Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 75)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.2.Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam

Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước.

Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người Pháp đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại vì thời đó chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng (Lý Ban, 1963). Từ năm 1961 đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng nên diện tích loại cây này đã được người dân tự phát mở rộng. Những địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là Hoà Bình, Ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Hưng Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Đồng Nai.

Dong riềng có sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, có sức chống chịu tốt với sâu bệnh. Cây không có nhu cầu nhiều về ánh sáng nên có thể sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Cây dong riềng có khả năng chống chịu tốt nhiệt độ thấp, có thể trồng ở những nơi mà khoai lang, sắn không trồng được. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại đất

khác nhau như: đồi, sườn núi dốc trên 150, vườn nhà và bãi cao ven sông vẫn

cho năng suất củ cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15- 20 kg. Trồng trên diện tích lớn dong riềng có thể cho năng suất đạt tới 45-75 tấn củ/ha nếu thâm canh. Với những đặc điểm này, dong riềng đã trở thành một loại mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển ở vùng miền núi nước ta, có thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều vùng để tăng nguồn vật liệu cho sản xuất ngành hàng miến, tinh bột và các sản phẩm khác (Nguyễn Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc, 2005) .

Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột lớn nhất trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micron). Điều này giúp cho việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một số cây có củ khác. Hàm lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ 38% - 41%, gần bằng hàm lượng amiloza trong tinh bột đậu đỗ (46% - 54%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Lê Ngọc Tú và cs., 1994). Điều này làm cho sợi miến dong riềng dai và giòn tương tự miến đỗ xanh, trong khi giá thành miến dong chỉ bằng một nửa so với miến đậu xanh. Đây là lợi thế canh tranh của miến dong so với miến đậu xanh. Dong riềng chế biến thành bột lãi gấp 2-3 lần trồng lúa trong điều kiện khó khăn.

Dong riềng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi. Trong những năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu hút nhiều ngày công lao động của nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc làm cho nhiều người lao động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nguồn thu cho người sản xuất.

Dong riềng là cây tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng sinh thái đặc thù như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi của Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí hậu lạnh như Mộc Châu, Sơn la, Hòa Bình.... Tuy nhiên trong những năm gần đây do không có sự đầu tư về chọn lọc, phục tráng giống cũng như các kỹ thuật canh tác phù hợp, các giống dong riềng có tiềm năng và chất lượng cao đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm cho diện tích trồng dong riềng đang có xu hướng giảm khiến cho nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tại Việt Nam trong những năm 60 cây dong riềng đã được một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ thuật trồng (Bùi Công Trừng, Nguyễn Hữu Bình, 1963; Tổ nghiên cứu cây có củ., 1969). Theo Mai Thạch Hoành (2003), nước ta thường trồng 3 nhóm giống: Nhóm dong đỏ, nếu thâm canh tốt năng suất đạt 40 tấn/ha, bột ướt chiếm 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 8,5 – 10 tháng; Nhóm dong xanh năng suất đạt 40-42 tấn/ha nếu thâm canh tốt, bột ướt chiếm từ 25 – 27% củ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

tươi, thời gian sinh trưởng 9-12 tháng; Nhóm Việt-CIP năng suất đạt trên diện tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt chiếm 23% củ tươi, thời gian sinh trưởng 7,5 tháng. Những năm 1993-1994, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây rau, nay là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ với sự hợp tác tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã bước đầu thu thập nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong cả nước, đây là cuộc thu thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay. Hiện tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm cả địa phương và nhập nội từ CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên này do điều kiện kinh phí hạn hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản lưu giữ và đánh giá ban đầu (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Cs, 2006).

Về kỹ thuật trồng dong riềng đạt năng suất cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo: Thời vụ trồng dong riềng từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, tốt nhất là tháng 2. Mật độ từ 1,6 – 2,5 vạn cây, hàng cách hàng 0,8 – 1 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m. Phân bón: 15 – 25 tấn phân hữu cơ + 200 – 400 kg đạm + 500 – 650 kg lân + 200 kg kali. Phân hữu cơ và lân bón 1 lần trước khi trồng, phân đạm bón 3 lần (trước trồng, sau trồng 1 và 4 – 5 tháng), kali bón 2 lần (sau trồng 1 và 4 – 5 tháng). Làm cỏ và vun gốc 3 lần (sau mọc 1, 2 và 4 – 5 tháng). Thu hoạch sau trồng 10- 11 tháng, nếu thu sớm củ non giảm năng suất và hàm lượng tinh bột, nếu thu muộn cây có thể ra mầm mới làm giảm hàm lượng tinh bột.

