- Xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý
2 Khái niệm và vai trò ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm nghìn năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá 12 thông qua vào ngày 16/6/2010 “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Luật này cũng định nghĩa: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân, và định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ, như: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại
Có thể khẳng định ngân hàng là mạch máu quan trọng của của nền kinh tế, không thể có một nền kinh tế mạnh mà hệ thống ngân hàng lại yếu kém. Ngược lại
một nền kinh tế trì trệ và chậm phát triển thì khó có thể tồn tại một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Vai trò của ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau:
- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác
- Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc
- Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán chẳng hạn như phát hành thư tín dụn, bảo lãnh thanh toán
- Vai trò đại lý: Thanh mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán (thường được thực hiện tại phòng uỷ thác)
- Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội