốn ngoại tệ, giúp tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, chuyển giá còn giúp nước tiếp nhận đầu tư phân bổ nguồn lực đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế một cách hợp lý bằng cách thả lỏng quản lý việc chuyển giá ở các vùng cần nguồn vốn đầu tư. Điều này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các vùng khó khăn cần nguồn vốn đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Hậu quả:

Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việc thực hiện hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia làm các luồng vốn chảy vào nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau. Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Khi các công ty đa quốc gia bán hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ với giá cao cho các công ty con ở nước ngoài, khiến lượng ngoại tệ thực chất là tiền lời của các công ty con được chuyển về công ty mẹ, làm cho lượng ngoại tệ rời khỏi quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, tác động xấu đến hoạt động vĩ mô của quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Trong một số trường hợp, công ty mẹ bán giá nguyên liệu rẻ, hỗ trợ tiền quảng cáo, chi phí tiếp thị… cho các công ty con, để các công ty con ở nước ngoài này sản xuất sản phẩm với giá thành thấp, nhờ đó mà chiếm lĩnh thị trường, loại đối thủ cạnh tranh là những nhà sản xuất nội địa cùng ngành hàng ra khỏi thị trường. Và khi đã độc quyền thì các công ty con mới nâng giá lên cao đạt được lợi nhuận siêu ngạch, lúc bấy giờ công ty mẹ mới nâng giá nguyên vật liệu đầu vào lên cao để chuyển lợi nhuận về nước.

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 31

Tóm lại, hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia trong nhiều trường hợp làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu bị phá sản, tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.

Nhiều nhà kinh tế trên thế giới nghiên cứu nghiêm túc hiện tượng “chuyển giá” đã đưa ra kết luận: tác động tiêu cực lớn hơn, nhiều hơn so với lợi ích do chuyển giá mang lại cho nước xuất khẩu vốn, lẫn nước nhập khẩu vốn. Vì vậy, chính phủ các nước đã và đang tìm các giải pháp chống “chuyển giá” trong hoạt động thương mại toàn cầu.

2.5. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam: Nam:

2.5.1. Thực trạng hoạt động chuyển giá:

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong vòng 2 năm 2010-2011, cơ quan này đã thanh tra hơn 1.400 doanh nghiệp FDI khai báo lỗ có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ hơn 5.827 tỷ đồng. Năm 2011, số vụ phát hiện tăng 2,5 lần so với năm 2010 và cơ quan thuế đã truy thu, xử phạt 1.861 tỷ đồng, tăng 4 lần, giảm khấu trừ thuế 102 tỷ đồng.

Thanh tra 575 doanh nghiệp FDI lỗ trong các năm từ 2005-2009, kết quả giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng.

Tính đến tháng 9-2011, Tổng Cục Thuế đã thực hiện thanh tra 585 doanh nghiệp lỗ, trong đó có 76 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Ngành Thuế đã có kết luận thanh tra và quyết định xử lý 494 doanh nghiệp lỗ. Kết quả, đã giảm lỗ 3.754 tỷ đồng, truy thu thuế hơn 978 tỷ đồng, giảm khấu trừ 86,9 tỷ, xử phạt 272 tỷ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyển giá xảy ra không chỉ ở doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ mà còn xảy ra ở cả doanh nghiệp có lãi và hòa vốn với mức độ khác nhau. Dấu hiệu nghi ngờ doanh nghiệp chuyển giá được nhìn nhận qua hai đặc điểm là doanh nghiệp lỗ mất vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp liên tục lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài Chính, tại TP. Hồ Chí Minh, có 460/3.890 doanh nghiệp có vốn FDI điều tra báo lỗ quá vốn chủ sở hữu; con số này tại Bình Dương, Đồng Nai lần lượt là 200/1.490 và 72/987. Trong khi đó, riêng năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp kê khai lỗ tại TP. Hồ Chí Minh là 47%; Bình Dương 50,6%, Đồng Nai 43,2%.

Qua khảo sát các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các doanh nghiệp FDI khai báo kinh doanh thua lỗ thường

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 32

tập trung vào các ngành nghề gia công may mặc, da giày; sản xuất, kinh doanh chè xuất khẩu; công nghiệp chế biến… Đặc biệt, có đến 90% doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc trên địa bàn có kết quả kinh doanh thua lỗ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều có lãi cao.

Sai phạm phổ biến nhất được phát giác là hạch toán chi phí trước nhưng chưa chi; trích lập dự phòng chưa đúng quy định; chi phí không có hóa đơn, chứng từ, vượt định mức; hạch toán chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lương, khấu hao không đúng quy định của Bộ Tài chính; nhập nguyên liệu giá cao nhưng bán sản phẩm giá thấp... Từ đó, nhiều doanh nghiệp lỗ kéo dài, trong khi vẫn mở rộng sản xuất. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp FDI thường thực hiện hoạt động chuyển giá thông qua hai hình thức là chuyển giá lãi và chuyển giá lỗ.