Theo Nguyễn Thiếu Hùng (2012), dong riềng có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nóng hoặc quá rét, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 5. Dong riềng có thể trồng trên rất nhiều loại đất, từ đất bạc màu, đất đồi núi, đất mặn… nhưng tốt nhất là đất xốp, nhiều mùn. Nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 đến 25cm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

sau đó mới trồng. Trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 đến 2m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm. Mật độ trồng từ 4 đến 5 vạn cây/ha, khoảng cách khóm cách khóm là 45 đến 50 cm, hàng cách hàng: 50 cm, nếu trồng xen với ngô và đậu tương thì giảm mật độ trồng. Lượng phân bón: 10 đến 15 tấn phân hữu cơ + 200 kg N +

100 kg P205 + 200 kg K2O chia làm 3 lần. Bón lót 100% phân hữu cơ + 100%

P205 + 1/3 N; sau trồng 1 tháng bón thúc lần 1: 1/3 N + 1/2 K2O kết hợp với

xới đất và vun nhẹ vào gốc; sau trồng 4 tháng bón lượng phân còn lại kết hợp với vun cao gốc. Thu hoạch để ăn tươi sau khi trồng 6 đến 8 tháng, còn thu hoạch để chế biến tinh bột phải sau trồng 10 đến 12 tháng.

Như vậy trên thế giới và ở Việt nam có rất ít các công trình nghiên cứu về cây dong riềng, đặc biệt là chưa có nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác tổng hợp và bền vững cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Vì vậy việc điều tra, thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống dong riềng có năng suất, chất lượng cao và quy trình kỹ thuật phù hợp với những điều kiện sinh thái vùng Trung du và miền núi phía Bắc được coi là một giải pháp quan trọng góp phần vào công tác xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn miền núi đồng thời từng bước phát triển sản xuất dong riềng tại vùng khô hạn ở Việt Nam.

1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. phía bắc giáp

tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Dân số tỉnh theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước.

Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện, bao gồm 112 xã, 4 phường và 6

thị trấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:

Vùng phía tây và tây-bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung tây bắc–đông nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phia Bióoc - 1578m.

Vùng phía đông và đông-bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng bắc-nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc.

Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía đông.

Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và

kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có 1 số bước phát triển đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2011: Tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định 1994) ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2010 (kế hoạch 13,5%), trong đó: Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%); khu vực kinh tế công nghiệp - XDCB đạt 298.426 triệu đồng, tăng 2,64% (kế hoạch 23%); khu vực kinh tế các ngành dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng, tăng 20,29% (kế hoạch 14%). Tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế) ước đạt 4.349.665 triệu đồng, tăng 22,81% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 42%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 14,2%; khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với cùng kỳ năm 2010, khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp tăng 3,5%, công nghiệp - xây dựng giảm 3%; dịch vụ tăng 0,4%. Các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp tục được các cấp, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 con 26,52%.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 37.798 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 7,76% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người của tỉnh đạt 1.259 m2/người, cao hơn của cả

nước (1.150 m2/người).

Bắc Kạn có 333.058 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,41% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất lâm nghiệp là 1,11 ha/người cao hơn mức bình quân chung của cả nước (0,15 ha/người).

Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch..

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - huyện Ba Bể

Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 68.412ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Nằm

trong toạ độ địa lý 22027’ đến 22035’ vĩ độ Bắc và 105044’ đến 105058’ kinh

độ Đông ranh giới hành chính của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng. Phía Nam giáp huyện Bạch Thông.

Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn.

Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.

* Về địa hình:

Huyện có địa hình đặc trưng miền núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình trên 600m so với mặt nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1.571m (đỉnh Phja Bjoóc), nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và có thể chia làm 3 dạng địa hình chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Về đất đai:

- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện khoảng 6770ha, chiếm 9,9% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp toàn huyện là 54.876ha.

* Về dân cư, lao động:

Huyện Ba Bể có 5 dân tộc chính cùng sinh sống trên 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn (202 thôn bản) gồm Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng với 10.052 hộ khoảng 47.000 người. Trong đó dân số nông thôn khoảng 43.545

người (chiếm tỷ lệ 92,7%). Mật độ dân số trung bình là 69 người/km2

.

* Về phát triển kinh tế:

Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực và có đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt trên 27.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 630kg/người/năm. Thu nhập bình quân trên 1ha đạt khoảng 30 triệu đồng, mô hình nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đang được phát triển rộng khắp trong toàn huyện, một số cánh đồng thu nhập đạt từ 50 – 70 triệu đồng trên 1ha.

Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7 - 8 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 còn 29,63% (tỉnh Bắc Kạn là 26,52%, vùng Tây Bắc là 29,5%)

Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện cũng được thiên nhiên phú cho nhiều danh lam, thắng cảnh mà điển hình là Hồ Ba Bể với tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông chậm phát triển nên chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những kiểu địa hình trên tuy có gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho phát triển nông lâm sản hàng hoá.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế đất rừng để phát triển lâm nghiệp, lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các loại cây cao sản, có năng suất, chất lượng và đem lại giá trị kinh tế cao cũng được chú trọng đầu tư phát triển như cây Dong riềng. Cây Dong riềng là một trong những cây trồng có tiềm năng, năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Ba Bể, là cây trồng được chọn là cây xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm giầu cho người dân Ba Bể.

1.5. Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu

* Kết quả theo dõi 5 năm

Năm theo dõi

Chỉ tiêu theo dõi Nhiệt độ TB (oc) Độ ẩm TB (%) Tổng lƣợng mƣa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) 2008 21,7 86 1979,1 1321 2009 22,8 84 1337 1508 2010 22,9 85 1416,5 1526 2011 21,5 85 959,8 1290 2012 22,7 86 1390 1286

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 75)