2.3.2.1 Phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (AAS).
Quang phổ hấp thu nguyên tử là một phương pháp phân tích lượng nhỏ và dạng vết các nguyên tố kim loại trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ ở các loại mẫu khác nhau: quặng, đất, đá, nước, các sản phẩm nông nghiệp, phân bón…
Trong một giới hạn nhất định của nồng độ, giá trị độ hấp thu ánh sáng đặc trưng của từng nguyên tố phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C của nguyên tố cần xác định trong mẫu phân tích theo định luật Lambert-Beer:
A= logIo/I = εlC (2.3)
Phương pháp này được thực hiện trên máy AA-6800 SHIMADZU tại Trung tâm Công nghệ Môi trường tại Tp. HCM, số 01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
2.3.2.2 Phương pháp phổ hấp thu phân tử (UV-Vis).
Sự hấp thu bức xạ trong vùng ánh sáng UV-Vis là do sự chuyển mức của các electron trong nhóm mang màu tạo ra và có thể bị dịch chuyển về phía bước sóng dài hơn nếu có nhóm trợ mang màu gắn với nhóm mang màu. Như vậy, các phân tử có chứa các nhóm mang màu khác nhau có phổ electron khác nhau; các phân tử có cùng nhóm mang màu có phổ electron giống nhau nhưng vị trí của các peak hấp thu phụ
thuộc vào bản chất của các nhóm trợ mang màu liên kết với nhóm mang màu.
Sự hấp thu bức xạ trong vùng ánh sáng UV-Vis cũng tuân theo định luật Lambert-Beer nghĩa là cường độ hấp thu phụ thuộc vào bản chất và nồng độ chất hấp thu.
A = lg(Io/I) = ε. C.l (2.3)
Trong đề tài này, phương pháp phân tích phổ UV-Vis được thực hiện trên máy UV-1800, SHIMADZU (Nhật) tại Trung tâm Công nghệ Môi trường tại Tp. HCM, số
01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.