Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu chiến lƣợc giá toàn cầu, chuyển giá và chống chuyển giá trong hoạt động thƣơng mại toàn cầu (Trang 30 - 52)

 Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần

vốn góp của bên phía cố ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó sự chi phối trong các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia cũng tăng (vì lời được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn pháp định). Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.

 Đối với các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài: việc nâng giá trị tài sản góp

vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm (nghĩa là lợi nhuận giảm), tác động làm tăng chi phí đầu vào.

Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:

+ Mau hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư. + Giảm mức thuế TNDN phải đóng góp cho nước tiếp nhận đầu tư.

Ví dụ: khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thất thu 25 USD.

2.3.2. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thƣơng hiệu…(tài sản vô hình):

Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các công ty đa quốc gia chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần vốn góp của mình lên.

Một số trường hợp phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 27

2.3.3. Chuyển giá bằng cách nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nƣớc ngoài hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao:

Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm.

2.3.4. Chuyển giá bằng cách làm quảng cáo ở nƣớc ngoài với chi phí cao:

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm các phim quảng cáo do các công ty nước ngoài thực hiện, trong nhiều trường hợp các công ty quảng cáo cũng là các công ty con trong cùng một tập đoàn. Trong trường hợp trả chi phí làm quảng cáo ở nước ngoài cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận cho tập đoàn ở nước ngoài. Chi phí quảng cáo cao cũng làm tăng chi phí kinh doanh, làm giảm lợi nhuận chịu thuế TNDN của các công ty có vốn FDI, làm thất thu thuế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư.

2.3.5. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý: quản lý:

 Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê chuyên gia. Một

số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả mang lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.

 Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra

còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường hợp cũng có hiện tượng thực hiện chuyển giá ở khâu này (khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn).

 Một số trường hợp còn thực hiện “chuyển giá” thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài như: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ (tu nghiệp sinh) với chi phí cao. Việc chuyển tiền về công ty mẹ với mức cao để tổ chức huấn luyện đào tạo cũng là một dạng chuyển giá.

 Một hình thức “chuyển giá” nữa của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho

chuyên gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn rất khó xác định số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp, nên lợi dụng điều này nhiều công ty có vốn FDI thực hiện hành vi “chuyển giá” mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là “phí” dịch vụ tư vấn.

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 28

2.3.6. Chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hoá:

Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên liệu, hàng hóa cho công ty con với giá thấp nhằm giúp công ty con tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, giúp hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp…

Đối với các hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp thì công ty ký hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí từ đó tránh thuế TNDN.

2.3.7. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ:

Bằng hình thức này các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn (không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu) nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay và chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế TNDN, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau.

2.3.8. Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ:

Đây là hình thức chuyển giá thường xuất hiện ở các dự án ODA. Lợi dụng sự ưu tiên cung cấp thiết bị, máy móc, dịch vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn, nhiều nhà cung cấp ở nước tài trợ nâng giá thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ lên cao… đẩy giá đầu tư lên cao có lợi cho nhà nước tài trợ.

2.4. Vai trò và hậu quả của chuyển giá trong hoạt động thƣơng mại toàn cầu:

2.4.1. Đối với các tập đoàn đa quốc gia: a. Vai trò: a. Vai trò:

 Kích thích các tập đoàn đa quốc gia mở ra nhiều công ty ở nước ngoài để chiếm

lĩnh thị trường và lợi thế của các quốc gia khác; đồng thời phân tán rủi ro ngoài mục tiêu chuyển giá để tối đa hóa các khoản lợi nhuận thu được.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình và vô hình của tập đoàn bằng cách

định giá cao khi chuyển các nguồn vốn này ra nước ngoài để đầu tư.

