Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đến năm 2020 (Trang 42 - 96)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Do tính chất đặc thù của đề tài nghiên cứu về xây dựng NTM nên hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chính là 19 chỉ tiêu về nông thôn mới đã ban hành theo quyết định 491 của chính phủ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiên tự nhiên-kinh tế xã hội huyện Bát Xát

3.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bát Xát phía tây bắc và đông bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía nam là huyện SaPa và thành phố Lào Cai, phía đông nam là thành phố Lào Cai. Huyện lỵ là thị trấn Bát Xát, nằm cách thành phố Lào Cai 12 km về hƣớng Tây Bắc

3.1.1.2. Diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình

Bát Xát là một huyện vùng cao biên giới, nhiều dân tộc, diện tích đất tự nhiên 106.189,69 ha, với 98 km đƣờng biên giới. Toàn huyện có 22 xã, 01 thị trấn với 244 thôn bản. (có 14 xã thuộc chƣơng trình 135, 10 xã biên giới)

- Địa hình: Toàn bộ nền địa hình Bát Xát đƣợc kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m.

Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tƣơng đối bằng phẳng.

Ảnh hƣởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý kinh tế xã hội.

- Khí hậu thời tiết: Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều.

- Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tƣơng đối đều.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên là 106189,7 ha, chiếm 16,6% diện tích cả cả Tỉnh trong đó: Đất Nông nghiệp chiếm 8.568,4 ha, Đất Lâm nghiệp chiếm

chƣa sử dụng là 45.856 ha. b.Tài nguyên nƣớc

Bát xát có mạng lƣới sông, suối, khe lạch tƣơng đối dày đặc phân bố khắp huyện. Đây là nguồn nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con ngƣời và phát triển kinh tế -xã hội của Huyện. Hàng năm trên địa bàn Huyện còn tiếp nhận khoảng trên 2 tỷ m3 nƣớc mƣa, lƣu lƣợng dòng chảy toàn phần 1500mm. Lƣợng trữ ẩm là 1000mm. Ngoài ra trên toàn huyện còn có nhiều hồ, đập chứa nƣớc.

c. Tài nguyên rừng

Bát Xát là huyện có tài nguyên rừng tƣơng đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích rừng là 50.431,37 ha chiếm 33.7% tổng diện tích rừng của toàn tỉnh. Rừng ở Bát Xát chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại rải rác ở Y Tý, Trung Lèng Hồ. Hệ sinh thái ở Bát Xát còn tƣơng đối tốt, nhiều động thực vật quý hiếm còn tồn tại đặc biệt là ở vùng cao Trung Lèng Hồ và Nậm Pung.

d. Tài nguyên khoáng sản

Bát xát nằm trong vùng sinh khoáng của Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện đƣợc nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn Huyện có một số tài nguyên khoáng sản quý, trữ lƣợng lớn:

Mỏ đồng Sin Quyền với trữ lƣợng là 53,5 triệu tấn, hàm lƣợng đồng trong quặng trung bình 1.03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu đƣợc vàng trữ lƣợng 34,7 tấn, đất hiếm là 333.134 tấn, lƣu huỳnh là 843.100 tấn, bạc là 25 tấn.

Quặng sắt có 16 điểm mỏ kéo dài từ xã Bản Vƣợc đến A Mú Sung dọc bờ sông Hồng. Các điểm mỏ có quy mô nhỏ nhƣng chất lƣợng tốt.

A-pa-tít: Bát Xát có 2 trong 3 phân vùng mỏ Apatit, Phân vùng Bát Xát – Lũng Pô gồm các khu mỏ ở Nậm Chạc, Trịnh Tƣờng và Bản Vƣợc. Và khu vực Bát Xát-Ngòi Bo gồm các khu mỏ Mắc Nhạc Sơn, Làng Mòn, Ngòi Đun-Đồng Hồ.

Trên địa bàn huyện còn có một số mỏ đá vôi, sét xi măng, sét gạch ngói trữ lƣợng lớn chất lƣợng tốt phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra trên địa bản huyện còn có một số mỏ khoáng sản nhƣ Cao lin, Grafit, đất hiếm.