Về hình thức chuyển giá lãi, thời gian qua, một số doanh nghiệp FDI xin chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trong quá trình này, không ít doanh nghiệp đã định giá không xác thực tài sản, làm tăng lợi nhuận để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đồng thời làm cho giá trị cổ phiếu cao khi niêm yết; lợi dụng việc chuyển đổi để "tư bản hóa tài sản", bán bớt cổ phần, thậm chí chuyển toàn bộ vốn ra khỏi Việt Nam; làm gia tăng lượng cung, gây mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, đặc biệt là dòng vốn FDI thực vào và chuyển ra khỏi Việt Nam.

Về chuyển giá lỗ, có các hình thức gồm: chuyển giá thông qua việc nâng cao giá trị tài sản góp vốn; chuyển giá thông qua mua bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty liên kết; chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ, phí quản lí, phí bản quyền, phí hỗ trợ kỹ thuật; chuyển giá thông qua nâng chi phí cho vay, bảo lãnh; chuyển giá thông qua trả lương, đào tạo, chi phí quảng cáo, bán hàng; chuyển giá thông qua việc điều phối thu nhập giữa các bên liên kết; chuyển giá thông qua các nhà thầu.

Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn bằng máy móc, thiết bị, công nghệ. Nhưng do hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so sánh nên trong quá trình định giá, những máy móc thiệt bị và công nghệ thường bị đẩy lên cao hơn so với giá trị thực của nó. Vấn đề này dẫn đến việc khấu hao và thu hồi vốn nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, trì hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp những năm đầu.

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 33

2.5.2. Một số ví dụ điển hình về chuyển giá:

2.5.2.1. Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm hay thành phẩm:

Một ví dụ điển hình là theo báo cáo của Cục Thuế Lâm Đồng, tính đến thời điểm 31/12/2010 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 17 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực trồng và chế biến chè. Những doanh nghiệp này khai lỗ nhiều năm liên tục, trong đó nhiều đơn vị lỗ gần hết vốn đầu tư, ngoài ra còn các khoản phải trả rất lớn. Số lỗ năm 2009 là 63,68 tỷ đồng, số lỗ lũy kế đến 31/12/2009 là 317 tỷ đồng, trong đó số lỗ lũy kế còn trong hạn chuyển lỗ là 264 tỷ đồng. Lỗ như vậy nhưng thực tế các doanh nghiệp này không những hoạt động bình thường mà họ còn tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, thuê thêm đất trồng chè...

Thông qua nghiệp vụ rà soát, kiểm tra, phân tích hồ sơ Cục Thuế Lâm Đồng nhận thấy các đơn vị trên có biểu hiện bất thường trong kê khai thuế. Cụ thể 1 kg chè búp tươi giá 35.000 đồng, định mức tiêu hao 5 kg chè tươi chế biến được 1 kg trà ô long thành phẩm, như vậy giá nguyên vật liệu chính là 175.000 đồng, chưa tính các khoản chi phí khác. Tuy nhiên giá xuất khẩu của các đơn vị này chỉ có 64.580 đồng/kg (4 USD), chỉ bằng 37% giá thành sản phẩm. Tại thị trường trong nước, giá bán loại trà này là 1,2 triệu đồng/kg. Cục Thuế Lâm Đồng đã tiến hành các bước kiểm tra chống chuyển giá, kết quả đã xử lý hết số lỗ trong hạn được chuyển lỗ để trừ vào thu nhập chịu thuế hơn 258 tỷ đồng, từ đó xác định được các doanh nghiệp đã có lãi từ năm 2005 hoặc 2006 (báo cáo của doanh nghiệp là đến hết năm 2009 vẫn còn lỗ mà số lỗ qua kết quả sản xuất kinh doanh lên tới 264 tỷ đồng còn được chuyển qua các năm sau). Sau khi Cục Thuế Lâm Đồng tiến hành thanh tra, kiểm tra, giá xuất khẩu của các công ty đã tăng 2-3 lần so với trước và cao hơn giá thành sản xuất. Lần đầu tiên trong vòng 10 năm các doanh nghiệp FDI có phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

2.5.2.2. Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường:

Trƣờng hợp P&G Việt Nam:

P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far East với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng lên là 36,7 triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70% (tương đương 28 triệu USD). Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên doanh này đã lỗ đến một con số khổng lồ là 311 tỷ VND. Số tiền lỗ này tương đương với ¾ giá trị vốn góp của cả liên doanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì năm 1995 lỗ 123,7 tỷ VND và năm 1996 lỗ187,5 tỷ VND. Để giải thích

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 34

cho số tiền thua lỗ này thì chúng ta sẽ phân tích các nguyên nhân và chi phí sau: Do thời điểm năm 1995 và 1996 đây là giai đoạn mới vào Việt Nam nên P&G muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều được người tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chiến lƣợc giá toàn cầu, chuyển giá và chống chuyển giá trong hoạt động thƣơng mại toàn cầu (Trang 32 - 52)