CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 135 - 138)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định hệ số Cronbach Alpha

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Viết báo cáo

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để các doanh nghiệp này quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp lý về kế toán thì việc xác lập khung pháp lý về kế toán hoàn chỉnh cho DNNVV là vấn đề hết sức cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, theo kết quả khảo sát thu được thì hệ thống văn bản pháp luật về kế toán cho doanh nghiệp, đặc biệt là cho DNNVV không chỉ thiếu mà còn chưa đồng bộ, các quy định chưa đạt mức độ hài hòa cao với thông lệ quốc tế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng minh bạch của nền kinh tế thị trường. Điều này dẫn đến thông tin kế toán do DNNVV cung cấp chưa được đánh giá cao, không thật phù hợp với nhu cầu của các đối tượng sử dụng. Để cải thiện vấn đề này, yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là cần xây dựng khung pháp lý về kế toán hoàn chỉnh áp dụng cho DNNVV Việt Nam. Theo quan điểm của luận án, khi xác lập khung pháp lý cho DNNVV cần kế thừa có chọn lọc khung pháp lý về kế toán hiện hành, đồng thời tiếp cận thông lệ quốc tế để nâng cao tính hội nhập về kế toán và đặc biệt là phải phù hợp với quy mô, trình độ và yêu cầu quản lý của DNNVV. Khung pháp lý này cũng cần được xây dựng trên cơ sở lý thuyết lợi ích xã hội, lý thuyết nắm giữ và lý thuyết các bên liên quan,...để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, cân đối lợi ích chi phí cho DNNVV khi áp dụng. Mặt khác, xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNNVV là một vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến hệ thống luật pháp chi phối hoạt động của các doanh nghiệp này và các văn bản pháp lý thuộc nhiều cấp độ liên quan đến tổ chức thực hiện công tác kế toán như Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện. Do vậy, các vấn đề cần được giải quyết lần lượt theo lộ trình, với các giải pháp cụ thể trước mắt và trong dài hạn. Trong đó, quan trọng nhất là các văn bản pháp lý khung gồm: Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cần được chỉnh sửa, làm mới trên tinh thần thống nhất hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, dựa trên nền tảng pháp lý là có sự phân biệt giữa các cấp độ quy mô doanh nghiệp khi vận dụng vào thực tế; đồng thời phải cải tiến đáng kể quy trình

ban hành các văn bản pháp lý về kế toán để tăng cường sự phản biện xã hội đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy. Bên cạnh đó, cần thực hiện nhóm giải pháp hỗ trợ để giúp quá trình vận dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV được thuận lợi và hiệu quả, đặc biệt chú trọng các nhân tố liên quan đến việc tổ chức vận dụng khung pháp lý về kế toán, quy trình ban hành hệ thống văn bản pháp lý, cơ sở hạ tầng kế toán và bản thân người làm kế toán. Các giải pháp mà luận án đưa ra muốn thực hiện được và có hiệu quả thì cần phải có sự quan tâm thường xuyên với tinh thần trách nhiệm cao và sự nỗ lực không ngừng của các cấp quản lý Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và bản thân DNNVV, đồng thời cần phải có sự góp sức của nhiều cá nhân và tổ chức có trách nhiệm, có năng lực và tâm huyết.

5.2. Kiến nghị

Như đã khẳng định ở phần kết luận, để hình thành được khung pháp lý về kế toán áp dụng cho DNNVV cũng như đưa khung pháp lý này áp dụng vào thực tiễn hoạt động của DNNVV, vấn đề này liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chức năng và của chính các DNNVV. Xuất phát từ khung pháp lý đã đề xuất ở chương 4, trong phần này luận án nêu ra một số hàm ý về mặt trách nhiệm của từng đối tượng có liên quan như sau:

5.2.1. Đối với Quốc hội

Cần sớm nghiên cứu, rà soát và sửa đổi nội dung các Luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Kế toán... để có những điều chỉnh thích hợp, nhất là đối với nội dung liên quan tới DNNVV như đã đề cập ở trên. Việc nhanh chóng triển khai sửa đổi các Luật này sẽ có tác dụng hỗ trợ hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp này diễn ra hiệu quả, thúc đẩy công tác quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, từ đó huy động và kiểm soát nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như về lâu dài.

