Giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học cho đề xuất một số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 70 - 79)

* Nâng cao dân trí cho người dân về quản lý bảo vệ rừng

Để nâng cao dân trí cho ngƣời dân về công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và quản lý cháy rừng nói riêng cần phải thực hiện xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng.

Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho ngƣời dân về vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ: bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, điều tiết khí hậu...Từ việc tuyên truyền làm cho ngƣời dân nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình trong công tác PCCCR nói riêng và quản lý bảo vệ rừng nói chung. Trƣớc, trong mùa cháy rừng, ở những nơi đông khách đến tham quan du lịch nhƣ: vịnh Hạ Long, hồ Cao Vân...cần phải vận dụng tăng cƣờng thêm các hình thức tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm nhƣ: panô, biển báo, khẩu hiệu... để giúp mọi ngƣời nhận thức đúng đắn, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.

71

Đời sống của ngƣời dân sống gần rừng thƣờng còn nhiều khó khăn, cần đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của nhà nƣớc. Vì vậy nhà nƣớc cần có những chính sách ƣu tiên để cho họ có cuộc sống ổn định, đời sống đƣợc nâng cao, từ đó để cho họ có ý thức bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng.

- Có cơ chế phù hợp thu mua các sản phẩm đầu ra từ rừng của ngƣời dân để họ yên tâm gắn bó, làm giàu trên diện tích rừng đã đƣợc giao khoán, bảo vệ. Đồng thời chính quyền địa phƣơng đẩy mạnh công tác khuyến Nông - Lâm, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ngƣời dân có kiến thức tốt nhất trong việc kinh doanh, bảo vệ và phát triển rừng.

- Ƣu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng xa trung tâm của thành phố Hạ Long, tạo điều kiện cho ngƣời dân đi lại thuận, cải thiện đời sống tốt cho ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng.

- Những khu vực rừng giáp các Công ty khai thác than, đặc biệt là Công ty than có vỉa lộ thiên, chính quyền địa phƣơng cần có những cam kết với các mỏ than đó trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng.

- Đối với những chủ hộ có diện tích đất rừng lớn cần xây dựng những chính sách, quy định cụ thể trong việc đầu tƣ trang thiết bị và các công trình phòng cháy tốt (đƣờng băng cản lửa). Để từ đó giảm bớt thiệt hại do cháy rừng gây ra.

- Có những chính sách hỗ trợ đầu tƣ thêm cho ngƣời làm rừng tham gia tích cực trong công tác PCCCR, xây dựng hệ thống PCCCR tốt. Để từ đó nêu gƣơng cho các chủ rừng khác làm theo.

72

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài đi đến một số kết luận sau:

(1) Rừng tự nhiên ở thành phố Hạ Long chủ yếu là rừng ngập mặn, vì vậy cháy rừng không xảy ra. Chỉ cần quản lý bảo vệ và phát triển tốt rừng ngập mặn nhằm góp phần bảo vệ tránh sự xâm thực của nƣớc mặn vào khu dân cƣ, đất sản xuất. Góp phần vào công cuộc bảo vệ phát triển rừng nhằm chống lại biến đổi khí hậu hiện nay. Cần có những quy hoạch phát triển diện tích rừng ngập mặn hiện có, quy hoạch các khu nuôi trồng thuỷ sản cho phù hợp với từng địa phƣơng tránh tình trạng chặt phá rừng ngập mặn bừa bãi.

(2) Ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan môi trƣờng cần thƣờng xuyên quan tâm đến công tác PCCCR trên diện tích của đơn vị, xây dựng các phƣơng án PCCCR hàng năm để các cơ quan cấp trên phê duyệt. Đồng thời tham gia tuyên truyền, vận động ngƣời dân sống xung quanh rừng thực hiện tốt các công tác PCCCR nhất là vào mùa khô hanh.

(3) Rừng trồng Thông nhựa, Keo tai tƣợng, Bạch đàn ở khu vực nghiên cứu có nhiều cấp tuổi khác nhau. Giữa các lâm phần cùng tuổi trong cùng khu vực có độ tàn che, độ che phủ trung bình, thành phần của lớp cây bụi thảm tƣơi không có sự sai khác nhau rõ rệt. Giữa các lâm phần khác tuổi có sự khác nhau về độ tàn che, độ che phủ và chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tƣơi, thành phần của lớp thực bì lại khá đồng nhất với nhau.

(4) Khối lƣợng VLC dƣới các trạng thái rừng trồng ở các lâm phần khác tuổi có sự khác nhau. Trong đó lƣợng thảm khô, thảm tƣơi dễ cháy chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là trạng thái rừng Thông và Bạch đàn, rất nguy hiểm đối với nguy cơ cháy rừng.

(5) Sự ảnh hƣởng của đặc điểm VLC tới đặc tính đám cháy khá rõ nét đến tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa; khi độ ẩm càng thấp tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa càng cao, ngƣợc lại khi độ ẩm càng cao thì tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa thấp thậm chí VLC không cháy.

