Sinh trưởng của ấu trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng loài trùng trục sinonovacula constricta lamarck, 1818 (Trang 50 - 51)

Bảng 3.7: Tốc độ sinh trưởng của ấu trùng trùng trục theo thời gian

STT Ngày ương nuôi Giai đoạn ấu trùng Tốc độ sinh trưởng (µm/ngày)

1 1 Ấu trùng chữ D 10

2 2-7 Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo) 30

3 8-13 Ấu trùng chân bò (Young spat) 80

4 14-25 Ấu niên (Juvenil) 200

Ấu trùng trùng trục có tốc độ tăng trưởng về kích thước nhanh. Qua theo dõi nhiều đợt thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân theo ngày của ấu trùng trùng trục có sự khác nhau giữa 2 giai đoạn. Giai đoạn sống trôi nổi và sống đáy.

Giai đoạn sống trôi nổi (từ ấu trùng bánh xe Trochophore đến gia đoạn đỉnh vỏ tốc độ tăng trưởng bình quân ngày là 10 µm/ngày. Sang giai đoạn đỉnh vỏ tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với giai đoạn sống trôi nổi, trung bình là 40 µm/ngày, tốc độ tăng trưởng chung của 2 giai đoạn gần 30-35 µm/ngày.

Hình 3.23: Sinh trưởng của ấu trùng trùng trục theo thời gian

Sang giai đoạn sống đáy (chân bò Spat), ấu trùng tăng trưởng rất nhanh tốc độ tăng trưởng trung bình 80 µm/ngày. Đến ngày 15 trùng trục đã có hình dạng của con trưởng thành và đạt kích thước 800-900 µm.

Sự sinh trưởng của trùng trục cũng như các động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác có quan hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ mặn, chế độ dinh dưỡng. Do đó, xác định tốc độ sinh trưởng cho ấu trùng của một loài nào đó chỉ mang tính chất tương đối. Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các loài và ngay trong cùng một loài, ở các thời điểm khác nhau cũng có sự khác nhau. Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa giai đoạn sống phù du và giai đoạn sống đáy đã được xác định đối với nhiều loài, trong đó có trùng trục.

Từ ngày 1-5 mật độ ương ấu trùng 10 cá thể/ml, sử dụng tảo Nannochloropsis oculata, Chlorella sp, Isochrysis galbana với mật độ 100.000-150.00 tb/ml/ngày làm thức ăn cho ấu trùng với tỷ lệ cho ăn 1/1/1, ngày cho 2 lần sáng và chiều. Từ ngày 5- 10 ngoài 3 loài tảo trên, còn sử dụng thêm Chatoceros gracilis, Tetraselmis chuii mật độ 150.000 -200.000 tb/ml/ngày tỷ lệ các loài tảo 1/1/1/2/1. Từ ngày thứ 10 trở đi có thể sử dụng hỗn hợp tảo gây màu ngoài ao với lượng theo nhu cầu của ấu trùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng loài trùng trục sinonovacula constricta lamarck, 1818 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)