Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 30)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên thế giới

Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế. Theo Hermann và CS (năm 2007) cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ thống nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quí như chịu bóng râm, trồng được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh. Củ dong riềng có nhiều công dụng: Luộc để ăn, làm bột, nấu rượu. Bột dong riềng dễ tiêu hoá nên có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm. Bột dong riềng có thể dùng làm hạt trân châu, miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi. Đối với miền núi, những nơi kinh tế còn khó khăn, dong riềng cũng là cây có thể đảm bảo an ninh lương thực. Trong thân cây dong riềng có sợi màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì nhỏ. Củ dong riềng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên cả củ, thân, lá đều dùng được vào mục đích này.

Những vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã có thể dùng để nấu rượu, nấu rượu xong có thể dùng bã rượu (hèm) phục vụ chăn nuôi. Bã thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng và làm giá thể trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc sặc sỡ , bộ lá đẹp nên cũng có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

mực nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15-170

C. Trong 6 tháng đầu người ta trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho năng suất củ trung bình 56 tấn/ha, chỉ số thu hoạch 56+8%.

Nghiên cứu đánh giá 26 mẫu giống dong riềng từ ngân hàng gen dong riềng quốc tế của CIP tại Ecuador, trong nhà lưới ở độ cao 2400m, biên độ 12-

27oC với mật độ 2cây/m2, trên nền đất cát pha, không bón phân, Hermann và

CS đã thu được kết quả rất thú vị. Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trong củ tươi đạt 4-22% và đạt 12-31% qui về chất khô, hàm lượng đường hòa tan trong củ tươi là 5-11 độ Brix.

Nhóm tác giả trong công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng tinh bột trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có năng suất tinh bột đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng là cây tăng thu nhập của nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới. Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng dong riềng hiệu quả nhất (Hermann, M. et al. 2007).

Hiện nay trên thế giới chọn tạo giống dong riềng chủ yếu chọn lọc từ nguồn gen hoang dại, sau đó tiến hành cải tiến nguồn gen để chọn lọc giống mới. Nhưng cũng có một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống dong riềng bằng chỉ thị phân tử.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 30)