 Kích thích các tập đoàn đa quốc gia đa dạng hóa ngành nghề phục vụ cho hoạt

động “chuyển giá” như: tư vấn, huấn luyện, đào tạo, cung cấp bao bì, công ty in ấn, công ty may mặc (cung cấp trang phục cho các công ty thành viên), công ty quản lý…

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 29

 Vai trò lớn nhất của hoạt động chuyển giá nhằm tối thiểu hóa các khoản thuế mà

các tập đoàn phải nộp, để tối đa hóa lợi nhuận thu được.

b. Hậu quả:

 Hậu quả của hoạt động “chuyển giá” đối với chủ đầu tư (các tập đoàn đa quốc

gia) là nếu hành vi chuyển giá bị phát hiện thì các tập đoàn đa quốc gia sẽ bị thực hiện chế tài phạt về hoạt động chuyển giá tùy theo mức độ vi phạm và theo quy định về chống chuyển giá của từng quốc gia. Hình thức phạt có thể là phần trăm áp dụng trên số thuế phải nộp hoặc phạt chuyển giá bằng mức thuế bổ sung cho những điều chỉnh vượt ngoài phạm vi mục tiêu, phạt trên số thuế trốn tránh được.

 Kết quả hạch toán của từng công ty con của tập đoàn không phản ánh thực chất

kết quả hoạt động kinh doanh, cho nên từng công ty thiếu cơ sở thực tiễn tin cậy để xây dựng chiến lược kinh doanh cho chính mình.

 Phân tích hoạt động tài chính của tập đoàn phức tạp vì chính sách thuế, chi phí

của từng nước thay đổi dẫn tới chiến lược chuyển giá của công ty thay đổi.

2.4.2. Đối với nƣớc xuất khẩu vốn đầu tƣ (nơi có công ty mẹ của tập đoàn đa quốc gia):

a. Vai trò:

Thông qua hành vi “chuyển giá”, các công ty con ở nước ngoài chuyển lợi nhuận; doanh thu về nước dưới các hình thức như: mua giá cao đối với hàng hóa, nguyên vật liệu; trả chi phí đơn vị tư vấn, cung cấp quản trị, nguồn nhân lực… Điều này làm cho nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện các cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế.

Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về “hình thức” thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế - xã hội như: đóng góp nhiều thuế hơn cho Nhà nước, tác động tốt đến tăng trưởng GDP của nước xuất khẩu vốn đầu tư.

b. Hậu quả:

Khi các khoản thuế VAT, thuế TNDN, thuế nhập khẩu ở nước xuất khẩu vốn cao hơn ở nước nhập khẩu vốn, nếu không xét đến các yếu tố khác thì nước được lợi hơn là nước quy định mức các loại thuế thấp. Cụ thể việc nâng giá chuyển giao từ công ty con sang công ty mẹ, lợi nhuận được núp bóng dưới các hình thức nâng giá nguyên vật liệu, trả phí đơn vị, tư vấn… sẽ chạy từ công ty mẹ ra nước ngoài sang các công ty con vì nơi đây thuế phải đóng thấp. Hình thức này làm cho nước có nhà đầu tư xuất khẩu vốn thất thu một khoản thuế do hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia gây ra.

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 30

2.4.3. Đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ (nơi có các công ty của các tập đoàn đa quốc gia):

a. Vai trò:

Khi có hoạt động “chuyển giá” ngược: lợi nhuận từ công ty mẹ chuyển sang các công ty con dưới hình thức trả chi phí mua hàng cao… (do nước thu hút đầu tư có mức thuế thấp) làm tăng thu nhập ngoại cho nước tiếp nhận vốn.

Ở một số nước lại là thiên đường cho các doanh nghiệp thành lập công ty và phát triển do thuế thấp hoặc do quản lý chuyển giá ở những nơi này khá thông thoáng, việc này là một thực tế và đã giúp cho nước tiếp nhận đầu tư thu được nhiều khoản khác thuế như là: các loại phí thành lập doanh nghiệp, phí duy trì doanh nghiệp, phí ngân hàng… Làm tăng nguồn vốn ngoại tệ, giúp tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, chuyển giá còn giúp nước tiếp nhận đầu tư phân bổ nguồn lực đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế một cách hợp lý bằng cách thả lỏng quản lý việc chuyển giá ở các vùng cần nguồn vốn đầu tư. Điều này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các vùng khó khăn cần nguồn vốn đầu tư.

b. Hậu quả:

Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việc thực hiện hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia làm các luồng vốn chảy vào nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau. Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Khi các công ty đa quốc gia bán hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ với giá cao cho các công ty con ở nước ngoài, khiến lượng ngoại tệ thực chất là tiền lời của các công ty con được chuyển về công ty mẹ, làm cho lượng ngoại tệ rời khỏi quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, tác động xấu đến hoạt động vĩ mô của quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Trong một số trường hợp, công ty mẹ bán giá nguyên liệu rẻ, hỗ trợ tiền quảng cáo, chi phí tiếp thị… cho các công ty con, để các công ty con ở nước ngoài này sản xuất sản phẩm với giá thành thấp, nhờ đó mà chiếm lĩnh thị trường, loại đối thủ cạnh tranh là những nhà sản xuất nội địa cùng ngành hàng ra khỏi thị trường. Và khi đã độc quyền thì các công ty con mới nâng giá lên cao đạt được lợi nhuận siêu ngạch, lúc bấy giờ công ty mẹ mới nâng giá nguyên vật liệu đầu vào lên cao để chuyển lợi nhuận về nước.

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 31

Tóm lại, hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia trong nhiều trường hợp làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu bị phá sản, tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.

Nhiều nhà kinh tế trên thế giới nghiên cứu nghiêm túc hiện tượng “chuyển giá” đã đưa ra kết luận: tác động tiêu cực lớn hơn, nhiều hơn so với lợi ích do chuyển giá mang lại cho nước xuất khẩu vốn, lẫn nước nhập khẩu vốn. Vì vậy, chính phủ các nước đã và đang tìm các giải pháp chống “chuyển giá” trong hoạt động thương mại toàn cầu.

2.5. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam: Nam:

2.5.1. Thực trạng hoạt động chuyển giá:

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong vòng 2 năm 2010-2011, cơ quan này đã thanh tra hơn 1.400 doanh nghiệp FDI khai báo lỗ có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ hơn 5.827 tỷ đồng. Năm 2011, số vụ phát hiện tăng 2,5 lần so với năm 2010 và cơ quan thuế đã truy thu, xử phạt 1.861 tỷ đồng, tăng 4 lần, giảm khấu trừ thuế 102 tỷ đồng.

Thanh tra 575 doanh nghiệp FDI lỗ trong các năm từ 2005-2009, kết quả giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng.

Tính đến tháng 9-2011, Tổng Cục Thuế đã thực hiện thanh tra 585 doanh nghiệp lỗ, trong đó có 76 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Ngành Thuế đã có kết luận thanh tra và quyết định xử lý 494 doanh nghiệp lỗ. Kết quả, đã giảm lỗ 3.754 tỷ đồng, truy thu thuế hơn 978 tỷ đồng, giảm khấu trừ 86,9 tỷ, xử phạt 272 tỷ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyển giá xảy ra không chỉ ở doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ mà còn xảy ra ở cả doanh nghiệp có lãi và hòa vốn với mức độ khác nhau. Dấu hiệu nghi ngờ doanh nghiệp chuyển giá được nhìn nhận qua hai đặc điểm là doanh nghiệp lỗ mất vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp liên tục lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài Chính, tại TP. Hồ Chí Minh, có 460/3.890 doanh nghiệp có vốn FDI điều tra báo lỗ quá vốn chủ sở hữu; con số này tại Bình Dương, Đồng Nai lần lượt là 200/1.490 và 72/987. Trong khi đó, riêng năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp kê khai lỗ tại TP. Hồ Chí Minh là 47%; Bình Dương 50,6%, Đồng Nai 43,2%.

Qua khảo sát các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các doanh nghiệp FDI khai báo kinh doanh thua lỗ thường

K20_Thương mại_Nhóm 7 Trang 32

tập trung vào các ngành nghề gia công may mặc, da giày; sản xuất, kinh doanh chè xuất khẩu; công nghiệp chế biến… Đặc biệt, có đến 90% doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc trên địa bàn có kết quả kinh doanh thua lỗ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều có lãi cao.

Sai phạm phổ biến nhất được phát giác là hạch toán chi phí trước nhưng chưa chi; trích lập dự phòng chưa đúng quy định; chi phí không có hóa đơn, chứng từ, vượt định mức; hạch toán chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lương,

Một phần của tài liệu chiến lƣợc giá toàn cầu, chuyển giá và chống chuyển giá trong hoạt động thƣơng mại toàn cầu (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)