Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học cho đề xuất một số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 70)

* Xây dựng bản đồ quản lý cháy rừng

Thành phố Hạ Long có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 9.932,6ha; Diện tích rừng trồng khá tập trung với diện tích 5.687,8ha chiếm 86,98% tổng diện tích đất lâm nghiệp, với nhiều loài cây có dầu nhựa dễ cháy nhƣ: Thông nhựa, Bạch đàn…Trong thời gian qua công tác BVR, PCCCR đã đƣợc chính quyền, các cấp thành phố Hạ Long quan tâm tuy nhiên, còn thiếu tính chủ động trong thực hiện phƣơng án PCCCR. Cần xây dựng bản đồ PCCCR cụ thể cho khu vực để theo dõi, giám sát quá trình xảy ra.

Nhằm giúp BCH các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR các cấp chủ động hơn trong công tác QLCR, đặc biệt trong xây dựng và thực hiện các phƣơng án PCCCR hàng năm, việc xây dựng bản đồ QLCR rất cần thiết. Trên bản đồ QLCR thể hiện đƣợc các thông tin về nguy cơ cháy của các trạng thái rừng và hệ thống các công trình PCCCR, bố trí lƣợng PCCCR.

* Xây dựng cơ sở vật chất

Các công trình PCCCR trên thành phố Hạ Long đã đƣợc đầu tƣ, tuy nhiên để cho công tác quản lý cháy rừng đƣợc tốt hơn, cần xây dựng thêm các công trình PCCCR. Tác dụng các công trình này tăng hiệu quả công tác PCCCR;

63

phát hiện sớm các điểm cháy trong rừng, ngăn chặn, dập tắt, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất nếu có cháy rừng xảy ra.

Ngoài các công trình hiện có trên thành phố cần xây dựng thêm các công trình PCCCR, các công trình đƣợc bố trí xây dựng tại những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao và đƣợc thể hiện nhƣ trên bản đồ quản lý cháy rừng nhƣ sau:

- Chòi canh lửa: xây dựng 02 cái, vị trí chòi canh lửa chính trung tâm vùng rừng dễ cháy có tầm nhìn xa 10-15km, chòi phụ có tầm nhìn xa 5-10km đƣợc bố trí xung quanh chòi chính theo hình tam giác đều. Chòi canh lửa phải đầy đủ trang thiết bị cho hoạt động và sinh hoạt cho ngƣời gác lửa trực 24/24 giờ.

- Đƣờng băng xanh cản lửa: Tăng tính đa dạng sinh học cho những khu vực rừng trồng vừa phát huy đƣợc tác dụng PCCCR.

Song song với xây dựng các công trình PCCCR, việc bổ xung các trang thiết bị chữa cháy rừng cũng rất cần thiết cần đƣợc đầu tƣ đồng bộ, trong công tác quản lý lửa rừng yếu tố ngƣời dân cũng là một giải pháp rất hữu hiệu trong việc phát hiện sớm lửa rừng.

* Quản lý vật liệu cháy

Trên cơ sở có bản đồ quản lý cháy rừng tiến hành những biện pháp quản lý VLC nhƣ sau:

+ Đối với những diện tích rừng mới khai thác cần tiến hành trồng rừng. Trƣớc khi trồng rừng, yêu cầu các chủ rừng phải thực hiện việc xử lý thực bì. Phát dọn thực bì, vun thành từng dải để khi có điều kiện thuận lợi vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm, gió nhẹ tiến hành đốt.

+ Vệ sinh rừng

- Với những khu rừng trồng dễ cháy nhƣ Thông nhựa và Bạch đàn trƣớc mùa khô các chủ rừng thực hiện những biện pháp vệ sinh rừng, thu gom thảm khô. Mục đích làm giảm lƣợng thực bì bao gồm cây bụi và thảm tƣơi xen lẫn dƣới tán rừng, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trƣởng phát triển tốt.

64

- Với những khu rừng mới trồng, khi cây rừng chƣa khép tán có nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt là rừng Thông nhựa, do cây bụi thảm tƣơi nhiều, vật liệu bị khô hanh về mùa khô, cần có những biện pháp chăm sóc để hạn chế cháy rừng nhƣ các biện pháp phát luỗng dây leo cây bụi, chăm sóc vun gốc cho cây một năm ít nhất làm 2 lần: khi mƣa xuân và trƣớc mùa khô hanh.

Việc dọn vệ sinh rừng đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Năm thứ 1: luỗng phát 1 lần sau khi trồng rừng khoảng 3 - 4 tháng, phát toàn bộ cây bụi và thảm tƣơi.

Năm thứ 2: luỗng phát 2 lần; lần 1 vào trƣớc mùa khô (tháng 10,11), lần 2 vào đầu mùa mƣa (tháng 3,4) .

