5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
4.2.3.1. Tổ chức sản xuất
Toàn huyện hiện đang có 12 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó: 05 HTX hoạt động tƣơng đối có hiệu quả so với tiêu chí NTM đã đạt. Tuy nhiên, do sản xuất phát triển, nhu cầu hợp tác để sản xuất và kinh doanh xuất hiện ngày càng lớn ở khu vực nông thôn nên giai đoạn hiện nay và tới đây cần tiếp tục giúp đỡ các xã củng cố để các HTX, tổ hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động và thành lập mới các HTX, tổ hợp tác để đáp ứng nhu cầu liên kết về sản xuất kinh doanh ở các địa phƣơng. Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đạt tiêu chí tại: 10 xã (45.5%).
4.2.3.2. Phát triển các ngành nghề nông thôn (theo quy hoạch ngành nghề nông thôn)
Hiện nay trên địa bàn huyện có 04 làng nghề, theo quy hoạch ngành nghề xây dựng 9 làng nghề tại các địa phƣơng trong toàn huyện; trong giai đoạn 2011-2015 cần xây dựng thêm 6 làng nghề;
Kinh phí: 9,45 tỷ đồng; giai đoạn 2011-2015: 6,1 tỷ đồng.
4.2.3.3. Phát triển sản xuất
cây trồng, vật nuôi chủ lực trong giai đoạn này nhƣ sau:
Phát triển sản xuất cây công nghiệp: Cây cao su: trồng mới 4500 ha (diện tích cây đứng); Cây chè: diện tích trồng mới là 100 ha, diện tích thâm canh là 1.090ha; Cây thuốc lá: diện tích trồng mới là 350ha;
Phát triển sản xuất cây nông nghiệp: Cây rau an toàn, diện tích trồng mới là 100 ha; Sản xuất lúa chất lƣợng cao, diện tích: 400ha.
Phát triển chăn nuôi, thuỷ sản: Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô tƣơng đối lớn; Nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của ngành chăn nuôi năm 2015 nhƣ sau: Chăn nuôi đại gia súc: Tăng 4,2%. Duy trì bình ổn đàn trâu, phát triển tăng mạnh đàn bò, đàn ngựa; Chăn nuôi tiểu gia súc: Tăng 2,6%; Chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm: Tăng 5,2%; Thuỷ sản: Tăng 17,5%.
Phát triển lâm nghiệp: Quản lý quy hoạch đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng: theo 3 loại rừng và theo vùng sinh thái; Phát triển rừng: Phát triển rừng sản xuất gắn với chế biến lâm sản; Phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng (tái sinh tự nhiên, trồng rừng); Công nghiệp rừng và tiêu thụ lâm sản: Khai thác lâm sản: Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ; Chế biến gỗ; Các nội dung khác: Chƣơng trình giống cây lâm nghiệp; Chƣơng trình phát triển rừng theo Quyết định 147....;
Kinh phí đầu tƣ: 695,77 tỷ đồng bằng vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.
4.2.3.4. Tỷ lệ hộ nghèo
Lồng ghép tất cả các chƣơng trình phát triển KT-XH trên địa bàn của tỉnh để giúp nhân dân ở khu vực nông thôn phát triển sản xuất nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần. Theo chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn của tỉnh hiện nay là rất cao chiếm 54,46%. Trong khi tiêu chí quốc gia về theo chuẩn nghèo cũ là <10% do đó chênh lệch giũa tỷ lệ nghèo của huyện hiện tại (theo chuẩn mới) và tỷ lệ chuẩn nghèo theo tiêu chí NTM là rất lớn nên có rất ít xã nào trong nhiệm kỳ đạt đƣợc chuẩn nghèo <10%. Hƣớng phấn đấu giảm nghèo ở các xã là giảm từ 5-6% /năm. Giai đoạn 2011-2020, phấn đấu đạt tiêu chí tại: 10 xã (45,54%).
Nhu cầu vốn cho chƣơng trình giảm nghèo: Bằng các chƣơng trình hỗ trợ theo chính sách của Chính phủ, tỉnh, huyện và nông dân - các doanh nghiệp vay vốn
tín dụng để đầu tƣ vào sản xuất.
4.2.3.5. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, nghiệp
Phấn đấu giảm tỉ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở các xã còn từ 45% trở xuống (so với tỉ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp ở các xã hiện nay còn từ 80 đến trên 97% cao hơn mục tiêu rất nhiều). Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đạt tiêu chí tại: 5 xã (22,72%).
Nâng cao năng lực, chất lƣợng tƣ vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề của các trƣờng, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm.
Ƣu tiên đầu tƣ kinh phí, chỉ tiêu đào tạo nghề cho ngƣời lao động, đặc biệt là kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ.TTg, trong đó tập trung cho 5 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2015.
