2.1.1. Khái niệm:
Cho đến nay tồn tại rất nhiều khái niệm về chuyển giá, sau đây là một vài khái niệm: Khái niệm 1:
Chuyển giá là một hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn.
Khái niệm 2:
Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn.
Khái niệm 3:
Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách ấn định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
Khái niệm 4:
Theo thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài chính, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp trên toàn cầu.
2.1.2. Bản chất:
Giá cả mua bán được xác định không dựa vào thị trường mà dựa trên tính toán
chủ quan của các nhà quản lý các tập đoàn đa quốc gia.
Định giá chuyển giao là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của
các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong một tập đoàn đa quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động.
K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 22
Khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hoạt động chuyển giá. Làm tốt công tác định giá chuyển giao để kiểm soát hiện tượng “chuyển giá”.
Các công ty thực hiện chuyển giá với nhau có mối quan hệ cộng sinh đặc biệt về
quyền lợi tài chính và tổ chức.
2.1.3. Ví dụ minh họa hiện tƣợng chuyển giá:
Công ty A tại Hoa Kỳ nơi đây có thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
Công ty B là doanh nghiệp xuất khẩu thảm len Việt Nam nơi đây có thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (nếu xuất khẩu 100% sản phẩm).
Công ty C là công ty con của Công ty A lập tại Việt Nam dưới dạng 100% vốn nước ngoài.
Giá xuất khẩu FOB tại Việt Nam đối với sản phẩm thảm len là 80 USD/thảm. Chi phí vận tải + Bảo hiểm + Thuế nhập khẩu thảm vào Hoa Kỳ tổng cộng là 20
USD/thảm.
Giá bán thảm tại thị trường Hoa Kỳ là 300 USD/thảm.
Trường hợp 1:
Công ty A trực tiếp nhập khẩu từ Công ty B (giả định Công ty A chưa lập ra Công ty C).
- Lợi nhuận trước thuế = 300 – (80 +20) = 200 USD/thảm
- Số thuế phải nộp = 40 x 20
100 = 80 USD/thảm
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty A = 200 USD – 80 USD = 120 USD
Trường hợp 2:
Lập ra Công ty C, và Công ty C mua hàng của Công ty B là 80 USD; sau đó bán cho Công ty A với giá 180 USD (giá FOB). Tình hình hạch toán trong trường hợp này thể hiện qua bảng sau:
K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 23
Chỉ tiêu
Công ty C (Công ty con của A)
Công ty A (Công ty mẹ của C)
Toàn tập đoàn Giá vốn Giá chuyển giá Giá bán ra
thị trƣờng
1. Giá cả
(USD/thảm) 80 180 300
2. Lợi nhuận trước thuế
(USD/thảm) 100
300 –
(180 + 20) = 100 200
3. Suất thuế TNDN 10%
(XK 100% sản phẩm) 40%
4. Giá trị thuế phải nộp
(USD/thảm) 10 40 50 USD
5. Lợi nhuận sau
thuế/thảm 90 60 150 USD
Trường hợp 3:
Lập ra Công ty C ở Việt Nam, Công ty C mua hàng của B; sau đó nâng giá bán lên cho Công ty A đến 280 USD/thảm giá FOB. Tình hình hạch toán trong trường hợp này thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Công ty C (Công ty con của A)
Công ty A (Công ty mẹ của C)
Toàn tập đoàn Giá vốn Giá chuyển giá Giá bán ra
thị trƣờng
1. Giá cả
(USD/thảm) 80 280 300
2. Lợi nhuận trước thuế
(USD/thảm) 200
300 –
(280 + 20) = 0 200
3. Suất thuế TNDN 10%
(XK 100% sản phẩm) 40%
4. Giá trị thuế phải nộp
(USD/thảm) 20 0 20 USD
5. Lợi nhuận sau
K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 24
Nhận xét:
Trường hợp 1:
Công ty A tại Hoa Kỳ không lập ra Công ty C (là Công ty con) tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế của toàn tập đoàn thu được chỉ là 120 USD trên mỗi bức thảm nhập khẩu kinh doanh tại Hoa Kỳ.
Trường hợp 2:
Công ty A lập ra Công ty C tại Việt Nam để thực hiện chuyển giá. Lợi dụng mức thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam để chuyển lợi nhuận từ Công ty mẹ sang Công ty C tại Việt Nam, với mức giá chuyển giao là 180 USD/thảm và tổng thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng của tập đoàn chỉ là 50 USD/thảm, thay vì 80 USD/thảm (trong trường hợp 1). Lợi nhuận toàn tập đoàn là 150 USD.
Trường hợp 3:
Mức giá chuyển giao của Công ty C được tăng lên đến 280 USD/thảm + 20 USD phí vận chuyển và bảo hiểm + Thuế NK, do đó giá vốn của Công ty A đối với mặt hàng thảm nhập khẩu là 300 USD, nếu bán thảm giá 300 USD (theo giá thị trường) thì lợi nhuận của Công ty A (Công ty mẹ của Công ty A) bằng 0. Tuy nhiên lợi nhuận của tập đoàn đã lên 180 USD/thảm.
Như vậy, các công ty đa quốc gia đầu tư vào nhiều nơi trên thế giới không chỉ nhằm mục tiêu khai thác lợi thế của các quốc gia khác, hoặc chiếm lĩnh thị trường mà còn tạo ra điều kiện để có thể thực hiện “chuyển giá” nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
2.2. Nguyên nhân của hiện tƣợng chuyển giá: 2.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Toàn cầu hóa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, gây sức ép đến các nước
phải mở cửa nền kinh tế để dòng chảy của hàng hóa và vốn đầu tư được tự do lưu thông thuận lợi, điều này làm cho các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia dễ dàng hơn trong việc xây dựng các công ty con ở nước ngoài, đây là điều kiện quan trọng để thực hiện “chuyển giá”.
Tồn tại sự khác nhau về thuế và cơ chế chính sách đối với kinh doanh giữa các
nước khác nhau, chính sự khác biệt này mà các công ty đa quốc gia xây dựng chiến lược “chuyển giá”.
Cơ chế hạch toán và kế toán, kiểm toán giữa các nước có những điểm khác biệt
K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 25
Sự không chuyển đổi được hoặc chuyển đổi khó khăn của đồng tiền khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài, thêm vào đó lạm phát, chính sách tài chính, thuế bất ổn… đã kích thích các công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài tìm mọi cách chuyển lợi nhuận về nước, trong đó có cách thực hiện “chuyển giá” trong kinh doanh.
Một số nước, trong đó có Việt Nam từ năm 2005 về trước, duy trì thuế chuyển
lợi nhuận ra nước ngoài với mức thuế bình quân là 5%, khiến các công ty đa quốc gia tìm mọi cách “né” loại thuế này, trong đó có cách “chuyển giá” khi giao dịch với công ty mẹ.
Kiểm soát hoạt động “chuyển giá” rất khó, vì hoạt động của các công ty quốc tế
vượt ra ngoài kiểm soát của một quốc gia. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ của các nước chưa chặt chẽ khiến cho hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia có điều kiện thuận lợi phát triển.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Cơ chế chính sách chống chuyển giá ở nhiều nước chưa hoàn thiện, đặc biệt ở
các nước đang và kém phát triển. Điều này khiến việc kiểm soát và trừng trị xác đáng hiện tượng chuyển giá của các công ty quốc tế bị hạn chế. Thêm vào đó công tác kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế nên khó phát hiện “chuyển giá”.
Ví dụ: Các công ty bị lỗ thường niên nhưng vẫn tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất. Hiện tượng chuyển giá ở các công ty này thể hiện rất rõ rệt, nhưng ít công ty trong hàng trăm công ty nước ngoài bị lỗ do các cơ quan quản lý nhà nước xác định có “chuyển giá” và bị truy tố trước pháp luật.
