4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởngchiều cao cây
diệp hạ châu
Động thái tăng trưởng chiều cao cây trồng là một chỉ tiêu nói lên khả năng sinh trưởng của cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng Loài, từng loài mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ chăm sóc cho cây. Chiều cao cây cuối cùng còn liên quan đến khả năng chống đổ, cây thấp thường có khả năng chống đổ cao hơn các cây cao. Sự tăng trưởng chiều cao cây đồng thời còn ảnh hưởng đến tốc độ ra lá, khả năng phân cành của cây.
Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây diệp hạ châu được trình bày ở bảng 4.2, và hình 4.1.
Qua bảng 4.2 cho thấy chiều cao cây giữa hai loài diệp hạ châu khác nhau khá lớn. Trong đó L1 có chiều cao hơn hẳn L2 ở tất cả các công thức mật độ qua các giai đoạn sinh trưởng. Trung bình chiều cao cây L1 ở thời điểm 75 ngày sau trồng (98,1 cm) cao hơn hẳn so với chiều cao cây L2 (64,2 cm) ở mức LSD0,05(L)= 4,2.
Qua biểu đồ 4.1 và 4.2 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây giữa hai loài có cùng quy luật, tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần từ thời kỳ 15 - 30 ngày sau trồng đến thời kỳ 60-75 ngày sau trồng. Trong mỗi loài, ở các mật độ khác nhau đều có tốc độ tăng chiều cao mạnh nhất vào thời kỳ 15-30 ngày sau trồng. loài diệp hạ châu xanh tăng trung bình từ 18,6 cm ở thời kỳ đầu lên 51,0 cm ở thời điểm 30 ngày sau trồng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28
Bảng 4.2.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hai loài diệp hạ châu
Đơn vị: cm Loài Mật độ 15 30 45 60 75 M1 19,2 49,3 71,1 86,3 96.3 M2 (Đ/C) 20,5 51,5 70,8 87,9 96.2 M3 16,5 48,6 72,8 88,6 95.1 M4 17,3 49,1 69,3 86,1 97.3 M5 18,5 53,8 75,2 90,2 101.2 Diệp hạ châu thân xanh M6 19,5 53,4 78,7 93,1 102.7 M1 16,0 31,0 43,8 53,9 60.8 M2 (Đ/C) 17,5 32,5 44,9 57,9 63.8 M3 15,8 30,6 43,3 54,4 61.9 M4 14,5 33,5 46,3 56,1 63.7 M5 14,6 36,2 48,7 59,4 66.1 Diệp hạ châu thân tím M6 15,7 37,5 49,6 61,6 68.8 LSD0,05(L*M) 3,7 3,9 2,4 2,1 5.2 CV(%) 3,6 3,6 5,5 6,1 7.8 M1 17,6 40,2 57,5 70,1 78,6 M2(Đ/C) 19,0 42,0 57,9 72,9 80,0 M3 16,2 39,6 58,1 71,5 78,5 M4 15,9 41,3 57,8 71,1 80,5 M5 16,6 45,0 62,0 74,8 83,7 TB Mật độ M6 17,6 45,5 64,2 77,4 85,5 LSD0,05(M) 3,5 2,4 3,3 4,3 2.5 L1 18,6 51,0 73,0 88,7 98.1 TB Loài L2 15,7 33,6 46,1 57,2 64.2 LSD0,05(L) 1,4 1,2 3,3 3,1 4.2
Ở hai thời kỳ tiếp theo từ 30-45 ngày sau trồng và từ 45-60 ngày sau trồng tốc độ tăng ở mức cao song có xu hướng giảm dần, đặc biệt trong thời kỳ này, tốc độ tăng của các loài ở các mật độ khác nhau đã có sự khác biệt lớn, tốc độ tăng chiều cao tăng dần từ mật độ thấp đến mật độ cao.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29 a, Diệp hạ châu xanh b, Diệp hạ châu tím
Hình 4.1: Ảnh hưởng của mật độ tới động thái tăng trưởng chiều cao cây hai loài diệp hạ châu
Đối với diệp hạ châu thân xanh, chiều cao cây ở mật độ M6 tại thời điểm 30 ngày sau trồng là 53,4 cm, 45 ngày-78,7 cm, và ở thời điểm 60 ngày-93,1 cm. Trong khi đó ở mật độ đối chứng M2, tại các thời điểm trên chiều cao cây lần lượt là 51,5 cm-70,8 cm và 87,9 cm. Các giá trị ở 45 và 60 ngày sau trồng đều cho thấy sự sai khác ở mức LSD0,05(M*L)=2,4 và 2,1. Điều này cho thấy, ở mật độ càng cao, chênh lệch chiều cao cây giữa hai loài càng rõ rệt.
Đối với diệp hạ châu thân tím, chiều cao cây ở mật độ M6 ở thời điểm 30 ngày sau trồng là 37,5 cm, 45 ngày - 49,6 cm và 60 ngày - 61,6 cm. Trong khi đó, ở mật độ đối chứng M2 chiều cao cây tăng lần lượt từ 32,5cm-44,9 cm và 57,9 cm. Các giá trị ở 45 và 60 ngày sau trồng đều cho thấy sự sai khác có ý nghĩa.
Xu hướng tăng chiều cao cho thấy, ở mật độ cao, khi bước vào thời điểm sinh trưởng phát triển mạnh, do sự cạnh tranh về không gian chiều ngang lớn nên ở mật độ cao, cây thường có xu hướng tăng trưởng chiều cao mạnh hơn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở hai thời kỳ trên khác biệt nhau dẫn đến chiều cao cây ở các mật độ khác nhau trong cùng một loài có sự khác biệt lớn ở thời điểm trước thu hoạch (75 ngày sau trồng). Chiều cao cây diệp hạ châu thân xanh cao nhất ở mật độ M6 là 102,7 cm cao hơn hẳn so với mức thấp nhất 96,2 cm ở mật độ đối chứng M2 với mức LSD0,05(M*L) =3,3 và CV(%) =3,3. Chiều cao cây diệp hạ châu thân tím cao nhất ở mật độ M6 là 68,8 cm cao hơn hẳn so với M2 (ĐC) 63,8 cm. Chiều cao cây diệp hạ châu thân tím thấp nhất ở mật độ M1 60,8 cm.
Như vậy, việc bố trí các loài khác nhau, ở các mật độ khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến động thái tăng trưởng chiều cao của từng cá thể, do đó có ảnh hưởng đến động thái sinh trưởng phát triển của cả quần thể.