Ƣu tiên chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề dài hạn, đào tạo nghề phục vụ cho các dự án lớn của huyện dành cho 5 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, đặc biệt là các xã nằm trong vùng dự án lớn, dự án trọng điểm.
4.2.3.6. Nâng cao thu nhập cho người lao động
+ Tập trung phát triển mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn nhƣ: sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
+ Phát triển hệ thống chợ, các ngành nghề dịch vụ nhƣ: Vận tải, xây dựng, chế biến nông sản, cung ứng hàng hoá, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa đồ dân dụng, điện tử….
Vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình hỗ trợ sản xuất của nhà nƣớc và vốn vay tín dụng của nhân dân. Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đạt tiêu chí tại: 7 xã
4.2.4. Văn hoá, xã hội và môi trường
4.2.4.1. Giáo dục và đào tạo
tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) là 60%; lao động nông thôn qua đào tạo đạt 25%; phấn đấu 5 xã xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí.
4.2.4.2. Y tế
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên y tế tại thôn bản cả về chất lƣợng và số lƣợng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cƣờng trang thiết bị và vật tƣ y tế, nâng cao công tác khám chữa bệnh cho ngƣời dân đƣợc tốt nhất. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là: 90%. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia 100%.
4.2.4.3. Xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh
Tiếp tục nâng cao chất lƣợng phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", trọng tâm là xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu dân cƣ văn hóa. Đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao năng lực phục vụ cho phát triển văn hóa- thể thao trên địa bàn xã, hoàn thiện các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các qui ƣớc làng văn hoá. Trong đó, giai đoạn 2011-2020, phấn đấu đạt tiêu chí tại: 10 xã (45,54%). Tỷ lệ số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hoá” là 70%.
4.2.4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn
+ Nƣớc sinh hoạt: Xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sinh hoạt trên địa bàn nông thôn đảm bảo cung cấp thêm 3.380 hộ đƣợc dùng nƣớc sạch. Trong đó, giai đoạn 2011-2015, thực hiện 672 hộ (19,8%).
+ Xử lý chất thải: Ở những nơi có các cơ sở (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề) có các hoạt động xả chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng thì phải có các công trình xử lí chất thải theo qui định. Các hộ gia đình các loại chất thải trong sinh hoạt và chăn nuôi cơ bản đƣợc xử lí (các hố chứa rác thải gia đình, hầm bioga, xử lí bằng hoá chất PE) để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Mỗi xã hoặc thôn có các điểm tập kết và xử lí rác thải đơn giản tập chung (khu vùi lấp hoặc đốt rác thải). Giai đoạn 2011-2015 hoàn thành ở 5 xã (22,72%); giai đoạn 2016 – 2020 cơ bản
các xã còn lại.
+ Các xã có nghĩa trang đạt chuẩn, có Ban quản trang với quy chế quản lý hoạt động phù hợp với phong tục, tập quán của từng vùng, từng dân tộc. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 là: 5 xã (22,72%). Giai đoạn 2016 – 2020 cơ bản các xã có nghĩa trang đạt chuẩn.
Đây là tiêu chí với khối lƣợng rất lớn các công việc cần phải thực hiện, trong đó của nhân dân tham gia là chủ yếu, Nhà nƣớc hỗ trợ theo cơ chế: Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các công trình nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân, xây dựng nghĩa trang, các khu xử lý nƣớc thải, chất thải tập trung do các cơ sở sản xuất xây dựng theo qui định. Chính quyền địa phƣơng tổ chức quản lý và sử dụng các công trình nƣớc sinh hoạt, nghĩa trang và khu xử lý rác thải tập trung. Nhân dân xây dựng các công trình chuồng trại, nhà vệ sinh đúng qui cách (có một phần hỗ trợ của nhà nƣớc từ các chƣơng trình vệ sinh môi trƣờng) dọn dẹp đƣờng làng, ngõ xóm và gia đình, sửa sang vƣờn tƣợc, trồng cây ven đƣờng làng ngõ xóm từ đó tạo ra cảnh quan và môi trƣờng xanh sạch đẹp ở khu vực nông thôn. Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đạt tiêu chí tại: 5 xã (22,72%).
Kinh phí hỗ trợ của nhà nƣớc: 96,0 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2011-2015: 39,0373tỷ đồng; 2016-2020: 22tỷ đồng; 2021-2030: 35tỷ đồng.
4.2.5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
- Xây dựng hệ thống chính trị.
