Nhóm giải pháp liên quan đến định hướng xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNN

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 98 - 126)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định hệ số Cronbach Alpha

Viết báo cáo

4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến định hướng xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNN

toán cho DNNVV ở Việt Nam

4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến định hướng xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNNVV toán cho DNNVV

Để hoạt động kế toán ở doanh nghiệp nói chung, ở DNNVV nói riêng diễn ra thuận lợi, giải pháp đầu tiên là các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải thiết kế và

xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý hoàn chỉnh và một cơ chế đảm bảo việc vận dụng chúng một cách có hiệu quả.

4.3.1.1. Đối với Luật Kế toán

Luật Kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, làm cơ sở để xây dựng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, tạo lập nền tảng pháp lý cho hoạt động kế toán trong suốt thời gian qua. Nội dung Luật Kế toán mặc dù đã tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế tại thời điểm đó, tuy nhiên do những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, chính sách của Nhà nước và yêu cầu hội nhập, mở cửa theo kinh tế thị trường nên đã đến lúc cần nhìn nhận lại nội dung Luật để từng bước sửa đổi, bổ sung và ban hành mới Luật Kế toán nhằm thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội, tránh gây trở ngại cho hoạt động kế toán của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Trong Luật này còn những điểm hạn chế như: một số quy định thiếu thống nhất, thiếu minh bạch dẫn đến khó khăn cho đối tượng thực hiện, ví dụ: sự thiếu thống nhất giữa Luật Kế toán và các Chuẩn mực kế toán, giữa Thông tư hướng dẫn với Nghị định của Chính phủ…Một số quy định áp dụng chung chưa xét đến những đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp là không hợp lý, ví dụ: quy định về người làm kế toán, kế toán trưởng giữa doanh nghiệp gia đình với công ty đại chúng không thể quy định như nhau....Nhiều vấn đề mới đã phát sinh trong thực tế nhưng chưa được quy định trong Luật như vấn đề hợp tác quốc tế về kế toán, về chứng từ điện tử, về Giám đốc tài chính của doanh nghiệp... Theo ông Đặng Văn Thanh – Chủ tịch hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, “Luật Kế toán đã có nhiều vấn đề không còn phù hợp, bộc lộ sự thiếu thống nhất, không hợp lý và thiếu khả thi. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán đã trở thành yêu cầu khách quan và cấp bách”(phát biểu tại hội thảo “Các vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán”, tổ chức ngày 24/09/2013 tại Hà Nội). Những vấn đề mới nảy sinh mà Luật Kế toán 2003 chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ, liên quan đến dịch vụ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, hành nghề kế toán, cách thức cung cấp dịch vụ,…

Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã có nhiều động thái tích cực để triển khai thực hiện dự án sửa đổi bổ sung Luật Kế toán như: thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán (tháng 4/2013), đồng thời Bộ cũng ra công văn số 2098/BTC-CĐKT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiến hành tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Kế toán để gửi về Bộ Tài chính tổng hợp, nghiên cứu sửa đổi. Trên cơ sở các ý kiến đánh giá này cùng với nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính đã đưa ra một số nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán. Trong bản dự thảo này, quan điểm của Bộ Tài chính là đảm bảo phù hợp với cam kết WTO và chiến lược phát triển kế toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (được chính phủ phê duyệt ngày 18/03/2013). Theo chủ trương của Bộ, Luật Kế toán sửa đổi phải tiếp cận gần nhất với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời cũng phù hợp với nền kinh tế thị trường đang dần hoàn thiện của Việt Nam. Bản dự thảo Luật Kế toán sửa đổi lần này đã phần nào giải quyết được một số hạn chế như: không chỉ đề cập đến việc áp dụng mô hình giá gốc như Luật cũ trước đây mà còn hướng từng bước đến việc áp dụng mô hình giá trị hợp lý; đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của kế toán trưởng; sửa đổi một số quy định liên quan đến sổ sách, chứng từ kế toán, lưu trữ tài liệu kế toán không còn theo phương thức thủ công như trước đây mà thay đổi phù hợp với trình độ phát triển công nghệ hiện nay; thay đổi trong quy định về nội dung, phương thức tổ chức quản lý dịch vụ kế toán cho phù hợp với diễn biến tình hình hiện nay;…Tuy nhiên hướng sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán lần này là không rà soát sửa đổi toàn bộ nội dung của Luật, mà chỉ tập trung vào những vấn đề lớn thật sự cần thiết, do đó vẫn còn những nội dung chưa giải quyết được, nhất là liên quan tới đối tượng DNNVV. Luật Kế toán sẽ còn phải sửa đổi nhiều điều khoản và phải bổ sung khá nhiều nội dung mới. Trong dài hạn, theo phương hướng đã vạch ra ở trên, để tránh sự chắp vá trong Luật này, cần nghiên cứu soạn thảo ban hành một Luật Kế toán mới thay thế Luật Kế toán 2003. Theo tác giả, để có cơ sở pháp lý ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV thì trong Luật Kế toán mới cần phải có sự phân biệt rõ ràng nội dung và hoạt động kế toán ở các doanh nghiệp có cấp độ quy mô khác nhau, nêu rõ sự khác biệt về nội