5.2.2. Đối với Chính phủ

Bộ Tài chính với vai trò chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế toán, cơ quan này cũng giữ vai trò chủ đạo trong việc

ban hành chuẩn mực và chế độ kế toán cùng các thông tư hướng dẫn thi hành. Trước mắt Bộ Tài chính vẫn đảm nhận trách nhiệm chính trong việc ban hành các văn bản pháp quy, rà soát để hoàn thiện lại chuẩn mực, chế độ kế toán hiện tại để áp dụng cho các DNNVV theo các giải pháp đề cập ở phần trên. Về lâu dài, theo tác giả cần có cơ chế thích hợp hơn, giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức nghề nghiệp trong việc nghiên cứu, ban hành khung pháp lý cho DNNVV, cụ thể là bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp này, hợp nhất chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế và có những thông tư hướng dẫn cụ thể để từng loại doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có quy mô khác nhau có thể vận dụng một cách thuận lợi và phù hợp. Các văn bản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống kế toán thích ứng, tạo ra được các thông tin hữu ích, có tính ứng dụng cao cho các đối tượng sử dụng.

5.2.3. Đối với hội nghề nghiệp

Các hội nghề nghiệp như hội kế toán và kiểm toán, hiệp hội DNNVV, hay trong từng ngành nghề kinh doanh lại có những hiệp hội riêng. Các hiệp hội này đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực kế toán, đối với các DNNVV, hội kế toán kiểm toán và hiệp hội DNNVV cần hoạt động tích cực và hiệu quả hơn nữa trong việc tổ chức triển khai thường xuyên cập nhật quy định kế toán cho các doanh nghiệp này, tổ chức thu thập ý kiến đóng góp đề xuất chỉnh sửa văn bản, xây dựng các ủy ban tư vấn pháp luật kế toán hỗ trợ chuyên môn một cách tích cực, sát với thực tiễn hoạt động của các DNNVV, giúp biến các quy định pháp lý của Nhà nước đi vào đời sống thực tế của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kế toán, khắc phục tình trạng thực tế là những năm qua vai trò này chưa được thể hiện và phát huy một cách hiệu quả, cần có lộ trình để từng bước chuyển giao chức năng nghiên cứu và soạn thảo chuẩn mực kế toán cho các tổ chức nghề nghiệp độc lập như các nước trong khu vực và theo thông lệ quốc tế.

5.2.4. Đối với nơi đào tạo

Các cơ sở đào tạo chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực kế toán cho DNNVV, do đó chất lượng đào tạo sẽ quyết định năng lực vận dụng khung pháp lý về kế toán vào thực tiễn công tác kế toán tại các doanh nghiệp này. Để hỗ trợ quá trình vận dụng này một cách hiệu quả, tác giả cho rằng cần đưa thêm vào nội dung chương trình giảng dạy cho ngành kế toán dung lượng và thời lượng thích hợp về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý và tổ chức kế toán trong mô hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa để giúp người học nắm bắt ở một mức độ cần thiết nhằm có thể vận dụng và phát huy được kiến thức đã học khi ra trường. Xét một khía cạnh khác, các trường đại học cao đẳng, học viện, cơ sở đào tạo kế toán nói chung, đó là nơi tập trung các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn có kiến thức sâu về lĩnh vực kế toán, do vậy cần tận dụng nguồn chất xám này để đóng góp cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành khung pháp lý về kế toán áp dụng cho DNNVV, góp phần tạo ra sự phản biện xã hội đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy. Đồng thời, cần phải kết hợp chặt chẽ kết quả nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu ứng dụng ở các cơ sở đào tạo này với việc ban hành và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV.

5.2.5. Đối với bản thân DNNVV

Để có thể thực hiện tốt các quy định pháp lý về kế toán, bản thân mỗi DNNVV cần quan tâm hơn đến vấn đề đầu tư xây dựng một hệ thống kế toán phù hợp với quy mô và nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng. Đồng thời, các doanh nghiệp này cần phải chú trọng đến việc tuyển chọn và sử dụng người làm kế toán bởi suy cho cùng, nếu chủ doanh nghiệp có năng lực, nhận thức đúng đắn và tuân thủ pháp luật thì hiệu quả của việc vận dụng các văn bản pháp quy về kế toán và chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc gần như hoàn toàn vào phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 135 - 138)