Bát Xát là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa, truyên thống lịch sử, di sản văn hóa. Huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh sống riêng nhƣ ngƣời H’Mông, ngƣời Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang, Ngƣời Dáy trồng bông dệt vải, ngƣời Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa nhƣ: Lễ hội Gầu tào của ngƣời H’Mông, lễ tết nhảy, suối tình của ngƣời Dao, hội xuống đồng của ngƣời Dáy

3.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội

3.1.2.1. Nhân lực: Dân số huyện 14.422 hộ= 72.938 nhân khẩu, có 14 dân tộc anh

em sinh sống, trong đó có 5 dân tộc chiếm đa số: Dân tộc Mông chiếm 30%, Dao chiếm 27%, Dáy chiếm 19%, Kinh chiếm 17%, Hà nhì chiếm 5,7%, mật độ bình quân dân số 68 ngƣời/km2.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 14,7%.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2011 đạt 19,3 triệu đồng.

Bảng 3.1: Dân số và lao động huyện Bát Xát

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011

1 Dân số Ngƣời 71.653 72.938

2 Số hộ Hộ 14.422 14.422

3 Lao động Ngƣời 35.865 35.970

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bát Xát 2011 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

- Hạ tầng giao thông: Hệ thống đƣờng bộ: Toàn huyện có 689km đƣờng các loại, trong đó: Quốc lộ 4D đoạn đi qua 2 xã của huyện dài 12 km đƣợc rải bê tông nhựa, 2 tuyến tỉnh lộ TL155, TL 156 tổng chiều dài 55km đƣợc nâng cấp, rải nhựa, tỉnh lộ 158 dài 95km đã rải nhựa đƣợc 57km, 37 km còn lại đang thi công dự kiến hết năm 2012 sẽ hoàn thành; đƣờng đến trung tâm xã, liên xã tổng chiều dài 73,3 km đạt cấp A/GTNT, đƣờng liên thôn tổng số 385km đi đến 244 thôn bản, trong đó có 192 km ô tô đi đƣợc, còn lại là đƣờng xe máy, ô tô đến đƣợc 175 thôn, xe máy đến đƣợc 69 thôn còn lại, đƣờng tuần tra biên giới, đƣờng ra biên giới: Tổng chiều dài 39 km, đƣờng cấp B/GTNT.

điện với tổng công suất 233 MW, trong đó có 5 nhà máy đã hoàn thành đi vào hoạt động với tổng công suất 64MW, 9 nhà máy đang thi công xây dựng tổng công suất 155MW, 6 nhà máy đang khảo sát lập dự án tổng công suất 14MW. Trong những năm qua, các nhà máy thuỷ điện đã đóng góp sản lƣợng khá lớn cho lƣới điện Quốc gia góp phần ổn định nguồn điện trên địa bàn. Tính đến năm 2010 huyện đã có 100% số xã có điện lƣới Quốc gia, đến nay 186/244 thôn bằng 76% số thôn và 10.514/14.731 hộ bằng 71% số hộ đã đƣợc sử dụng điện lƣới.

- Hạ tầng thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi liên tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp đảm bảo nƣớc tƣới cho 1.130 ha lúa xuân và 3.512 ha lúa mùa, 245 ha nuôi trồng thuỷ sản. Trong huyện đã có 436,8km/891km kênh mƣơng đạt tỷ lệ 44,5% đƣợc kiên cố hoá. Hệ thống đập đầu mối với 156 công trình đƣợc đầu tƣ kiên cố, vận hành có hiệu quả.

- Kết cấu hạ tầng đô thị, khu cụm công nghiệp: Các khu, cụm công nghiệp đƣợc quy hoạch và đã đƣợc nhiều dự án vào đầu tƣ xây dựng nhƣ nhà máy gang thép, Nhà máy gạch tuy nen Phú Hƣng 2 tại Bản Qua, Nhà Máy gạch Phú Hƣng 1, Đức Tiến tại Bản Vƣợc v.v…

