0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 51 -54 )

- Xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý

c. Phát hành các giấy tờ có giá:

1.3.2. Nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế xã hội

Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, người dân có thu nhập cao hơn, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, tức là huy động vốn từ tiền gửi dân cư sẽ tăng. Đồng thời tạo môi trường kinh doanh cho ngân hàng có hiệu quả, và từ đó làm tăng vốn tự có của ngân hàng

Khi nền kinh tế không tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, khả năng tiết kiệm của dân cư giảm, huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng sẽ giảm.

- Cơ chế chính sách của Nhà Nước

Hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cơ chế của Nhà nước, trước hết là hành lang pháp lý có ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của NH trong đó có hoạt động huy động vốn tiền gửi từ dân cư như luật tổ chức tín dụng, luật NHNN…

Ví dụ các luật đó quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu của một NHTM bé hơn bằng 8%, hoặc đối với tiền gửi thì các NHTM phải thành lập dự trữ. Ngoài ra hoạt động huy động vốn từ dân cư còn chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ qua hai công cụ chủ yếu là lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Chính sách tiền tệ gián tiếp điều chỉnh lãi suất huy động vốn từ dân cư của NHTM, nếu chính sách tiền tệ nhằm chống lại lạm phát thì NHNN cung ứng tiền ra lưu thông với lãi suất tái chiết khấu làm hạn chế việc đi vay của NHTM, dẫn đến các NHTM tích cực hơn trong việc huy động vốn từ dân cư, do đó có thể làm lãi suất huy động vốn từ dân cư tăng và ngược lại. Khi NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm thắt chặt hoặc nới lỏng khả năng tạo tiền của các NHTM do đó ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn từ dân cư. Hơn nữa mục tiêu của các chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát bình ổn giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chính sách tiền tệ làm tăng thêm thu nhập cho người dân, từ đó dân cư có thêm khoản tiền nhàn rỗi để gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời.

- Thói quen tập quán và thu nhập của dân cư

Ngân hàng là nơi mà khách hàng rất tin tưởng nên khách hàng giao túi tiền của mình cho ngân hàng nhằm thực hiện các mục đích khác nhau như, đảm bảo an toàn chi tiền bạc của mình hoặc nhằm sinh lãi, hoặc hưởng các dịch vụ của ngân hàng…Cho nên ta thường ví ngân hàng như người nắm túi tiền của nền kinh tế. Nếu ngân hàng không được người dân tin tưởng thì ngân hàng không thể thực hiện được vai trò là trung gian tài chính và chắc chắn là sẽ không phát triển

Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy đông vốn của các ngân hàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quên sử dụng tiền mặt ít thì khả năng tiết kiệm của người dân tăng làm nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng được tăng cường

Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nếu ở những vùng dân cư người ta quen dùng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất giữ là chính thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn vào thời kỳ vàng còn có giá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng cất trữ,

còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi thì hoặc bảo quản thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn làm cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên…Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất nhiều, hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toán qua ngân hàng, còn những nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán quan ngân hàng còn rất hạn chế nến ít người mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này sẽ làm giảm khả năng tạo tiền tại hệ thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch

Thu nhập của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của NHTM, thu nhập của người dân càng cao thì khả năng tiết kiệm của họ cang lớn làm lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ lớn và ngược lại.

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được thể hiện ngày càng đa dạng. Từ cạnh tranh về khách hàng tín dụng, cạnh tranh về huy động vốn với nhiều cách thức, tính chất tiếp thị ngày một tinh vi hơn, quyết liệt hơn, với nhiều biểu hiện rõ nét như chính sách khách hàng được chú trọng, mạng lưới huy động vốn được thực hiện hiệu quả hơn.

Thực tế, các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có giới hạn nhất định, và sự tăng hoặc giảm bớt số lượng này là rất khó khăn. Bởi vì, sự gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường của các ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ bởi NHNN. Sự kiểm soát chặt chẽ này, tránh được những tổn thất hoặc mất mát cho nền kinh tế, đồng thời làm cho môi trường kinh doanh lành mạnh và an toàn hơn; Do đặc điểm kinh doanh, các ngân hàng có mối liên hệ mất thiết với nhau trong quá kinh doanh. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 51 -54 )

×