3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng
- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): Tính thời gian từ khi gieo đến khi 50% cây mọc.
- Thời gian từ trồng đến hồi xanh (ngày): Tính thời gian từ khi trồng đến khi 50% cây hồi xanh.
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày)
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đánh dấu cố định 10 cây cần theo dõi trong 1 ô thí nghiệm, đo chiều cao cây của 10 cây để tính chiều cao cây trung bình, thời gian theo dõi 15 ngày 1 lần. Chiều cao cây được tính từ gốc đến đỉnh ngọn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22 - Đường kính thân (mm: dùng thước panme đo cách gốc 3 cm
- Số cành cấp 1, cành cấp 2/cây
- Diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Được xác định theo phương pháp cân nhanh vào 3 thời kỳ (Đo đếm trên cùng mẫu xác định khả năng tích lũy chất khô).
1 tháng sau trồng 2 tháng sau trồng Trước khi thu hoach
+ Cách làm: mỗi tháng lấy 5 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm theo phương pháp 5 điểm chéo góc, rồi cắt 1 tấm kính có diện tích 1dm2 sau đó lấy lá ở các vị trí trên cây cắt sao cho đúng bằng tấm kính đem cân số lá đó ta được khối lượng 1dm2 lá và ký hiệu là PA, các ô đều làm tương tự như vậy. Sau đó cân toàn bộ số lá của 5 cây và cộng thêm khối lượng của 1dm2 lá đã cân, được trọng lượng là PB. Cuối cùng tính chỉ số diện tích lá theo công thức sau:
PB
Chỉ số diện tích là =
PA × 5×100 × mật độ cây/m
2
- Khả năng tích lũy chất khô (g/cây). Mẫu xác đinh khả năng tích lũy chất khô được lấy vào 3 thời kỳ như chỉ số diện tích lá. Mỗi mẫu gồm 5 cây cho một ô thí nghiệm trên một tháng, nhổ 5 cây/ô của từng tháng cân khối lượng của 5 cây, sau đó sấy trong tủ sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 70 - 800 c.
- Khả năng chống chịu một số loài sâu bệnh hại:
+ Sâu hại: Được đánh giá theo % cây bị sâu hại = tổng số cây bị sâu hại/tổng số cây điều tra.
+ Bệnh hại: Được đánh giá bằng tỷ lệ bệnh % = tổng số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra, hoặc đánh giá theo thang điểm từ 1 – 9 của CIP
Điểm 1: không bị bệnh hại
Điểm 3: nhẹ - dưới 20% cây bị bệnh hại
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23 Điểm 7: nặng, từ 50 – 70% cây bị bệnh hại.
Điểm 9: rất nặng, từ 75 – 100% cây bị bệnh hại.