Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đến năm 2020 (Trang 38 - 96)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận theo địa bàn, lãnh thổ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng NTM đƣợc triển khai trên phạm vi rộng. Để đánh giá kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, chính sách cho chƣơng trình, đề tài sẽ tiếp cận các điểm nghiên cứu theo một số địa bàn có tính đại diện cho các vùng miền khác nhau. Cách tiếp cận này đảm bảo các kinh nghiệm đƣợc tổng kết và đề xuất đƣợc áp dụng phù hợp cho các khu vực đặc thù khác nhau.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp lý luận về xây dựng NTM; tổng

hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến các chƣơng trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chƣơng trình; tập hợp, phân loại rõ từng loại nguồn lực cộng đồng, bản chất từng loại, thực tế huy động, các cơ chế chính sách huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động từng loại nguồn lực cộng đồng; tổng hợp các tài liệu từ các chƣơng trình phát triển nông thôn trong nƣớc và quốc tế để rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cộng đồng có thể áp dụng phù hợp cho xây dựng NTM ở Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): lựa chọn các trƣờng hợp

tiêu biểu về thành công hay thất bại trong xây dựng NTM để có những bài học thực tế làm rõ hơn các phân tích, đánh giá trong nghiên cứu.

- Phương pháp PRA: đánh giá nhanh thông qua phỏng vấn có sự tham gia tại

các điểm khảo sát về nhu cầu huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM, những bài học thành công và thất bại, giải pháp phát huy hiệu quả nguồn lực cộng đồng. Cách thức phỏng vấn có sự tham gia giúp tìm ra ý kiến đồng thuận từ các đối tƣợng khác nhau để làm căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên

quan đến nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những nhóm đối tƣợng trả lời khác nhau.

- Tiếp cận có sự tham gia: tổ chức các cuộc họp có sự tham gia để lấy ý kiến

đồng thuận về cách thức, nội dung huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM.

- Tiếp cận phân tích chính sách: nhằm đề xuất cơ chế, chính sách huy động

nguồn lực cộng đồng có hiệu quả cho xây dựng NTM, đề tài sẽ tiếp cận trên khía cạnh phân tích chính sách, đánh giá những điểm phù hợp và những cản trở, hạn chế, đề ra những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM.

- Phương pháp chuyên gia: trao đổi với chuyên gia các cấp từ trung ƣơng

đến địa phƣơng tại các cuộc hội thảo, toạ đàm nhằm thu thập ý kiến đánh giá về các nội dung liên quan đến xây dựng NTM.

- Phương pháp thống kê kinh tế: nhằm đánh giá mức độ quan trọng, tỷ trọng

của từng loại nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM; phân tích các ý kiến đánh giá của cán bộ địa phƣơng về các nội dung liên quan đến huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM.

- Phương pháp so sánh: tìm hiểu bổ sung thông tin từ một xã trong cùng

huyện với xã điểm đƣợc lựa chọn nghiên cứu, nhằm so sánh các vấn đề trong xây dựng NTM giữa một xã điểm đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ với một xã đang bắt đầu tham gia thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng NTM.

2.2.2. Chọn địa bàn nghiên cứu

Đề tài lựa chọn 3 xã đại diện cho 22 xã đƣợc lựa chọn làm điểm trong chƣơng trình xây dựng NTM của huyện để khảo sát nghiên cứu.

Quang Kim là xã vùng thấp nằm ở phía đông nam của huyện Bát Xát, đƣờng biên giới Quốc gia giáp Trung Quốc 6,0 km dọc theo sông Hồng. Địa hình có dạng trung du miền núi bắc bộ gồm nhiều dải đồi thấp liên tiếp.

Trịnh Tƣờng là xã vùng cao biên giới của Huyện Bát Xát, địa hình đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, khe sâu. Địa hình gây ảnh hƣởng nhất định đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, mở rộng các khu dân cƣ.