73

- Ảnh hƣởng của điều kiện khí tƣợng đến đặc tính đám cháy cũng tƣơng đối lớn đặc biệt là tốc độ gió. Khi gió càng mạnh tốc độ cháy lan càng lớn, chiều cao ngọn lửa càng cao và dễ dẫn đến cháy tán hơn.

Địa hình cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến vận tốc cháy và chiều cao ngọn lửa, đặc biệt là độ dốc ảnh hƣởng lớn đến tốc độ cháy lan của đám cháy, khi độ dốc quá lớn có thể dẫn đến cháy tán rất nhanh.

(6) Đề tài đã tiến hành một số biện pháp tổng hợp quản lý VLC đối với các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

+ Quản lý nguồn VLC

Việc quản lý nguồn VLC cần thực hiện theo đúng những quy trình cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất nguồn VLC, tránh nguy cơ cháy rừng.

+ Trồng rừng hỗn giao: đây là biện pháp vừa tăng tính đa dạng sinh học cho rừng vừa giảm đƣợc cháy rừng xảy ra.

+ Xây dựng đƣờng băng cản lửa: có thể là băng trắng hoặc băng xanh, nhƣng khi điều kiện cho phép thì nên xây dựng đƣờng băng xanh. Trong khu vực còn có một số hệ thống đƣờng vận xuất có thể lợi dụng những đƣờng này hàng năm tu bổ để làm đƣờng băng cản lửa.

+ Đốt trƣớc có điều khiển: đây là một biện pháp giảm nhanh nguồn VLC cho rừng, không phải tiến hành đốt trƣớc trên toàn bộ diện tích rừng trồng mà chỉ tiến hành đốt ở những nơi có nguy cơ cháy rừng cao. Việc đốt trƣớc có điều khiển phải phụ thuộc vào tuổi rừng, độ dốc, tốc độ gió, thời điểm đốt… Đốt trƣớc cần có sự tính toán tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của việc đốt trƣớc đến rừng.

+ Cần thực hiện những biện pháp tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu đƣợc vai trò của rừng, hiểu đƣợc tác hại của cháy rừng để họ tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Ngoài ra cần xây dựng và thực hiện những chính sách ƣu tiên cho những ngƣời sống gần rừng.

74

Tồn tại

- Do thời gian và điều kiện còn nhiều hạn chế nên đề tài mới chỉ nghiên cứu đƣợc một số trạng thái rừng trên một số địa điểm nhất định, chƣa nghiên cứu đƣợc diễn biến của khối lƣợng và độ ẩm của VLC theo các mùa trong năm. Vì vậy việc nghiên cứu chƣa đƣợc sâu, tính chính xác còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chƣa nghiên cứu đƣợc các loài cây có khả năng phòng cháy cho khu vực nghiên cứu, để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng thông qua việc trồng rừng hỗn giao, trồng băng xanh cản lửa cho rừng.

- Chƣa nghiên cứu đƣợc ảnh hƣởng của đốt trƣớc đến tình hình sinh trƣởng của cây rừng, đất rừng cũng nhƣ môi trƣờng sinh thái sau khi đốt.

- Những đề xuất của việc đốt trƣớc có điều khiển ở những khu rừng dễ cháy chƣa thật toàn diện, chƣa nghiên cứu về kinh phí cho việc tổ chức đốt trƣớc, dụng cụ trang bị cho đốt trƣớc…

- Điều kiện dân cƣ ở thành phố Hạ Long đông đúc, đề tài chƣa đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của mật độ dân số đến đề xuất những biện pháp PCCCR. Vì vậy, các biện pháp đƣa ra chƣa thật tối ƣu cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để những phƣơng pháp dự báo đƣa ra là chính xác tuyệt đối nhằm quản lý hiệu quả tình hình cháy rừng cho khu vực.

Kiến nghị

Trên cơ sở những kết luận và tồn tại nêu trên đề tài có một số kiến nghị sau: - Trong thực tế công tác trồng rừng hiện nay, cần nghiên cứu thêm nhiều loài cây nữa để phù hợp với mục đích kinh doanh đồng thời làm giảm nguồn vật liệu dễ cháy cho rừng. Việc nghiên cứu để giảm nguồn VLC cần làm trong khoảng thời gian dài, thƣờng xuyên hơn nữa để đảm bảo độ chính xác cho từng khu vực.

- Xây dựng bản đồ quản lý lửa rừng để trên cơ sở đó theo dõi diễn biến tình hình cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng, những khu vực thƣờng xuyên xảy ra cháy rừng cần có những biện pháp quản lý bảo vệ tốt để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

75

- Cháy rừng có liên quan đến nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố thời tiết, vì vậy cần nghiên cứu thêm ảnh hƣởng của một số nhân tố (nhiệt độ, độ ẩm không khí) đến độ ẩm và khối lƣợng VLC để có những biện pháp đề xuất chính xác hơn.