Năm thứ 3: phát 2 lần vào trƣớc mùa khô và đầu mùa mƣa Năm thứ 4: luỗng phát thực bì 1 lần vào trƣớc mùa khô

- Đối với những diện tích rừng đang khép tán nên tiến hành các biện pháp tỉa cành để làm giảm nguồn VLC, tận thu đƣợc sản phẩm làm củi đồng thời tăng chiều cao dƣới cành và duy trì khoảng cách cần thiết giữa tán cây với lớp VLC dƣới đất hạn chế cháy lan mặt đất lên tán rừng.

- Cần chặt tỉa thƣa theo từng giai đoạn phát triển của rừng để tạo điều kiện cho cây rừng sinh trƣởng phát triển mạnh, hạn chế sự phát triển của cây bụi, thảm tƣơi dƣới tán rừng từ đó hạn chế đƣợc nguồn VLC.

- Trên những diện tích rừng trồng có rất nhiều những loài cây bụi và cây tái sinh khó cháy nhƣ: Mẫu đơn, Lấu, Thẩu tấu… khi phát dọn thực bì không nên phát những loài cây này.

+ Trồng rừng hỗn giao

Đây là biện pháp để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng trồng, những khu rừng trồng với các loài Thông, Bạch đàn là những loài cây có nhựa, dầu nên nguy cơ cháy rất cao. Để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng nên trồng rừng hỗn giao với các loài cây khó cháy, nếu không trồng hỗn giao thì cũng không nên trồng một loài cây trên diện tích lớn mà nên xen kẽ các lâm phần khác nhau trên diện tích đó. Nhƣ vậy sẽ hạn chế đƣợc cháy

65

rừng xảy ra, nên lựa chọn những loài cây có khả năng phòng cháy, việc lựa chọn loài cây phải phù hợp với điều kiện lập địa ở từng khu vực.

Khi lựa chọn các loài cây trồng xen cần lựa chọn những loài cây có giá trị kinh tế, có thể trồng Thông + Keo tai tƣợng, hoặc những loài cây bản địa nhƣ: Lim xanh, Vối, Sến…đây đều là những loài cây cho giá trị kinh tế cao.

Với những diện tích rừng Thông thuần loài cấp tuổi ≥4, mật độ tƣơng đối thấp, cần trồng thêm một số loài cây khác vào những khoảng trống nhƣ Keo tai tƣợng kết hợp với việc trồng bổ sung một số loài cây bản địa dƣới tán Thông nhƣ: Lim xanh, Vối, Dẻ… Đây có thể là những biện pháp tăng khả năng chống chịu với lửa rừng của các trạng thái rừng trồng mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng đƣờng băng cản lửa

Trên địa bàn nghiên cứu việc xây dựng các đƣờng băng cản lửa chƣa đƣợc các chủ rừng chấp hành tốt. Do vậy đối với những diện tích rừng đã trồng nhƣng chƣa có đƣờng băng cản lửa hoặc chƣa thiết kế đƣờng băng cản lửa, tiến hành phân chia rừng thành các lô, khoảnh riêng biệt bởi đƣờng băng cản lửa. Những đƣờng băng đó có thể là băng trắng hoặc băng xanh có tác dụng ngăn đƣợc ngọn lửa cháy lan mặt đất, cháy lƣớt trên ngọn cây…

Trên những đƣờng băng xanh cản lửa, cây trồng mới chỉ là Keo tai tƣợng nên cần bổ sung những loài cây khác nhƣ Keo lá tràm, Xoan đặc biệt là những loài cây bản địa (Sến, Lim xanh, Vối, Dứa bà…) để phát huy tác dụng phòng cháy và chống xói món đất.

Cần bổ xung xây dựng thêm đƣờng băng trắng cản lửa ở những nơi chƣa có điều kiện xây dựng các đƣờng băng xanh cản lửa nhƣ những khu rừng trồng Thông nhựa dọc theo quốc lộ 18 từ phƣờng Đại Yên đến Bãi Cháy. Những đƣờng băng trắng cản lửa hiện có và khi xây dựng các đƣờng băng mới cần thƣờng xuyên tu bổ phát dọn, làm đất để phát huy tác dụng PCCCR nhƣng cũng có thể làm xói mòn rửa trôi đất. Vì vậy việc tu bổ hàng năm để phát huy tác dụng phòng cháy đồng thời không gây lãng phí và gây xói mòn

66

rửa trôi đất. Tính về lâu dài thì việc xây dựng đƣờng băng trắng cản lửa chi phí đầu tƣ có thể vẫn cao hơn xây dựng đƣờng băng xanh. Việc xây dựng đƣờng băng trắng cần chú ý đến địa hình đặc biệt là độ dốc [2].

- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dƣới 150, đƣờng băng phải vuông góc với hƣớng gió chính trong mùa cháy.

