Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hàm lượng hoạt chất phyllanthin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và hàm lượng hoạt chất phyllanthin của một số giống diệp hạ châu trong điều kiện vụ xuân tại gia lâm hà nội (Trang 71 - 74)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.9 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hàm lượng hoạt chất phyllanthin

trong dược liệu 2 loài diệp hạ châu

Năng suất và hàm lượng hoạt chất là hai yếu tố được quan tâm đánh giá nhất đối với dược liệu nói chung và diệp hạ châu nói riêng. Xác định thời vụ trồng thích hợp cho một đối tượng cây dược liệu cụ thể, không chỉ là xác định thời vụ cho năng suất cao mà còn là thời vụ cho hoạt chất cao nhất.

Phyllanthin là hoạt chất có trong diệp hạ châu có tác tác dụng chính trong điều trị viêm gan và viêm gan siêu vi B. Đánh giá hàm lượng hoạt chất phyllanthin trong mẫu dược liệu hai loài diệp hạ châu qua các thời vụ kết quả thu được trình bày ở bảng 4.17

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của thời vụ đến hàm lượng hoạt chất Phyllanthin trong dược liệu hai loài Diệp hạ châu

Loài Thời vụ Tên dược liệu

(Ký hiệu) Hàm lượng Phyllanthin (%) TV1 (Đ/C) DHC01 0,490 TV2 DHC02 0,703 TV3 DHC03 0,739 Diệp hạ châu thân xanh TV4 DHC04 0,944 TV1 (Đ/C) DHC05 0,004 TV2 DHC06 0,047 TV3 DHC07 0,040 Diệp hạ châu thân tím TV4 DHC08 0,016 L1 - 0,719 Trung bình loài L2 - 0,026

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64

Hình 4.11: Sắc ký đồ định tính dược liệu diệp hạ châu đắng và chó đẻ răng cưa

Ghi chú: 1, 2, 3 : Vết của phylanthin chuẩn 4, 5 : Vết của dược liệu diệp hạ châu 6, 7 : Vết của dược liệu chó đẻ răng cưa

Kết quả cho thấy, hàm lượng phyllanthin khác biệt rất lớn giữa các loài, và có sự chênh lệch rõ rệt ở các thời vụ khác nhau trong cùng một loài.

Diệp hạ châu thân xanh có hàm lượng hoạt chất phyllanthin trung bình đạt 0,719 % cao hơn 27 lần loài diệp hạ châu thân tím chỉ đạt 0,026%.

Hàm lượng hoạt chất phyllanthin không chỉ khác biệt nhau giữa hai loài mà sự khác biệt còn thể hiện ở giữa các thời vụ trong cùng một loài.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 65 Diệp hạ châu thân xanh có hàm lượng phyllanhin biến động khá lớn, tăng gần 2 lần từ 0,490% ở thời vụ 1 đến 0,944% ở thời vụ 4. Kết quả bảng trên thể hiện chiều hướng hàm lượng phyllanthin tăng dần từ thời vụ 1 đến thời vụ 4.

Tuy chứa hàm lượng phyllanthin thấp song loài diệp hạ châu thân tím có tỷ lệ biến động hàm lượng hoạt chất này rất cao giữa các thời vụ. Ở thời vụ 1, hàm lượng phyllanthin rất thấp, chỉ đạt 0,004%, trong khi thời vụ 2 là 0,047% cao gấp hơn 11 lần. Hàm lượng phyllanthin ở hai công thức còn lại đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng.

Kết quả trên cũng chỉ ra rằng, yếu tố hàm lượng hoạt chất phyllanthin là đặc trưng của từng loài và chịu sự chi phối lớn của yếu tố thời vụ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và hàm lượng hoạt chất phyllanthin của một số giống diệp hạ châu trong điều kiện vụ xuân tại gia lâm hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)