0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Các loại hình tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC (Trang 41 -44 )

- Khách hàng được Chi Nhánh cho vay khi đảm bảo các điều kiện sau:

b) Các loại hình tín dụng

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đềđể thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:

Dựa vào thời hạn cho vay chia ra làm 3 loại sau:

- Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng

để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: theo quy định hiện nay của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Chủ yếu được đầu tư

mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn còn gọi là tín dụng đầu tư.

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 - 30 năm, một số trường hợp đặc biệt có thể lên đến 40 năm. Loại tín

41

dụng này cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị

phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới, … Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng chia ra các loại sau:

- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố

hoặc được sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.

- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.

Dựa vào xuất xứ tín dụng chia làm 2 loại:

- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khếước hoặc chứng từ nợđã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.

- Cho vay từng lần: cho vay từng lần được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHCV làm thủ tục vay vốn cần thiếtvà ký kết hợp đồng:

Số tiền cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án – Vốn tự có đầu tư vào dự án và vốn khác tham gia (nếu có)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuất, kinh doanh.

- Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụđời sống.

Số tiền cho vay = Tổng mức đầu tư của dự án – Vốn tự có tham gia – Nguồn vốn huy động khác.

- Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn

42

thực hiện theo quy định của quy chế này và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống Đốc NHNN ban hành.

- Cho vay trả góp: khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời gian cho vay.

- Cho vay theo mức tín dụng dự phòng: tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay theo hạn mứcthấu chi: là phương thức cho vay mà NHCV thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính Phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

3.1.5. Lãi suất tín dụng a) Khái niệm a) Khái niệm

Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức tín dụng thu được với tổng số tiền cho vay phát ra trong một khoản thời gian nhất định.

Theo khái niệm đó lãi suất tín dụng là sự biểu hiện số tương đối của lợi tức tín dụng. Dựa vào lãi suất các bên tham gia quan hệ tín dụng có thể xác định mức thu nhập hay chi phí của các khoản tín dụng trong giao dịch.

Lãi suất tín dụng trong kỳ = (Tổng số lợi tức tín dụng trong kỳ thu được / Tổng số tiền cho vay trong kỳ) * 100

Lãi suất tín dụng là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế. Vì vậy, sự hình thành khung lãi suất tín dụng chịu tác động bởi nhiều nhân tố.

Quan hệ cung - cầu về vốn tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Nguồn cung vốn tín dụng phụ thuộc vào lượng vốn tiền nhàn rỗi trong dân cư, quy mô của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tình hình cán cân ngân sách. Nguồn cầu vốn tín dụng phụ thuộc vào mục tiêu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, tình hình thâm hụt cán cân ngân sách, tình hình thu nhập của dân cư, ... Nếu cung vốn tín dụng lớn hơn

43

cầu vốn tín dụng thì lãi suất tín dụng sẽ giảm. Ngược lại, nếu cầu vốn tín dụng lớn hơn cung vốn tín dụng thì lãi suất tín dụng sẽ tăng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC (Trang 41 -44 )

×