- Đối với địa hình phức tạp dốc trên 150, đƣờng băng phải bố trí trùng với đƣờng đồng mức hoặc theo đƣờng dông. Việc bố trí đƣờng băng đúng hƣớng là góp phần tích cực phát huy khả năng ngăn lửa đạt hiệu quả.

- Những nơi rừng trồng có độ dốc trên 250 không đƣợc làm băng trắng, mà phải trồng băng xanh cùng với việc trồng rừng trong năm đó, để chống xói mòn, rửa trôi đất, làm mất nguồn đất màu mỡ.

- Những nơi rừng trồng có độ dốc dƣới 250 chỉ đƣợc xây dựng đƣờng băng trắng trong 1 - 2 năm đầu khi chƣa có điều kiện trồng ngay cây xanh.

Do đó việc xây dựng đƣờng băng cản lửa nên ƣu tiên xây dựng các đƣờng băng xanh, đồng thời tăng đƣợc tính đa dạng sinh học cho các khu rừng đặc biệt là rừng trồng thuần loài.

Nhƣ vậy một trong những biện pháp PCCCR có hiệu quả là ngay từ khi thiết kế trồng rừng phải thiết kế ngay những đƣờng băng cản lửa. Hiện nay trên khu vực nghiên cứu việc xây dựng các đƣờng băng cản lửa theo thiết kế trồng rừng chƣa đƣợc thực hiện tốt, nên cần phải bổ sung ngay các đƣờng băng cản lửa nhất là những khu vực trồng Thông, để tránh thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra. Trong quá trình xây dựng các đƣờng băng cản lửa cần chú ý tất cả các đƣờng băng đều phải khép kín thì mới có tác dụng ngăn lửa cao.

+ Đốt trước có điều khiển

Đây là biện pháp đốt trƣớc vào thời gian trƣớc mùa cháy rừng ở những khu rừng có nguy cơ cháy cao, dƣới những yếu tố thời tiết cho phép, nhƣng có sự tính toán của con ngƣời để không gây cháy rừng và không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh. Biện pháp này sẽ tiêu diệt một số loại côn trùng có ích và nếu không có sự tính toán cẩn thận, chủ quan và thiếu kinh

67

nghiệm sẽ dễ chuyển thành cháy rừng. Do đó, khi tiến hành đốt trƣớc vật liệu cần phải chú ý một số vấn đề ảnh hƣởng tới hiệu quả của biện pháp đốt trƣớc. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đối với rừng Thông và Keo tại địa phƣơng nghiên cứu trong quá trình đốt trƣớc vật liệu cháy cần chú ý tới một số đặc điểm sau:

Về tuổi rừng

- Đối với rừng Keo ở tuổi 2, lớp cây bụi thảm tƣơi phát triển tƣơng đối mạnh; nếu tiến hành đốt trƣớc thƣờng đám cháy rất dễ chuyển thành cháy tán, Keo non sẽ bị thiệt hại nặng. Vì vậy, ở độ tuổi này không nên đốt trƣớc, chỉ cần vệ sinh rừng theo đúng quy trình để giảm khối lƣợng VLC cháy là hợp lý.

- Đối với rừng Keo ở tuổi 4, chiều cao trung bình dƣới cành là 5.63m, chiều cao ngọn lửa khởi đầu 1.15m, tốc độ cháy lan của đám cháy 1m2 là 0.0031m/s. Nhƣ vậy đối với rừng Keo tuổi 4 có thể tiến hành đốt trƣớc VLC. - Đối với rừng Keo ở tuổi 8, chiều cao dƣới cành trung bình là 7.89m, tốc độ cháy lan của đám cháy 1m2

là 0.0029m/s, chiều cao ngọn lửa là 0.98m. Ở tuổi này có thể đốt trƣớc VLC.

- Đối với rừng Thông ở cấp tuổi 2 chiều cao dƣới cành trung bình 4.42m, chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tƣơi là 1.43m với độ che phủ 82.6%. Với trạng thái rừng, này lƣợng thảm tƣơi dễ cháy là tƣơng đối lớn, nếu đốt trƣớc thì rất nguy hiểm. Ở trạng thái rừng này chiều cao ngọn lửa đốt thử là 1.56m, mà chiều cao dƣới cành của thông là 4.34m, nếu đốt trƣớc thì rất nguy hiểm. Do đó ở rừng Thông cấp tuổi 2 không nên đốt trƣớc mà nên dọn vệ sinh rừng theo đúng quy trình, đồng thời chăm sóc tỉa cành Thông để tăng chiều cao dƣới cành.

- Đối với rừng Thông cấp tuổi 3 chiều cao dƣới cành trung bình đạt 7.29m, tốc độ cháy lan của đám cháy là 0.0042m/s, chiều cao ngọn lửa là 1.17m. Với trạng thái rừng này có thể tiến hành đốt trƣớc vật liệu cháy

68

nhƣng trƣớc khi đốt cần hạ thấp chiều cao của thực bì xuống để hạn chế thiệt hại do đốt trƣớc gây ra.

- Đối với rừng Thông cấp tuổi 4 ở khu vực phƣờng Hà Khẩu chiều cao dƣới cành trung bình đạt 9.12m, tốc độ cháy lan của đám cháy là 0.0038m/s, chiều cao trung bình của ngọn lửa là 1.1m. Nhƣ vậy ở trạng thái rừng này có thể đốt trƣớc VLC.

- Đối với rừng Thông cấp tuổi 4 ở khu vực phƣờng Hồng Hải chiều cao dƣới cành trung bình đạt 9.2m, tốc độ cháy lan của đám cháy là 0.0037m/s, chiều cao trung bình của ngọn lửa là 1.2m. Chiều cao trung bình của cây bụi thảm tƣơi là 1.4m với độ che phủ 80.5%, rất gần với khu dân cƣ xung quanh. Vì vậy ở trạng thái rừng này có thể đốt trƣớc VLC, nhƣng cần chú ý đến việc hạ thấp chiều cao VLC và điều kiện sinh hoạt của khu dân cƣ.

- Đối với rừng các trạng thái rừng Bạch đàn chiều cao dƣới cành tƣơng đối cao 8.5m trở lên, lƣợng cây bụi thảm tƣơi nhiều, trong đó lƣợng thảm tƣơi dễ cháy là tƣơng đối lớn nên cần có những biện pháp để giảm lƣợng vật liệu cháy xuống mức thấp nhất thông qua việc đốt trƣớc. Việc quản lý đốt trƣớc VLC là hết sức cần thiết để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại đến môi trƣờng xung quanh và ảnh hƣởng đến tầng cây cao.

Về điều kiện địa hình Khi độ dốc < 260

có thể tiến hành đốt trƣớc VLC, tuy nhiên khi có gió tốc độ đám cháy sẽ tăng lên rất nhiều gây nguy hiểm cho rừng, nên cần lƣu ý điều kiện thời tiết và trạng thái rừng để tiến hành đốt trƣớc cho thuận lợi. Còn ở những nơi có độ dốc > 260 không nên tổ chức đốt trƣớc vật liệu cháy cho rừng trồng vì ở những khu vực này con ngƣời khó có thể kiểm soát đám cháy.

Về độ ẩm VLC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm vật liệu cháy và khả năng cháy rừng cho thấy độ ẩm thích hợp để đốt trƣớc là từ khoảng 16 - 25%, khi đó chiều cao ngọn lửa từ 08 - 1.1m, tốc độ cháy lan của đám cháy trung bình khoảng 0.003m/s, vật liệu cháy hết. Còn ở những điều kiện có độ ẩm vật liệu

69

thấp hơn thì chiều cao ngọn lửa rất nguy hiểm dễ dẫn đến cháy tán nếu không đƣợc kiểm soát. Ở những khu vực có độ ẩm vật liệu trên 25% thì lƣợng vật liệu cháy không cháy hết, đốt trƣớc không có hiệu quả.

Thời gian và thời điểm tiến hành

Việc đốt trƣớc không phải là đốt cháy hết lƣợng vật liệu trong rừng mà phải chọn đúng thời gian và thời điểm sao cho chỉ đốt cháy lƣợng vật liệu khô khoảng 30 - 70%, tránh gây thiệt hại cho cây rừng cũng nhƣ hạn chế khả năng xói mòn rửa trôi của đất. Vì vậy xác định đƣợc thời gian và thời điểm đốt thích hợp là hết sức cần thiết. Qua phân tích biến đổi của thời tiết và đặc điểm vật liệu cho thấy, thời gian đốt trƣớc vật liệu cho các khu vực nghiên cứu nên vào đầu tháng 8 và đầu tháng 12 hàng năm. Thời gian đốt nên tiến hành vào buổi sáng sớm từ 6 - 8 giờ hoặc chiều tối từ 16 - 17h30 vì lúc này thời tiết tƣơng đối thuận lợi, thời điểm này gió thƣờng nhỏ nên dễ khống chế đám cháy và chiều cao ngọn lửa.

+ Điều kiện thời tiết

Gió là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ lan tràn của đám cháy, do đó khi tiến hành đốt trƣớc cần chú ý đến hƣớng gió và tốc độ gió. Hƣớng gió đƣợc xác định để quyết định hƣớng đốt trƣớc, vì điểm khởi đầu của đốt trƣớc phụ thuộc vào hƣớng gió và việc bố trí lực lƣợng để chuẩn bị việc dập lửa cháy lan. Tốc độ gió ảnh hƣởng lớn đến tốc độ cháy lan của đám

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học cho đề xuất một số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 70)