Cốc San là xã vùng thấp của huyện Bát Xát, nằm trên quốc lộ 4D tuyến Lào Cai - SaPa vì vậy xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu trao đổi hàng hóa. Địa hình có dạng trung du miền núi bắc bộ gồm nhiều dải đồi thấp liên tiếp, thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc.

Bảng 2.1: Thông tin chung 3 xã nghiên cứu STT Xã điểm Số dân Số hộ Số lao động trong độ tuổi Số lao động NN Tỷ lệ lao động NN Diện tích Diện tích đất nông nghiệp Tỷ lệ diện tích đất NN Mật độ dân số Thu nhập bình quân đầu ngƣời Tỷ lệ hộ nghèo Tổng giá trị sản xuất năm 2011 NN CN- TTCN DV

người hộ người Người % ha ha % người/km2 triệu

đồng/năm % đồng tỷ % %

%

1 Xã Quang Kim 5085 1218 3134 2582 82,4 3089 2352,2 76,15 165 13,6 12,08 1.443 82,4 12,7 4,9 2 Xã Trịnh Tƣờng 5628 1117 2984 2809 50 7976 4228,5 53,02 71 5 64,24 650 93,33 3,62 3,05 3 Xã Cốc San 4143 1029 2120 1590 75 1912 1046,6 54,74 216 6,5 38,87 1.443 75 15 10

Nguồn: Báo cáo xây dựng nông thôn mới các xã huyện Bát Xát

Các bước triển khai

a) Nghiên cứu tài liệu, số liệu thứ cấp.

- Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan đến chƣơng trình xây dựng NTM ...

- Tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về xây dựng NTM ở Việt Nam.

b) Nghiên cứu tài liệu sơ cấp:

Tại mỗi xã lựa chọn, làm việc với các đơn vị sau:

- Trao đổi các nội dung liên quan với Ban quản lý xây dựng NTM của xã . - Phỏng vấn đại diện 5 đoàn thể chính trị - xã hội ở từng xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên)

- Phỏng vấn mỗi xã 4 trƣởng thôn (hoặc bí thƣ) tại 3 xã lựa chọn, sau đó phát phiếu hỏi để mỗi cán bộ thôn điền thông tin, ý kiến của mình. Tổng cộng có 12 cán bộ lãnh đạo cấp thôn đƣợc phỏng vấn.

- Tổ chức tại mỗi xã một buổi họp PRA với 30 hộ dân. Tổng cộng có 3 cuộc họp PRA với 90 hộ dân tham gia.

c) Tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo

- Tổng hợp các thông tin phỏng vấn và điều tra tại xã điểm. - Xử lý và phân tích thông tin, số liệu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Do tính chất đặc thù của đề tài nghiên cứu về xây dựng NTM nên hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chính là 19 chỉ tiêu về nông thôn mới đã ban hành theo quyết định 491 của chính phủ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiên tự nhiên-kinh tế xã hội huyện Bát Xát

3.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bát Xát phía tây bắc và đông bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía nam là huyện SaPa và thành phố Lào Cai, phía đông nam là thành phố Lào Cai. Huyện lỵ là thị trấn Bát Xát, nằm cách thành phố Lào Cai 12 km về hƣớng Tây Bắc

3.1.1.2. Diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình

Bát Xát là một huyện vùng cao biên giới, nhiều dân tộc, diện tích đất tự nhiên 106.189,69 ha, với 98 km đƣờng biên giới. Toàn huyện có 22 xã, 01 thị trấn với 244 thôn bản. (có 14 xã thuộc chƣơng trình 135, 10 xã biên giới)

- Địa hình: Toàn bộ nền địa hình Bát Xát đƣợc kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m.

Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tƣơng đối bằng phẳng.

Ảnh hƣởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý kinh tế xã hội.

- Khí hậu thời tiết: Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều.

- Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tƣơng đối đều.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên là 106189,7 ha, chiếm 16,6% diện tích cả cả Tỉnh trong đó: Đất Nông nghiệp chiếm 8.568,4 ha, Đất Lâm nghiệp chiếm

chƣa sử dụng là 45.856 ha. b.Tài nguyên nƣớc

Bát xát có mạng lƣới sông, suối, khe lạch tƣơng đối dày đặc phân bố khắp huyện. Đây là nguồn nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con ngƣời và phát triển kinh tế -xã hội của Huyện. Hàng năm trên địa bàn Huyện còn tiếp nhận khoảng trên 2 tỷ m3 nƣớc mƣa, lƣu lƣợng dòng chảy toàn phần 1500mm. Lƣợng trữ ẩm là 1000mm. Ngoài ra trên toàn huyện còn có nhiều hồ, đập chứa nƣớc.

c. Tài nguyên rừng

Bát Xát là huyện có tài nguyên rừng tƣơng đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích rừng là 50.431,37 ha chiếm 33.7% tổng diện tích rừng của toàn tỉnh. Rừng ở Bát Xát chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại rải rác ở Y Tý, Trung Lèng Hồ. Hệ sinh thái ở Bát Xát còn tƣơng đối tốt, nhiều động thực vật quý hiếm còn tồn tại đặc biệt là ở vùng cao Trung Lèng Hồ và Nậm Pung.

d. Tài nguyên khoáng sản

Bát xát nằm trong vùng sinh khoáng của Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện đƣợc nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn Huyện có một số tài nguyên khoáng sản quý, trữ lƣợng lớn:

Mỏ đồng Sin Quyền với trữ lƣợng là 53,5 triệu tấn, hàm lƣợng đồng trong quặng trung bình 1.03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu đƣợc vàng trữ lƣợng 34,7 tấn, đất hiếm là 333.134 tấn, lƣu huỳnh là 843.100 tấn, bạc là 25 tấn.

Quặng sắt có 16 điểm mỏ kéo dài từ xã Bản Vƣợc đến A Mú Sung dọc bờ sông Hồng. Các điểm mỏ có quy mô nhỏ nhƣng chất lƣợng tốt.

A-pa-tít: Bát Xát có 2 trong 3 phân vùng mỏ Apatit, Phân vùng Bát Xát – Lũng Pô gồm các khu mỏ ở Nậm Chạc, Trịnh Tƣờng và Bản Vƣợc. Và khu vực Bát Xát-Ngòi Bo gồm các khu mỏ Mắc Nhạc Sơn, Làng Mòn, Ngòi Đun-Đồng Hồ.

Trên địa bàn huyện còn có một số mỏ đá vôi, sét xi măng, sét gạch ngói trữ lƣợng lớn chất lƣợng tốt phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra trên địa bản huyện còn có một số mỏ khoáng sản nhƣ Cao lin, Grafit, đất hiếm.

Bát Xát là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa, truyên thống lịch sử, di sản văn hóa. Huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh sống riêng nhƣ ngƣời H’Mông, ngƣời Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang, Ngƣời Dáy trồng bông dệt vải, ngƣời Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa nhƣ: Lễ hội Gầu tào của ngƣời H’Mông, lễ tết nhảy, suối tình của ngƣời Dao, hội xuống đồng của ngƣời Dáy

3.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội

3.1.2.1. Nhân lực: Dân số huyện 14.422 hộ= 72.938 nhân khẩu, có 14 dân tộc anh

em sinh sống, trong đó có 5 dân tộc chiếm đa số: Dân tộc Mông chiếm 30%, Dao chiếm 27%, Dáy chiếm 19%, Kinh chiếm 17%, Hà nhì chiếm 5,7%, mật độ bình quân dân số 68 ngƣời/km2.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 14,7%.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2011 đạt 19,3 triệu đồng.