Trình độ điều hành tài chính doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia rất cao.
Họ có những nhà quản trị và phân tích tài chính giỏi, có thể che đậy hiện tượng “chuyển giá” một cách tinh vi. Trong khi đó, thông thường ở các nước tiếp nhận đầu tư, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về tài chính đối với các công ty quốc tế còn nhiều hạn chế.
Các doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn đa quốc gia nói riêng, không bao giờ
từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là do chiến lược thôn tính của các công ty đa
quốc gia đặc biệt khi thâm nhập vào các thị trường mà ở những nước đó luật lệ kinh doanh chưa đầy đủ hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế (luật chống độc quyền, luật chống cạnh tranh không lành mạnh…). Thông qua hoạt động “chuyển giá”, bên phía nước ngoài dần “thôn tính” đối tác trong liên doanh hoặc nhờ sự trợ giúp của công ty mẹ về tài chính mà làm phá sản các công ty nội địa ở cùng ngành hàng.
K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 26
2.3. Các hình thức chuyển giá:
Trên thực tế, các hình thức chuyển giá quốc tế rất đa dạng, phong phú. Tùy vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các công ty đa quốc gia sử dụng các biện pháp khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Ta có thể chia thành các hình thức chuyển giá sau:
2.3.1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn:
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần
vốn góp của bên phía cố ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó sự chi phối trong các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia cũng tăng (vì lời được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn pháp định). Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.
Đối với các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài: việc nâng giá trị tài sản góp
vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm (nghĩa là lợi nhuận giảm), tác động làm tăng chi phí đầu vào.
Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
+ Mau hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư. + Giảm mức thuế TNDN phải đóng góp cho nước tiếp nhận đầu tư.
Ví dụ: khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thất thu 25 USD.
2.3.2. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thƣơng hiệu…(tài sản vô hình):
Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các công ty đa quốc gia chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần vốn góp của mình lên.
Một số trường hợp phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 27
2.3.3. Chuyển giá bằng cách nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nƣớc ngoài hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao:
Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm.
2.3.4. Chuyển giá bằng cách làm quảng cáo ở nƣớc ngoài với chi phí cao:
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm các phim quảng cáo do các công ty nước ngoài thực hiện, trong nhiều trường hợp các công ty quảng cáo cũng là các công ty con trong cùng một tập đoàn. Trong trường hợp trả chi phí làm quảng cáo ở nước ngoài cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận cho tập đoàn ở nước ngoài. Chi phí quảng cáo cao cũng làm tăng chi phí kinh doanh, làm giảm lợi nhuận chịu thuế TNDN của các công ty có vốn FDI, làm thất thu thuế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư.
2.3.5. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý: quản lý:
Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê chuyên gia. Một
số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả mang lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra
còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường hợp cũng có hiện tượng thực hiện chuyển giá ở khâu này (khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn).
Một số trường hợp còn thực hiện “chuyển giá” thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài như: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ (tu nghiệp sinh) với chi phí cao. Việc chuyển tiền về công ty mẹ với mức cao để tổ chức huấn luyện đào tạo cũng là một dạng chuyển giá.
Một hình thức “chuyển giá” nữa của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho
chuyên gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn rất khó xác định số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp, nên lợi dụng điều này nhiều công ty có vốn FDI thực hiện hành vi “chuyển giá” mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là “phí” dịch vụ tư vấn.
K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 28
2.3.6. Chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hoá:
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên liệu, hàng hóa cho công ty con với giá thấp nhằm giúp công ty con tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, giúp hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp…
Đối với các hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp thì công ty ký hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí từ đó tránh thuế TNDN.
2.3.7. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ:
Bằng hình thức này các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn (không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu) nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay và chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế TNDN, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau.
2.3.8. Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ:
Đây là hình thức chuyển giá thường xuất hiện ở các dự án ODA. Lợi dụng sự ưu