- Khách hàng được Chi Nhánh cho vay khi đảm bảo các điều kiện sau:
b) Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
- Tín dụng ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tất cả
các thành phần kinh tếđể cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Vốn là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức kinh tế. Khi có đủ vốn họ có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư
sản xuất hay xây dựng cơ bản của mình. Ngược lại, khi thiếu vốn họ sẽ luôn gặp khó khăn trong các quyết định kinh tế, khi có vốn tạm thời nhàn rỗi họ cũng mất chi phí cơ
hội của vốn. Trước tình hình đó các doanh nghiệp cần vốn phải tìm kiếm nguồn vốn để
bù đắp, những doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi lại muốn cho vay.
Tuy nhiên, việc các tổ chức thiếu vốn tìm được chủ thể khác thừa vốn tạm thời trong nền kinh tế là hết sức khó khăn và tốn kém. Sự có mặt của tín dụng ngân hàng
được coi như là một công cụđể kết nối nhu cầu của người có vốn tạm thời nhàn rỗi và người thiếu vốn. Lợi tức đi vay và cho vay của ngân hàng luôn là công cụ điều chỉnh các quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Nhờ có ngân hàng mà vốn tiền tệđược vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích lũy tư bản của các ngân hàng vừa thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của ngân hàng.
- Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn:
Trong nền kinh tế thường tồn tại các ngành có trạng thái phát triển đối lập nhau một số ngành do có điều kiện thuận lợi và có lịch sử lâu dài có thể phát triển tốt với nhiều thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngược lại một số ngành do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kém phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của quốc gia, nhiều quốc gia đã thực hiện phân loại những ngành kinh tế mũi nhọn và
37
những ngành kinh tế kém phát triển để có kế hoạch đầu tư nhằm cân đối lại cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Muốn thực hiện được kế hoạch đó cần phải có vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng điều đó. Ngân hàng cung cấp cho các ngành thực hiện đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực.
Điều này thể hiện qua việc cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển để
khuyến khích đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại:
Trong điều kiện hiện nay, các nước đều thực hiện nền kinh tế mở, nên nhu cầu giao lưu kinh tế với các nước khác là rất cần thiết. Tín dụng ngân hàng là một phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn xuyên quốc gia. Ngoài ra, muốn thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu thì phải có vốn và vốn tín dụng ngân hàng sẽđáp ứng nhu cầu này kịp thời. Ngày nay, xuất phát từ nhu cầu vốn
để hỗ trợ xuất nhập khẩu nhiều ngân hàng đã và đang xúc tiến quá trình xây dựng các ngân hàng hỗ trợ xuất nhập khẩu như ngân hàng hỗ trợ xuất nhập khẩu Eximbank, ...
Tín dụng ngân hàng có một vai trò rất lớn, không chỉđối với ngân hàng mà còn
đối với xã hội. Xã hội càng phát triển thì tín dụng ngân hàng càng trở nên cần thiết.
- Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, doanh nghiệp cần vốn
đầu tư máy móc thiết bị và luôn phải đổi mới công nghệ, ... Tín dụng ngân hàng đáp
ứng được yêu cầu đó với điều kiện phải hoàn trả cả vốn vay và lãi, nếu vi phạm hợp
đồng tín dụng, doanh nghiệp phải chịu phạt như chịu lãi suất nợ quá hạn cao, mất quyền sở hữu tài sản thế chấp, …
Do vậy, doanh nghiệp phải luôn nâng cao hiệu quả sản xuất, cạnh tranh trên thị
trường để kinh doanh có lãi, thu hồi vốn đầu tư trả nợ ngân hàng.
- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình khác trong quá trình hoạt động kinh doanh,
38
các doanh nghiệp này cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DNVVN đóng vai trò rất quan trọng. Nó chẳng những thúc đẩy sự
phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại hệ thống ngân hàng,
đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối, … Để thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển DNVVN, ta xét một số vai trò sau:
+ Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNVVN được liên tục: trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các DN luôn cần cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một DN nào có thểđảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục.
+ Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: khi sử dụng vốn DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả
cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù DN làm
ăn có hiệu quả hay không. Do đó, đòi hỏi các DN muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các DN còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trảđược nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc DN phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
+ Tín dụng góp phần hình thành cơ cấu tối ưu cho DNVVN: trong nền kinh tế
thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy kinh doanh tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với DNVVN do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp. Nếu sử dụng toàn bộ vốn vay từ ngân hàng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả thì DN phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.
39
+ Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN: cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các DN phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNVVN, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các DN lớn trong nước là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các DN này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng cường sức cạnh tranh. Tuy nhiên, để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thểđáp ứng kịp thời, các DNVVN chỉ có thể tìm
đến tín dụng ngân hàng. Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp DN thực hiện
được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
3.1.4. Tín dụng ngân hàng a) Khái niệm a) Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Hiện nay, ngân hàngthương mại là người cho vay lớn nhất đối với các tổ chức kinh tế, dân cư. Với tư cách là tổ chức huy động để cho vay, ngân hàng đã góp phần
đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các thương nhân giúp họ có thêm vốn để
bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội làm ăn tăng lợi nhuận cho chính mình.
Là người huy động vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc tìm kiếm và thu hút vốn từ
các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn xã hội. Là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ
sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệđể đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội. Cơ sở khách quan để hình thành chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã
40
thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở các tổ chức cá nhân này, trong khi các tổ chức cá nhân khác lại có nhu cầu vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả
các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ
chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm: - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp.
- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư.
- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước. Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ
trong nền kinh tế thị trường.