- Hạ tầng giáo dục đào tạo: Năm học 2011 - 2012 toàn huyện có 83 trƣờng học và 2 trung tâm đào tạo gồm 25 trƣờng Mầm non, 30 trƣờng tiểu học, 26 trƣờng trung học cơ sở, 2 trƣờng phổ thông trung học, 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và 1 trung tâm dạy nghề với tổng số 960 lớp học với 18.974 học sinh. Hệ thống giáo dục phổ thông luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ, trƣờng PTTH số 1 và trƣờng PTTH số 2 đƣợc xây dựng kiên cố, trƣờng PTDT nội trú đƣợc đầu tƣ nâng cấp, 23 trƣờng THCS, 26 trƣờng tiểu học và 23 trƣờng Mầm non phần lớn đã đƣợc xây dựng bằng nhiều nguồn vốn với tỷ lệ kiên cố hoá đạt 80%, toàn huyện đã có 20 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia.

- Hạ tầng thông tin và truyền thông: Hết năm 2010, mạng viễn thông đã phủ sóng toàn bộ 23/23 xã thị trấn trong huyện, trên địa bàn huyện hiện có 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gồm Vinaphone, Vittel Telecom với trên 2.800 thuê bao (cố định, di động), trên 300 thuê bao Internet băng thông rộng ADSL. Hệ thống cáp quang đến các xã ngày càng hoàn thiện.

- Hạ tầng văn hoá, thể thao, du lịch: Trung tâm văn hoá thông tin thể thao huyện thƣờng xuyên hoạt động có hiệu quả, đã có 2 nhà văn hoá đa năng cấp xã, 98

tập nhƣ sân tenis, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá v.v…phục vụ nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao cho nhân dân.

Huyện đã hình thành 4 tuyến du lịch và 6 điểm du lịch cộng đồng (Homestay), đề án phát triển du lịch đã đƣợc xây dựng và triển khai, trên địa bàn huyện đã có 7 nhà nghỉ phục vụ khách du lịch và 15 cơ sở lƣu trú trong dân đƣợc hình thành.

- Kết cấu hạ tầng Y tế: Bệnh viên đa khoa huyện đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp từ 50 lên 150 giƣờng bệnh, 4 phòng khám đa khoa khu vực (Bản Vƣợc, Trịnh Tƣờng, Mƣờng Hum, Y Tý) đều đã đƣợc đầu tƣ, trạm y tế ở 19 xã còn lại cũng đã đƣợc nâng cấp. Đội ngũ Bác sỹ, thầy thuốc, trang thiết bị từng bƣớc đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. Huyện đã có 14/23 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt trên 80%.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn:

Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt năm 2011 đạt 38.617 tấn, tăng 3.500 tấn so với năm 2010, tăng 15% so với kế hoạch, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 529 kg/ngƣời/năm tăng 56 kg so với năm 2010. Giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 48,4 triệu đồng/ ha, tăng 27 % so với năm 2010.

Cây lƣơng thực thâm canh đạt hiệu quả cao: Lúa 4.639 ha tăng 68 ha so với năm 2010 (cả 2 vụ). Trong đó diện tích sản xuất lúa giống 80 ha, Lúa cao sản chiếm 60% diện tích; Lúa chất lƣợng cao chiếm 31,7% diện tích. Vùng Ngô 3.800 ha tăng 242 ha so với năm 2010. Trong đó ngô cao sản là 3.654 ha chiếm 96% diện tích.

Các cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng phát triển về quy mô và chất lƣợng: Cây chuối xuất khẩu 300 ha (120 ha cho thu hoạch), sản lƣợng ƣớc đạt 7.000 tấn chuối cho thu nhập 42 tỷ đồng; Cây dứa 62 ha, sản lƣợng 1.300 tấn, giá trị 5,2 tỷ đồng, Cây dƣa hấu diện tích 53 ha, sản lƣợng 600 tấn, giá trị 3,5 tỷ đồng; Vùng chè trồng mới 43 ha, đạt 215% so với KH tỉnh giao, luỹ kế diện tích chè hiện có 467 ha, sản lƣợng đạt trên 500 tấn chè bút tƣơi/ năm. Duy trì chăm sóc tốt vùng Thảo Quả 1.695 ha, sản lƣợng năm 2011 đạt 425 tấn, giá trị trên 40 tỷ đồng. Cây xuyên khung 35 ha, sản lƣợng đạt 40 tấn. Bƣớc đầu trồng thử nghiệm 30 ha cây Lê Tai

chân ruộng 1 vụ cho kết quả tốt.

Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, đàn đại gia súc là: 25.881 con đạt 97,3% KH, giảm 8,5% so với cùng kỳ do ảnh hƣởng của đợt rét đậm đầu năm làm 2.807 con trâu bò chết rét . Đàn lợn phát triển tốt tăng 5,4% so với năm 2010, có 72 hộ gia đình có quy mô đàn lợn từ 50 con trở lên, cho thu nhập hàng năm trên 350 triệu đồng. Nhiều mô hình vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao đƣợc đƣa vào sản xuất nuôi lợn rừng ở Quang Kim, Nhím ở thị trấn bƣớc đầu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ hộ. Thực hiện việc hỗ trợ tiền mua trâu bò, làm chuồng trại cho các hộ có gia súc chết rét đầu năm 2011 với tổng số 2054 hộ đƣợc hỗ trợ 4.938 triệu đồng. Trong đó tiền mua gia súc: 2.086 triệu đồng, hỗ trợ làm chuồng trại: 2.852 triệu đồng, đến nay cơ bản những hộ đƣợc hỗ trợ đã mua gia súc và làm chuồng trại xong.

Tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đƣa vùng sản xuất thuỷ sản lên 245ha, Trong đó 78% diện tích đƣợc đầu tƣ nuôi thâm canh tăng năng xuất với giá trị bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 81,6 triệu đồng/ ha. Cá biệt có mô hình đạt 600 triệu/ ha. Triển khai mới và mở rộng các cơ sở nuôi cá nƣớc lạnh tại Y Tý, Dền Sáng với diện tích 1,6 ha, sản lƣợng năm 2011 đạt 20 tấn, trị giá 4 tỷ đồng ( Y Tý).

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới: Là nhiệm vụ trọng tâm, Ban chấp hành đã ban hành Đề án, Ban thƣờng vụ Huyện uỷ ban hành Chỉ thị, Uỷ ban MTTQVN huyện đã phát động phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới.Tập trung chỉ đạo tiến độ hoàn thành các tiêu chí đối với các xã thực hiện giai đoạn I .

- Phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT – XH:

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục giữ đƣợc tốc độ phát triển cao, giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp năm 2011 ƣớc đạt 229,5 tỷ đồng tăng 25% so với 2010.

Xây dựng cơ bản: Huyện tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, của tỉnh dành nguồn lực đầu tƣ lớn cho xây dựng cơ bản qua các chƣơng trình dự án, đồng thời cũng nhận đƣợc nhiều nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp cho xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, tổng số nguồn vốn đƣợc phê duyệt là 1.717 tỷ đồng (năm 2011).

Tài chính: Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2011 đạt 660 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2010. Trong đó thu xuất nhập khẩu 450 tỷ đồng, thu nội địa 210 tỷ đạt 160% KH, tăng 31% so với năm 2010. Tổng chi ngân sách 264,8 tỷ đạt 100% KH năm 2011 đáp ứng đƣợc yêu cầu chi thƣờng xuyên. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã chủ động tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn đã đƣợc giao các cơ quan đơn vị.

Hoạt động tín dụng: Đẩy mạnh cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất, trong năm 2011 đã cho vay đƣợc gần 100 tỷ đồng, tổng dƣ nợ tín dụng là 320 tỷ đồng tăng 21 % so với năm 2010.

- Về thƣơng mại, dịch vụ, du lịch: Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển tốt, hoạt động XNK qua cửa khẩu phụ Bản Vƣợc tăng mạnh, kim ngạch XNK trên 900 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so năm 2010. Trên địa bàn huyện có 7 chợ thƣờng xuyên có trên 1.000 hộ kinh doanh cố định, Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện đạt 110 tỷ đồng bằng 127% KH năm 2011 và tăng 30% so với cùng kỳ .

Dịch vụ bƣu chính viễn thông mở rộng đến 23/23 xã, thị trấn. Các xã đều có điểm văn hoá, bƣu điện và đƣợc phủ sóng điện thoại di động, thông tin liên lạc thuận lợi đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đến năm 2020 (Trang 42 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)