Đảng bộ, chính quyền xã hàng năm đạt “trong sạch, vững mạnh”;
Đổi mới nội dung và phƣơng thức vận động quần chúng để nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và các cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới; các đoàn thể chính trị - xã hội hàng năm đạt danh hiệu tiên tiến trở lên, giai đoạn 2011 – 2015 phấn đấu cơ bản các xã đạt tiêu chí về hệ thống chính trị vững mạnh.
công tác ở các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn; kiện toàn và đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cấp xã đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 có trên 85% số xã xây dựng nông thôn mới có đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định (trong đó 5 xã thực hiện giai đoạn này đạt 100%); giai đoạn 2016 – 2020 có trên 95% số xã xây dựng nông thôn mới có đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định (trong đó có 11 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 1 và 2 đạt chuẩn 100%)
Để phấn đấu 22/22 xã xây dựng nông thôn mới có đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định, giai đoạn 2011 – 2015 cần đào tạo văn hoá cho 136 lƣợt ngƣời, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc trình độ sơ cấp cho 24 lƣợt ngƣời, trình độ trung cấp cho 71 lƣợt ngƣời.
Kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng: 2.396,4 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2011- 2015, thực hiện 100% kinh phí.
- Đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Nhiệm vụ:
Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn đặc biệt là các xã vùng cao và dân tộc thiểu số để hạn chế tiến tới xoá bỏ tình trạng hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Rà soát để cho đăng ký và quản lý hoạt động các điểm nhóm hoạt động đạo Tin Lành theo qui định của nhà nƣớc để hạn chế tình trạng hoạt động tôn giáo không đăng ký trái với pháp luật.
Đẩy mạnh việc vận động nhân dân phát huy truyền thống văn hoá, tín ngƣỡng tốt đẹp của dân tộc, bài trừ các loại văn hoá, tín ngƣỡng xa lạ với truyền thống. tuyên truyền, giải thích cho nhân dân không mắc mƣu các thế lực thù địch dụ dỗ, lôi kéo nhân dân di cƣ tự do, phụ nữ đi khỏi địa bàn để làm mất ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phƣơng.
Xây dựng lực lƣợng công an xã vững mạnh, phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng an ninh bảo vệ tổ quốc.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền pháp luật, Luật giao thông, hạn chế và làm giảm các tệ nạn xã hội, cháy nổ, tai nạn lao động và các vụ việc vi phạm pháp luật khác trên địa bàn. Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu 85% số xã đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội.
4.3. Các giải pháp
Với mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Lào Cai có 35 xã đạt chuẩn Quốc gia về nông thôn mới, kết quả phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" của tỉnh đạt đƣợc trong năm 2011 là bƣớc khởi đầu thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của năm 2012 và những năm tiếp theo. Từ những thành tích đã đạt đƣợc, cùng với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh sẽ đạt nhiều thành tích quan trọng hơn nữa và hoàn thành vƣợt các mục tiêu đã đề ra trong Chƣơng trình xây dựng nông thôn của tỉnh đến năm 2015.
Giải pháp 1: Tập trung tổ chức thực hiện chỉ đạo của Trung ƣơng tại các Thông báo hàng tháng, đặc biệt Thông báo số 39-TB/BCĐNTM ngày 04/11/2010, trong đó có nhấn mạnh chỉ đạo về công tác xây dựng cơ bản, thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn; các chủ trƣơng của tỉnh ủy, BCĐ NTM và UBND tỉnh về NTM:
- BCĐ NTM huyện, các cơ quan thông tin đại chúng chủ động phối hợp, hỗ trợ các xã tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt trong nhân dân về yêu cầu, mục tiêu và nội dung đề án xây dựng thí điểm mô hình NTM; quán triệt và thực hiện đầy đủ phƣơng châm do BCĐ NTM TW chỉ đạo: “dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hƣởng”, coi trọng vai trò làm chủ của ngƣời dân trong tất cả nội dung xây dựng NTM, đồng thời khắc phục tƣ tƣởng ỷ lại của một bộ phận nhân dân vào các nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc các cấp.
- Huy động toàn hệ thống chính trị tham gia thực hiện các nội dung của các đề án xây dựng mô hình NTM. Các địa phƣơng liên quan có Nghị quyết lãnh đạo,
kế hoạch thực hiện đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong quá trình xây dựng NTM; quan tâm bồi dƣỡng, đào tạo, phát triển đảng viên mới từ các nhân tố tích cực trong việc thực hiện các tiêu chí NTM.
- Trên cơ sở kết quả thực hiện trong năm 2010 và năm 2011, những kinh nghiệm trong quá trình triển khai, Ban Quản lý xây dựng NTM các xã hoàn chỉnh xây dựng, trình duyệt kế hoạch năm 2012 (gồm vốn sự nghiệp và vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản), thông qua Ban Chỉ đạo NTM huyện, trình Cơ quan Thƣờng trực Ban Chỉ đạo NTM tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính theo đúng yêu cầu thời gian, để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt. Các sở ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch lồng ghép thực hiện tại các xã thí điểm xây dựng mô hình NTM – trong kế hoạch năm 2012 của đơn vị, gửi Sở Tài chính để xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- BCĐ NTM huyện có kế hoạch hỗ trợ Ban quản lý NTM các xã tổ chức huy