Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Bắc Kạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 27)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Bắc Kạn

Nằm trong khu vực Trung du miền núi phía bắc, Bắc Kạn là tỉnh có địa hình phức tạp, độ dốc cao, đất sản xuất nông nghiệp ít và manh mún, chủ yếu đất lâm nghiệp và đất đồi núi. Trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều chính sách tập trung phát triển nông nghiệp. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa đạt giá trị thu nhập 50 – 70 triệu đồng/ha … phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng và nhu

cầu thị trường” [ trích Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần

thứ X, trang 96- 97]. Thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ năm 2011, 2012 đều xác định mục tiêu và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể phát triển cây dong riềng trở thành cây trồng hàng hóa trong sản xuất nông – lâm nghiệp của tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2011 về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây dong riềng. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhiều biện pháp để phát triển sản xuất và chế biến đối với cây dong riềng như, lồng ghép vốn các chương trình dự án, vốn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ giống, lãi suất vay phân bón trả chậm, hỗ trợ các hợp tác xã các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

chế biến; tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất và chế biến; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể đối với sản phẩm miến dong Bắc Kạn; Tham gia các hội chợ thương mại quảng bá giới thiệu sản phẩm dong riềng đến các thành phố lớn...

Cây dong riềng là cây trồng phù hợp và có khả năng phát triển ở Bắc Kạn và cho hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sản xuất dong riềng đã tăng cả về diện tích trồng và quy mô chế biến: năm 2010, toàn tỉnh trồng được 270 ha, năng suất 100 tấn/ha, năm 2011 trồng được 551 ha (tăng 2 lần so với 2010), sản lượng đạt 51.000 tấn củ, năm 2012, diện tích trồng dong riềng của tỉnh tăng lên 1.800 ha (tăng 2,4 lần so với 2011), năm 2013 diện tích dong riềng toàn tỉnh là 2.940ha.

Để cây dong riềng phát triển bền vững, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tiến hành đồng loạt nhiều giải pháp, như: quy hoạch vùng trồng dong riềng, thực hiện các đề tài nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với từng vùng, từng loại đất đưa vào áp dụng trong sản xuất, đặc biệt giải quyết đầu ra cho sản phẩm dong riềng, phát triển các cơ sở chế biến dong riềng luôn được tỉnh chú trọng. Đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh với gần 90 cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm dong riềng với quy mô từ 5 đến 150 tấn dong riềng/ngày. Tuy nhiên với diện tích trồng gần 3000ha năm 2013, khả năng chế biến của toàn bộ các cơ sở trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được 70-80% sản lượng củ thu hoạch. Hiện nay tỉnh đang tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ để khuyến khích một số cơ sở nghiền tinh bột và chế biến miến thành lập mới, các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất để đảm bảo tiêu thụ được hết sản lượng củ dong riềng cho người dân.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến nay đã có một số cơ sở chế biến tinh bột và miến dong riềng ở quy mô khá và hiện đại, như: Cơ sở Nhất Thiện tại xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể sản xuất 60 tấn củ và 1,5- 1,8 tấn miến/ ngày; Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Giang tại xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể sản xuất 150 tấn củ và 2,5 – 3 tấn miến/ngày; Cơ sở sản xuất miến dong Tân Sơn, Thác Riềng sản xuất 0,5 – 0,6 tấn miến/ngày; HTX miến dong Côn Minh, Kim Lư, Cư Lễ, Lạng San huyện Na Rì sản xuất khoảng 1,2 – 1,5 tấn miến/ngày; ngoài ra còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ khác.

Sản phẩm miến dong tỉnh Bắc Kạn, đã được bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể, là một loại hàng hóa có giá trị, có uy tín trên thị trường không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng, tin dùng vì chất lượng đặc biệt mà đã bước đầu vươn ra xuất khẩu ra thị trường ngoài nước (cơ sở miến dong Nhất Thiện cung cấp cho 2 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh 15 tấn/tháng để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu).

Với kết quả đạt được là nhãn hiệu sản phẩm trí tuệ tập thể sẽ là cơ hội tốt để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như quảng bá sản phẩm để có thương hiệu và thị trường tiêu thụ ngày càng lớn hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm, tỉnh Bắc Kạn cần tăng cường mạnh công tác tuyên truyền và các giải pháp quản lý, kỹ thuật để gắn kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân cùng xây dựng, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc thù của địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)