- Cần xây dựng và ban hành quy phạm đốt trƣớc có điều khiển đối với rừng trồng nói chung và những khu rừng dễ cháy nói riêng để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. `

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT:

1. Nguyễn Tuấn Anh (2008), Phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh Quảng

Bình, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Hà Tây.

2. Bộ NN và PTNT (2004), Cẩm nang phòng cháy và chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ NN và PTNT (2004), Văn bản pháp quy về PCCCR, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hƣng, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (1992), Quản lý bảo vệ rừng, Giáo trình tập I, II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Mộng Chân, Phạm Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bế Minh Châu (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng cháy của vật liệu dưới rừng thông góp phần hoàn thiện phương pháp dự báo cháy rừng tại một số vùng trọng điểm thông ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bế Minh Châu (2008), Quản lý lửa rừng, Bài giảng cho cao học lâm nghiệp, Hà Nội.

8. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2002), Lửa rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh (2007), Dự án nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh giai đoạn 2007-2010.

10. Chính phủ (2006), Nghị định số 09 ngày 26/01/2006, Quy định về

phòng cháy, chữa cháy rừng, Hà Nội.

11. Chính phủ (2003), Nghị định số 121 ngày 21/10/2003, về chế độ, chính

77

12. Nguyễn Tiến Đạt (2004), Nghiên cứu phương pháp dự báo cháy rừng

cho một số kiểu rừng dễ cháy tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ khoa học

Lâm nghiệp, Hà Tây.

13. Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng, Phạm ngọc Hƣng(1983), Phòng cháy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chữa cháy rừng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

14. Phó Đức Đỉnh (1996), Nghiên cứu biện pháp phòng chống cháy rừng

thông non Lâm Đồng, Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Thị Hiền (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh phương pháp dự báo cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học.

16. Hà Văn Hoan (2007), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý vật

liệu cháy cho rừng trồng tại huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, Luận văn

thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp.

17. Phạm Ngọc Hƣng (1988), Xây dựng phương pháp dự báo cháy rừng

thông nhựa (Pinus merkusii), Quảng Ninh, Luận án phó tiến sĩ Nông

nghệp, Hà Nội.

18. Phạm Ngọc Hƣng (2001), Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp

phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Phạm Ngọc Hƣng (2004), Quản lý cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nghệ An.

20. Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa (2002), Đất lâm

nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Phùng Ngọc Lan (1986), Giáo trình Lâm sinh học tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Phan Thanh Ngọ (1996), Nghiên cứu một số biện pháp phòng cháy

chữa cháy rừng Thông ba lá, rừng tràm ở Việt Nam, Luận án PTS khoa

học Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Phòng thống kê Thành phố Hạ Long (2009), Báo cáo chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu năm 2009.

78

24. Lê Văn Tập (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh cấp dự

báo cháy rừng cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu

khoa học. 32

25. Nguyễn Đình Thành (2009), Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật

lâm sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trồng ở Bình Định, Luận

án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.12

26. Trần Văn Thắng (2008), Nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng vườn Quốc gia U Minh

Thượng, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Hà Tây.

27. Võ Đình Tiến (1995), “Phƣơng pháp dự báo, lập bản đồ, khoanh vùng trọng điểm cháy rừng ở Bình Thuận”, Tạp chí Lâm Nghiệp (Số 10), tr11 – 14. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích

Thống kê trong Lâm nghệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.14

29. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, Nguyễn Văn Tuấn (2001), Tin học

ứng dụng trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghệp, Hà Nội.

30. Trịnh Phú Thuận (2010), Nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý

cháy rừng tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ lâm

nghiệp, Hà Tây

31. UBND thành phố Hạ Long (2011), Báo cáo tổng hợp diện tích diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp năm 2011.

32. UBND thành phố Hạ Long (2009), Báo cáo công tác PCCCR, bảo vệ rừng mùa khô hanh năm 2008-2009, phương hướng năm 2009-2010.

33. UBND tỉnh Quảng Ninh (2007), Quyết định về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu của hệ thống tổ chức kiểm

lâm tỉnh Quảng Ninh.

34. UBND thành phố Hạ Long (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thành phố Hạ Long đến năm 2010 và định hướng 2020.

79

35. UBND thành phố Hạ Long (2005), Phương án PCCCR giai đoạn 2005- 2010.

B. TIẾNG ANH:

36. Brow A.A.(1979), Forest fire control anh use, New york-Toronto. 37. Cooper A.N (1991), Analys of the Nesterov fire danger rating index in

use in Vietnam and associated measures, FAO consultant, Ha Noi.

38. Wu Deyou, Yi Shaoling, Liu Shiqing (1995), Understory burinng in

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học cho đề xuất một số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 70 - 79)