3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2.3. Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
3.2.3.1. Cơ sở của biện pháp.
Quản lý chi phí là quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đƣa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn của doanh nghiệp. Kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng của quản lý chi phí. Đối với nhà quản lý, để kiểm soát đƣợc chi phí phát sinh, điều quan trọng là phải nhận diện ra các loại chi phí, đặc biệt là phải nhận diện đƣợc chi phí nào có thể giảm đƣợc (biến phí) và chi phí nào không thể giảm đƣợc (định phí) để từ đó đƣa ra các biện pháp thích hợp và hiệu quả nhất.
Để tiến hành kinh doanh doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều loại chi phí, có thể phân ra làm 2 loại đó là biến phí và định phí.
Định phí thƣờng bao gồm các khoản mục sau:
- Chi phí khấu hao TSCĐ chi phí tiền lƣơng (về nguyên tắc, chi phí tiền lƣơng gồm định phí và biến phí.Tuy nhiên, theo cơ chế giao quỹ lƣơng nhƣ hiện nay, chúng ta có thể xem khoản mục chi phí này tƣơng đối nhƣ là định phí); chi phí tiền thuê nhà, thuê đất; chi phí trả lãi vay (nếu có); thuế môn bài, thuế nhà, đất.
Biến phí bao gồm các khoản mục cơ bản sau:
- Chi phí phát triển khách hàng, sửa chữa thƣờng xuyên, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nƣớc, điện thoại, nhiên liệu, văn phòng phẩm, hội nghị, khánh tiết, công tác phí…; các chi phí trả bằng tiền khác.
Nhƣ vậy để kiểm soát và giảm chi phí, chúng ta cần tập trung các giải pháp để giảm các khoản mục chi phí thuộc biến phí.