- Khai thác than, vật liệu xây dựng (cát, đá, ), dầu khí.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬ N VÀ ĐỀ NGH Ị
5.1. Kết luận
Nhìn chung trong những năm qua Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước đã có nhiều cố gắng để đạt được những kết quảđáng khích lệ. Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Đặc biệt, trong năm 2008 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng lượng nợ quá hạn của Chi Nhánh chỉ có 232 trđ (chiếm 0,02% trong tổng dư nợ).
Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Chi Nhánh đối với DNVVN qua 4 năm 2007 – 2010 cho thấy: hoạt động tín dụng đối với DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của Chi Nhánh đối với DN; các chỉ tiêu
đánh giá hoạt động tín dụng đều đạt ở mức cao. Sự thành công này của Chi Nhánh đã góp phần vào sự phát triển chung của các DNVVN trên địa bàn Tỉnh. Và để đạt được những kết quả trên cũng là nhờ sự đóng góp nỗ lực rất lớn của cán bộ Phòng Khách Hàng Và Doanh Nghiệp, Ban lãnh đạo Chi Nhánh trong công tác huy động vốn, cho vay, thu nợ, xử lý nợ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được ở Chi Nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: năng lực CBTD, vốn vay đối với DNVVN. Dựa trên
đó khóa luận đã đưa ra hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng của Chi Nhánh.
77
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với Chi Nhánh
Mở rộng cho vay đối với DNVVN, đặc biệt là các DN mới.
Cần nắm bắt các thông tin về các DN một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ giúp cho việc đưa ra quyết định cho vay của Chi Nhánh được chính xác và kịp thời. Đặc biệt là thông qua các tổ chức, hiệp hội DN.
Chi Nhánh phải nâng cao chất lượng thẩm định của CBTD đối với DN. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là các cán bộ trẻvà các CBTD trong hoạt
động thẩm định. Tăng cường CBTD Phòng KH.DN để công tác phục vụ khách hàng ở đây được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của công việc.
Về phía CBTD cần nâng cao khả năng quản lý đối với DN vay vốn, giám sát vốn cho vay đối với DN, cần đảm bảo rằng đồng vốn được DN sử dụng đúng mục
đích.
Chi Nhánh cần xác định những tổn thất dự kiến để chủ động trích lập quỹ dự
phòng rủi ro. Để tổn thất sẽ là ít nhất trong trường hợp xấu: DN hoạt động kém hiệu quả không trảđược nợ.
5.2.2. Đối với DNVVN
DN cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ quản lý từ đó giúp cho hoạt động của DN được hiệu quả hơn. Học cách lập kế hoạch kinh doanh, tạo ra các phương án kinh doanh có hiệu quả, tham gia các lớp đào tạo tăng cường kiến thức về kế toán để lập báo cáo tài chính một cách chuyên nghiệp.
DN cần minh bạch các thông tin báo cáo tài chính, không nên “chế biến” số liệu làm giả số liệu, làm sai lệch báo cáo tài chính của DN. Dẫn đến mất lòng tin của Chi Nhánh, ngân hàng đối với DN làm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn.
Bên cạnh đó, DN cần chủđộng tiếp cận các nguồn tài trợ khác nhau ở trong và ngoài nước, các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ, … Tăng cường năng lực liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tham gia các hiệp hội như: Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Trẻ Bình Phước, Hiệp Hội Các DNVVN Bình Phước, …
78
DN cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin để có thể tiếp nhận các dịch vụ
79
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Võ Thị Minh Hải, 2010. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Bắc Á. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP HCM, 2010
Lê Thụy Ngọc Mai, 2010. Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân Hàng NN & PTNT Bình Phước. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Tài Chính Ngân Hàng, Đại Học Công Nghiệp, 2010.
Báo cáo thường niên của toàn Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam qua 4 năm 2007 - 2010.
Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước qua 4 năm 2007 - 2010.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm của phòng DN.KH thuộc Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước qua 4 năm 2007 - 2010.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra ý kiến khách hàng DN vay vốn tại Chi nhánh:
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Lời đầu tiên: Xin chúc quý khách hàng một ngày làm việc thành công! Bảng câu hỏi trên đây nhằm mục đích đánh giá sự hài lòng của quý khách hàng về công tác phục vụ của phía ngân hàng và giúp cho công tác này được hoàn thiện hơn, rất mong quý khách hàng dành ít thời gian cho những câu hỏi dưới đây.
Chân thành cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của quý khách hàng!
Công ty:………
Địa chỉ:……….
Sốđiện thoại:………Năm thành lập:………... ============================================================= 1. Tên của Quý khách:……….…. Vị trí trong doanh nghiệp:……….. 2. Số vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp là:……… 3. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là:……….. 4. Quý khách có thường xuyên đến giao dịch tại Vietinbank không ?
Hàng ngày Hàng tháng
Hàng tuần Rất ít, khi nào có việc cần thiết 5. Quý khách thực hiện những giao dịch gì ?
Vay Chuyển khoản Tiết kiệm Khác:……… 6. Quý khách có hài lòng khi giao dịch với ngân hàng không ?
- Nếu có, điều gì làm quý khách hài lòng: (có thể chọn nhiều phương án) Thái độ phục vụ của nhân viên. Lãi suất của ngân hàng.
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Khác:………... - Nếu không, điều gì làm quý khách không hài lòng:
Thái độ phục vụ của nhân viên. Lãi suất của ngân hàng. Thủ tục phức tạp, tốn thời gian Khác:………... 7. Lý do gì quý khách chọn ngân hàng giao dịch ?
……….. ……….. 8. Quý khách có giao dịch với Ngân hàng khác không? Nếu có giao dịch những gì ? Nhận xét của quý khách về ngân hàng đó ?
……….. ……….. 9. Trong tương lai, quý khách có giao dịch với Ngân hàng nữa không ?
Có Không
10. Quý khách có giới thiệu sản phẩm của Vietinbank cho bạn bè, người thân không ?
Có Không
11. Quý khách có góp ý gì để hoạt động của ngân hàng được tốt hơn ?
……….. ………..
Đánh giá chung về Ngân hàng: