Các giai đoạn phát triển của ấu trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng loài trùng trục sinonovacula constricta lamarck, 1818 (Trang 46 - 50)

Ấu trùng bánh xe (Trochophore)

Đây là giai đoạn ấu trùng đầu tiên bắt đầu cho vòng đời của trùng trục. Hình dạng ấu trùng có sự thay đổi so với giai đoạn phát triển phôi. Các tiêm mao không còn bao phủ toàn thân mà tập chung thành vành quanh miệng. Cơ thể hình thoi, vận động xoay vòng xoắn ốc nhanh và liên tục. Nội tạng chưa hình thành, chưa có cơ quan tiêu hóa nên ấu trùng vẫn dinh dưỡng nhờ noãn hoàng. Kích thước đạt 100-120 µm.

Ấu trùng chữ D (Veliger)

Hình 3.18: Giai đoạn ấu trùng chữ D

Ấu trùng chuyển từ hình thoi sang dạng chữ D có 2 nắp vỏ và vành tiêm mao nằm giữa hai nắp vỏ, nằm trên bờ hình cong chữ D, chiều dài 5-7 µm. Vành tiêm mao rung động liên tục tạo động lực giúp ấu trùng vận động và thu lấy thức ăn. Nội tạng bắt đầu hình thành và có màu nâu nhạt. Giai đoạn này ấu trùng bắt đầu dinh dưỡng nhờ thức ăn từ môi trường ngoài. Kích thước ấu trùng khoảng 120 µm.

Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo)

Trên đỉnh vỏ hình thành các vân sinh trưởng quan sát được khá rõ trên kính hiển vi. Đỉnh vỏ bắt đầu lồi lên và dày lên. Vành tiêm mao có khả năng thu vào, thò ra khá linh hoạt tạo lên khả năng thu nhặt thức ăn và vận động của ấu trùng. Giai đoạn này được đặc trưng bởi 3 giai đoạn nhỏ với sự hình thành của một số cơ quan.

Hình 3.19: Giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ

Giai đoạn sơ kỳ đỉnh vỏ xuất hiện mầm cơ khép vỏ. Quan sát trên kính hiển vi thấy xuất hiện một đôi cơ quan thăng bằng trong suốt. Các vân vỏ mới được hình thành, kích thước ấu trùng từ 120-150 µm. Khi vận động đỉnh vỏ hướng lên trên, vành tiêm mao phía sau (phía bờ cong) đẩy cơ thể ấu trùng về phía trước.

Giai đoạn trung kỳ đỉnh vỏ xuất hiện. Các vân vỏ quan sát thấy rõ hơn. Hoạt động bơi của ấu trùng giảm dần. Kích thước ấu trùng 150-180 µm.

Hậu kỳ đỉnh vỏ quan sát trên kính hiển vi thấy ấu trùng xuất hiện điểm mắt ở phía dưới cơ quan thăng bằng. Chân bò bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn rất ngắn và

chưa thể vươn ra ngoài vỏ. Hoạt động bơi của ấu trùng giảm hẳn. Ấu trùng chuyển xuống phân bố nhiều ở tầng đáy hơn. Kích thước ấu trùng 180-260 µm.

Ấu trùng chân bò (Spat)

Sau 7 - 10 ngày từ khi thụ tinh, hoạt động bơi của ấu trùng ít, ấu trùng chuyển dần xuống bò ở đáy, chân hoạt động rất linh hoạt giúp ấu trùng bò lê trên nền đáy và tìm nơi cư trú. Vành tiêm mao và điểm mắt thoái hóa dần.

Hình 3.20: Giai đoạn ấu trùng chân bò

Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành chân đào, mang, màng áo, cơ khép vỏ, và sự phát triển của vòi xi phông. Kích thước ấu trùng tăng trưởng nhanh. Phân chia giai đoạn này thành 3 giai đoạn nhỏ với các đặc điểm sau.

Spat đầu kỳ: Từ hậu kỳ đỉnh vỏ chuyển sang đã hình thành chân và thấy rõ vòi hút, thoát nước. Đa số nằm yên trên đáy có một số di động trên nền đáy, kích thước ấu trùng 260-340 µm.

Spat giữa kỳ: Chân dài dần vươn ra ngoài vỏ, hoạt động linh hoạt. Chúng có thể dùng chân vận động lật ngang, lật ngửa hoặc xoay ngang vỏ. Phần lớn ấu trùng dùng chân di chuyển cơ thể trên nền đáy. Vòi hút, thoát nước phát triển bắt đầu vươn ra khỏi vỏ nhưng còn ngắn chưa linh hoạt. Kích thước ấu trùng từ 340-420 µm.

Spat cuối kỳ: Ấu trùng có chân phát triển mạnh, chúng di chuyển trên nền đáy và tìm nơi thích hợp vùi mình xuống định cư. Vòi hút, thoát nước dài hơn trước vươn ra và thu vào linh hoạt để lọc nước thu thức ăn. Kích thước ấu trùng 420-550 µm.

Trùng trục giống (Juvenile)

Ấu trùng Juvenile xuất hiện sau 15 ngày với kích thước 800-900 µm. Sau khoảng 15 ngày ấu trùng Juvenile sống ổn định dưới nền đáy. Hình dạng giống hệt trùng trục trưởng thành, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao xấp xỉ 2/1. Vỏ có màu trong trắng, tuy nhiên, còn mỏng nên vẫn có thể nhìn thấy nội tạng. Kích thước đạt 2.000 - 3.000 µm.

Hình 3.21: Trùng trục giống

Bảng 3.6: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng trùng trục

Các giai đoạn Thời gian Kích thước (µm)

Trứng 0 60-80 Cực cầu cấp 1 25 phút Cực cầu cấp 2 40 phút 2 tế bào 1giời 4 tế bào 1 giờ 30 phút 8 tế bào 2 giờ 10phút

Phôi vị (Gastrula) 6 giờ 10 phút

Ấu trùng bánh xe (Trochophore) 8 giờ 20 phút 100-120

Ấu trùng chữ D (Veliger) 18 giờ 120

Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo)

+ Tiền kỳ 4 ngày 120-150

+ Trung kỳ 5 ngày 150-180 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hậu kỳ 7 ngày 180-260

Ấu trùng chân bò (Spat)

+ Tiền kỳ 9 ngày 260-340

+ Trung kỳ 11 ngày 340-420

+ Hậu kỳ 13 ngày 420-550

Con giống 15 ngày 800-900

Thời gian biến thái, hình dạng và kích thước của các giai đoạn từ trứng thụ tinh đến giai đoạn giống (Juvenile) trong điều kiện môi trường nước: nhiệt độ 25 - 26°C, pH 8,0 và độ mặn 17‰ được trình bày qua Bảng 3.6.

Hình 3.22: Trùng trục giống cấp 1 sau 15 ngày xuống đáy

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng loài trùng trục sinonovacula constricta lamarck, 1818 (Trang 46 - 50)