Những tồn tại và hướng giải quyết trong HĐTD giữa Chi Nhánh và DNVVN 1 Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC (Trang 74 - 75)

- Khai thác than, vật liệu xây dựng (cát, đá, ), dầu khí.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Những tồn tại và hướng giải quyết trong HĐTD giữa Chi Nhánh và DNVVN 1 Những tồn tạ

4.5.1. Những tồn tại

Trong quá trình thực tập tại Chi Nhánh cùng với việc thảo luận với cán bộ tín dụng Phòng Khách Hàng Và Doanh Nghiệp, tôi nhận thấy hoạt động tín dụng của Chi Nhánh còn tồn tại những vấn vấn đề sau:

- Về Cán bộ tín dụng: cuối năm 2009 Phòng KH.DN có 2 CBTD xin chuyển công tác sang các Chi Nhánh ở Tỉnh khác (đây là những cán bộđã công tác lâu năm tại Chi Nhánh). Vì vậy mà cuối năm 2010 Chi Nhánh có bổ sung cho Phòng KH.DN 3 nhân viên mới. Tuy nhiên, vì là nhân viên mới nên các CBTD này còn thiếu nhiều kinh nghiệm và chuyên môn trong giao dịch với khách hàng.

- Về khả năng tiếp cận vốn của DNVVN: việc tiếp cận vốn với các DNVVN ở

Tỉnh gặp nhiều khó khăn hạn chế, vốn huy động từ các dự án hay nguồn vốn tài trợ

của nước ngoài là rất khan hiếm, vốn huy động từ thị trường chứng khoán thì các DNVVN không đủ điều kiện. Mặc dù vậy, lại có những rào cản ngăn cách giữa các DNVVN với Chi Nhánh:

+ Về phía Chi Nhánh: do khủng hoảng kinh tế Chi Nhánh buộc phải thắt chặt tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới ngưỡng 30% (2008, 2009), 25% (2010) của Ngân Hàng Nhà Nước.

+ Về phía DNVVN: những hạn chế của các DNVVN chủ yếu trong việc đáp

ứng các yêu cầu cơ bản về chuyên môn của Chi Nhánh. Đó là:

Thứ nhất, thông tin của các DNVVN thường không minh bạch: do hạn chế kiến thức về kế toán, về thông tin tài chính, … nên việc lập kế hoạch tài chính cũng như lập các báo cáo tài chính thiếu chính xác, không trung thực. Do chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với DNVVN, một số DN đã cố tình “chế biến” số liệu, dấu lãi để hưởng chính sách ưu đãi thuế.

Thứ hai, chủ yếu các DNVVN không có tài sản đảm bảo (TSBĐ) để vay vốn. Mặt khác, việc chuyển giao quyền sở hữu về vốn góp bằng tài sản chưa rõ rằng minh bạch gây khó khăn cho Chi Nhánh trong quá trình thẩm định tài chính, thẩm định tài sản đảm bảo.

74

Thứ ba, năng lực quản trịđiều hành của DNVVN kém, còn thói quen điều hành quản trị theo kiểu gia đình. Việc lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý tốt các thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động.

Thứ tư, các DNVVN thiếu điều kiện tiếp cận công nghệ chưa ứng dụng được công nghệ mới, các sản phẩm đưa ra thị trường không có tính cạnh tranh.

Thứ năm, chưa có khả năng liên kết hợp tác với các hiệp hội với phòng thương mại và với Chi Nhánh. Tính thực thi các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ còn hạn chế. Dẫn đến năng lực cạnh tranh của các DNVVN kém.

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)