dung thông tin, cách thức trình bày và công bố thông tin, nhu cầu sử dụng thông tin đối với doanh nghiệp lớn và đối với DNNVV để qua đó đưa ra quy định về việc phải xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV. Riêng với các doanh nghiệp này, Luật cần có những điều khoản quy định rõ nội dung tổ chức, yêu cầu thực hiện, cách thức và trách nhiệm trình bày, công bố thông tin cũng như những điều chỉnh các vấn đề này khi có sự chuyển đổi quy mô doanh nghiệp.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa các văn bản pháp quy, chúng ta thấy rằng một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật là tạo ra một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào tiêu chí này cũng được thực hiện một cách triệt để. Vẫn còn tình trạng xung đột giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan về quy định điều kiện, thủ tục đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các luật chưa có sự nhất quán ở mức độ cao, điển hình như khoản 1 điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động theo đúng ngành nghề được ghi trong chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi đó thì điều 3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại (sau này được thay thế bởi Nghị định 187/2013/NĐ-CP cũng như vậy) lại quy định doanh nghiệp có quyền xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa không phụ thuộc chúng có được ghi trong chứng nhận kinh doanh hay không. Sự thiếu thống nhất giữa Luật Kế toán với Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã phá vỡ sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Sự thiếu thống nhất này biểu hiện ở quy định không nhất quán về trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán trong việc lựa chọn, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng lao động với kế toán trưởng và quy định về quyền hạn, trách nhiệm của kế toán trưởng...

Có thể nói, quá trình cải cách hệ thống pháp lý, hoàn thiện các văn bản pháp quy là một quá trình lâu dài, liên tục để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản và xử lý các vấn đề mới nảy sinh. Công tác này giúp tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, trong đó có các DNNVV.

4.3.1.2. Đối với hệ thống chuẩn mực kế toán

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay, theo phương hướng xác lập đã vạch ra ở mục 4.2.2, trước mắt chưa thể ban hành ngay bộ chuẩn mực kế toán dành riêng cho các DNNVV mà phải nhanh chóng thực hiện công việc Bộ Tài chính đang triển khai đó là rà soát lại các chuẩn mực đã ban hành áp dụng chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, quy mô trong nền kinh tế để có những chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và cập nhật theo nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế phiên bản hiện nay đang áp dụng cũng như xu hướng thay đổi trong thời gian tới, từ đó mang lại sản phẩm là bộ chuẩn mực hoàn thiện hơn, sau đó trên cơ sở bộ chuẩn mực này cần ban hành thông tư hướng dẫn các DNNVV thực hiện. Trong đó, căn cứ vào một số đặc điểm của DNNVV để có những điều chỉnh phù hợp như: Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp này khá đơn giản, có tính chất tập trung, thường không phân chia thành nhiều đơn vị con trực thuộc nên cơ cấu tổ chức thông tin đầu ra – lập và công bố thông tin qua BCTC – chỉ là cơ cấu một cấp; Đối tượng kế toán trong các doanh nghiệp này thường không đa dạng, chỉ tập trung vào một số đối tượng có tính truyền thống, phổ biến và thông dụng nên phương pháp xử lý không phức tạp và nội dung thông tin được trình bày khá đơn giản, dễ nhận biết, dễ hiểu nên những quy định liên quan đến việc xử lý và trình bày các khoản mục trên BCTC áp dụng cho DNNVV không bao gồm các đối tượng kế toán chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp lớn, không đưa ra những phương pháp xử lý phức tạp, không cần thiết và chưa yêu cầu phải sử dụng ngay giá trị hợp lý cũng như phương pháp vốn chủ sở hữu thay cho phương pháp giá gốc mà cần có lộ trình nhất định với thời gian chuẩn bị cần thiết cho các doanh nghiệp này; Mặt khác đối tượng sử dụng thông tin của DNNVV thường chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng có quan hệ trực tiếp về mặt lợi ích, yêu cầu cung cấp thông tin cũng không đòi hỏi mức độ chi tiết quá sâu và cũng chỉ giới hạn ở một số BCTC nhất định, do vậy các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và cung cấp thông tin thông qua BCTC trong bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV chỉ giới hạn ở một số báo cáo gắn liền với phạm vi toàn doanh nghiệp, có mức độ trình bày tổng quát, có tính đa dạng để phù hợp với cấp độ doanh

nghiệp và chỉ sử dụng các phương pháp lập đơn giản, dễ thực hiện. Với những đặc điểm đó, khi hướng dẫn áp dụng bộ chuẩn mực kế toán chung cho các DNNVV theo tác giả cần hướng dẫn cụ thể, giới hạn phạm vi áp dụng ở một số chuẩn mực phổ biến, đó là các chuẩn mực sau:

Bảng 4.10 - Giới hạn phạm vi áp dụng chuẩn mực kế toán cho DNNVVV

STT Chuẩn mực Quy định áp dụng chuẩn mực kế toán cho DNNVV

(theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC)

Giới hạn về phạm vi nội dung áp dụng đối với DNNVV (theo đề xuất của tác giả) 1 Chuẩn mực chung Áp dụng đầy đủ Áp dụng đầy đủ 2 Chuẩn mực hàng tồn kho

Không áp dụng phần phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị.

Không nhất thiết phải phân biệt chi phí sản xuất biến đổi và chi phí sản xuất cố định, do đó không đặt ra vấn đề chi phí sản xuất chung cố định phân bổ dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Cần bỏ phương pháp nhập sau xuất trước (như bản dự thảo hiện nay). Giảm bớt một số quy định trình bày trên BCTC, phần nội dung chi phí sản xuất chung không phân bổ. 3 Chuẩn mực

tài sản cố định hữu hình

Không áp dụng thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao

Giảm bớt yêu cầu trình bày BCTC ở đoạn 39 điểm d, đoạn 41

4 Chuẩn mực tài sản cố

định vô hình

và phương pháp khấu hao ở đoạn 70 điểm d

5 Chuẩn mực bất động sản đầu tư

Áp dụng đầy đủ Loại bỏ đoạn 12 do không phù hợp với cơ cấu hoạt động của DNNVV Loại bỏ nội dung cho thuê tài chính và bán bất động sản cho thuê tài chính trong đoạn 27

Giảm bớt một số nội dung trình bày BCTC ở đoạn 31 như điểm (f), (g) và (i)

6 Chuẩn mực thuê tài sản

Không áp dụng nội dung bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động.

Khi áp dụng cho DNNVV nên bỏ quy định nội dung bán và thuê lại tài sản từ đoạn 31 đến đoạn 37 Không đề cập đến ghi nhận thông tin trên BCTC của bên cho thuê đối với trường hợp thuê tài chính (vì không thông dụng đối với DNNVV) từ đoạn 20 đến đoạn 24 Không đề cập đến việc trình bày BCTC đối với bên cho thuê tài sản là thuê tài chính – đoạn 40;

7 Chuẩn mực kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

Không áp dụng: Phương pháp vốn chủ sở hữu; Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi

Đối với phần thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh: loại bỏ các quy định về BCTC hợp nhất của các bên góp vốn liên doanh

ích của các bên góp vốn liên doanh khác; Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho liên doanh.

8 Chuẩn mực ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Không áp dụng nội dung Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài.

Loại bỏ các quy định liên quan đến cơ sở ở nước ngoài vì hiếm khi phát sinh ở DNNVV 9 Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Không áp dụng phần Thuế thu nhập hoãn lại.

Đề nghị áp dụng đầy đủ nhưng thêm vào quy định về lộ trình áp dụng: đối với doanh nghiệp nhỏ do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế thì không phải thực hiện các quy định về thuế thu nhập hoãn lại; với doanh nghiệp vừa thì khuyến khích áp dụng đầy đủ quy định của chuẩn mực, ngoài ra cần xem xét để

loại bỏ một số nội dung liên quan đến công ty mẹ 10 Chuẩn mực các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Áp dụng đầy đủ Đề nghị áp dụng đầy đủ các quy định nhưng cần giảm bớt một số nội dung trình bày BCTC, từ đoạn 79 đến đoạn 84; 11 Chuẩn mực doanh thu Áp dụng đầy đủ Áp dụng đầy đủ 12 Chuẩn mực hợp đồng xây dựng Không áp dụng phần Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Áp dụng đầy đủ 13 Chuẩn mực chi phí đi vay Áp dụng đầy đủ Áp dụng đầy đủ 14 Chuẩn mực trình bày BCTC

Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo.

Loại bỏ các nội dung liên quan đến BCTC hợp nhất

Giảm các nội dung trình bày trong thuyết minh BCTC

15 Chuẩn mực báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc

Loại bỏ các quy định liên quan đến công ty mẹ - công ty con, các quy

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 98 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)