Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng loài trùng trục sinonovacula constricta lamarck, 1818 (Trang 41 - 43)

Để đánh giá khả năng sinh sản của trùng trục, chúng tôi đã tiến hành xác định sức sinh sản tuyệt đối, tương đối của 25 cá thể có buồng trứng ở giai đoạn III thuộc 5 nhóm kích thước ≤ 40 mm, 41-60 mm, 61-80 mm, 81-100 mm, >100 mm.

Bảng 3.2. Sức sinh sản tương đối của các nhóm cá thể theo kích thước

Nhóm kích thước (mm)

Sức sinh sản tuyệt đối (nghìn trứng/cá

thể)

Sức sinh sản tương đối Nghìn /g (cả vỏ) Nghìn/g (không vỏ) Nghìn/g (buồng trứng) ≤ 40 1.920 ± 308,9 174,5 ± 17,7 317,4 ± 33,7 661,2 ± 64,2 41 - 60 2.546,7 ± 203,9 169,8 ± 15,8 308,7 ± 32,2 643,1 ± 63,7 61 - 80 3.361,3 ± 617,9 168,1 ± 15,7 305,6 ± 29,7 636,6 ± 59,8 81 - 100 4.769,3 ± 754,9 158,9 ± 11,3 289,1 ± 22,9 602,2 ± 58,9 > 100 5.352 ± 557,7 133,8 ± 9,9 243,3 ± 18,9 506,8 ± 45,6 TB 3.589,9 ± 1.451,3 164,5 ± 16,2 292,8 ± 29,5 609,9 ± 61,5 Từ bảng 3.3 có thể nhận thấy rằng, sức sinh sản tuyệt đối ở các nhóm có kích thước khác nhau thì khác nhau. Sức sinh sản tuyệt đối của trùng trục tăng theo kích

thước cơ thể. Ngược lại sức sinh sản tương đối lại giảm khi kích thước cơ thể tăng. Tuy nhiên, số lượng trứng tính trên g buồng trứng thường ít biến đổi.

Hình 3.14. Tuyến sinh dục của trùng trục khi thành thục sinh dục

Nhóm trùng trục có kích thước ≤ 40 mm có sức sinh sản tuyệt đối khoảng 1,92 triệu trứng. Nhóm trùng trục có kích thước 41-60 mm có sức sinh sản tuyệt đối khoảng 2,55 triệu trứng. Nhóm kích thước 61-80 mm có sức sinh sản tuyệt đối khoảng 3,36 triệu trứng. Nhóm kích thước 81-100 mm có sức sinh sản tuyệt đối khoảng 4,77 triệu trứng. Nhóm kích thước ≥100 mm có sức sinh sản tuyệt đối khoảng 5,35 triệu trứng.

Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của 5 nhóm kích thước là 3,59 triệu trứng. Sức sinh sản tương đối trung bình là 164.524 trứng/g khối lượng toàn thân, 292.789 trứng/g khối lượng phần mềm, 609.977 trứng/g khối lượng buồng trứng.

Sức sinh sản tuyệt đối của trùng trục là tương đối cao so với các loài động vật thân mềm khác là do chúng có kích thước lớn, tỷ lệ % tuyến sinh dục lớn, kích thước trứng nhỏ. Vào mùa sinh sản tuyến sinh dục chiếm đến gần 40% khối lượng cơ thể. Cá thể càng nhỏ tỷ lệ % tuyến sinh dục càng lớn.

So sánh sức sinh sản của trùng trục với một số động vật thân mềm khác

Bảng 3.3: Sức sinh sản của trùng trục so với một số động vậy thân mềm khác

Chỉ tiêu Trùng trục

Sò huyết

(Hoàng Bích Đào, 2003)

Điệp shell

(Ngô Anh Tuấn, 2005)

Tu hài

(Đào Minh Đông 2004) Fa (trứng/cá thể) 3.590.000 1.173.500 1.855.000 3.980.000 Frg1 (trứng/g Wtt) 164.524 74.750 28.500 54.540.000 Frg2 (trứng/g Wtm) 292.789 434.630 84.300 112.618 Frg3 (trứng/g Wtsd) 609.977 1.000.000 1.015.000 564.632

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng loài trùng trục sinonovacula constricta lamarck, 1818 (Trang 41 - 43)