Bảng 3.1: Dân số và lao động huyện Bát Xát

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011

1 Dân số Ngƣời 71.653 72.938

2 Số hộ Hộ 14.422 14.422

3 Lao động Ngƣời 35.865 35.970

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bát Xát 2011 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

- Hạ tầng giao thông: Hệ thống đƣờng bộ: Toàn huyện có 689km đƣờng các loại, trong đó: Quốc lộ 4D đoạn đi qua 2 xã của huyện dài 12 km đƣợc rải bê tông nhựa, 2 tuyến tỉnh lộ TL155, TL 156 tổng chiều dài 55km đƣợc nâng cấp, rải nhựa, tỉnh lộ 158 dài 95km đã rải nhựa đƣợc 57km, 37 km còn lại đang thi công dự kiến hết năm 2012 sẽ hoàn thành; đƣờng đến trung tâm xã, liên xã tổng chiều dài 73,3 km đạt cấp A/GTNT, đƣờng liên thôn tổng số 385km đi đến 244 thôn bản, trong đó có 192 km ô tô đi đƣợc, còn lại là đƣờng xe máy, ô tô đến đƣợc 175 thôn, xe máy đến đƣợc 69 thôn còn lại, đƣờng tuần tra biên giới, đƣờng ra biên giới: Tổng chiều dài 39 km, đƣờng cấp B/GTNT.

điện với tổng công suất 233 MW, trong đó có 5 nhà máy đã hoàn thành đi vào hoạt động với tổng công suất 64MW, 9 nhà máy đang thi công xây dựng tổng công suất 155MW, 6 nhà máy đang khảo sát lập dự án tổng công suất 14MW. Trong những năm qua, các nhà máy thuỷ điện đã đóng góp sản lƣợng khá lớn cho lƣới điện Quốc gia góp phần ổn định nguồn điện trên địa bàn. Tính đến năm 2010 huyện đã có 100% số xã có điện lƣới Quốc gia, đến nay 186/244 thôn bằng 76% số thôn và 10.514/14.731 hộ bằng 71% số hộ đã đƣợc sử dụng điện lƣới.

- Hạ tầng thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi liên tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp đảm bảo nƣớc tƣới cho 1.130 ha lúa xuân và 3.512 ha lúa mùa, 245 ha nuôi trồng thuỷ sản. Trong huyện đã có 436,8km/891km kênh mƣơng đạt tỷ lệ 44,5% đƣợc kiên cố hoá. Hệ thống đập đầu mối với 156 công trình đƣợc đầu tƣ kiên cố, vận hành có hiệu quả.

- Kết cấu hạ tầng đô thị, khu cụm công nghiệp: Các khu, cụm công nghiệp đƣợc quy hoạch và đã đƣợc nhiều dự án vào đầu tƣ xây dựng nhƣ nhà máy gang thép, Nhà máy gạch tuy nen Phú Hƣng 2 tại Bản Qua, Nhà Máy gạch Phú Hƣng 1, Đức Tiến tại Bản Vƣợc v.v…

- Hạ tầng giáo dục đào tạo: Năm học 2011 - 2012 toàn huyện có 83 trƣờng học và 2 trung tâm đào tạo gồm 25 trƣờng Mầm non, 30 trƣờng tiểu học, 26 trƣờng trung học cơ sở, 2 trƣờng phổ thông trung học, 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và 1 trung tâm dạy nghề với tổng số 960 lớp học với 18.974 học sinh. Hệ thống giáo dục phổ thông luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ, trƣờng PTTH số 1 và trƣờng PTTH số 2 đƣợc xây dựng kiên cố, trƣờng PTDT nội trú đƣợc đầu tƣ nâng cấp, 23 trƣờng THCS, 26 trƣờng tiểu học và 23 trƣờng Mầm non phần lớn đã đƣợc xây dựng bằng nhiều nguồn vốn với tỷ lệ kiên cố hoá đạt 80%, toàn huyện đã có 20 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia.

- Hạ tầng thông tin và truyền thông: Hết năm 2010, mạng viễn thông đã phủ sóng toàn bộ 23/23 xã thị trấn trong huyện, trên địa bàn huyện hiện có 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gồm Vinaphone, Vittel Telecom với trên 2.800 thuê bao (cố định, di động), trên 300 thuê bao Internet băng thông rộng ADSL. Hệ thống cáp quang đến các xã ngày càng hoàn thiện.

- Hạ tầng văn hoá, thể thao, du lịch: Trung tâm văn hoá thông tin thể thao

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đến năm 2020 (Trang 38 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)