XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:

Một phần của tài liệu skkn rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức (Trang 27 - 28)

Từ kinh nghiệm của bản thân trong sinh hoạt chuyên môn của tổ tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng các đồng nghiệp và được các đồng nghiệp đóng góp chỉnh sửa, sau đó được cả tổ vận dụng trong giảng dạy trên lớp ở một số năm học gần đây thu được kết quả tương đối tốt.

Trong thực tiễn dạy học, bất kỳ một giờ dạy nào cũng có sự phối hợp, kết hợp một vài phương pháp. Hơn nữa, bản thân các phương pháp dạy học đều thâm nhập vào nhau để thể hiện tác động giữa giáo viên và học sinh. Còn nếu khi nói vận dụng phương pháp dạy học ở một thời điểm nào đó, có nghĩa là phương pháp dạy học đó chiếm ưu thế nhằm thực hiện một nhiệm vụ dạy học nào đó, tuyệt nhiên không có nghĩa là chỉ sử dụng một phương pháp dạy học mà không kết hợp với các phương pháp dạy học khác.

Trong quá trình áp dụng kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức tôi nhận thấy phương pháp này cũng có một số nhược điểm sau:

- Khi áp dụng trong giờ học trên lớp nếu giáo viên không linh hoạt trong xử lý các tình huống sẽ thiếu thời gian, giáo viên thiếu kiến thức hay kỹ năng có thể cản trở công việc của cả lớp, làm cho học sinh trở nên thụ động.

- Khó đánh giá sự tham gia của từng cá nhân trong hoạt động nhóm cũng như ý thức tự học ở nhà.

Vì vậy khi áp dụng phương pháp này muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị các bước sau:

- Chuẩn bị kỹ kế hoạch bài giảng, trong quá trình soạn bài dựa vào nội dung, yêu cầu của từng bài, từng phần để áp dụng kỹ năng này cho phù hợp.

- Cách thức vận dụng kỹ năng phải linh hoạt có thể trong giờ học, tiết kiểm tra, soạn bài hay làm bài tập về nhà cho học sinh.

- Hình thức phải phong phú, sinh động, thích hợp tránh đơn điệu nhàm chán cho học sinh.

- Khi sử dụng bảng hệ thống hóa điều khiển quá trình dạy học và tổ chức hoạt động trên lớp nhằm tiết kiệm thời gian giáo viên cần có ngôn từ chọn lọc, ngắn gọn, dễ hiểu; có thể tổ chức học sinh thành các nhóm nhỏ để cùng nhau tìm tòi.

- Khi sử dụng bảng hệ thống hóa củng cố, vận dụng, nâng cao kiến thức và tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh giáo viên cần chủ động sắp xếp kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị của học sinh, điều chỉnh, bổ sung thêm kiến thức cho chính xác.

Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp trong dạy học thì đã rõ, song thực tế để mỗi giáo viên thực hiện tốt trong quá trình giảng dạy thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ. Nó đòi hỏi thay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ cho điều ấy là biết bao công sức: làm quen với công nghệ thông tin và những phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lý của học trò...

Tôi nghĩ rằng mỗi thầy cô giáo đều có những biện pháp riêng để nâng cao chất lượng dạy học. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi chỉ mạn phép nêu lên một vài kinh nghiệm về việc vận dụng kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức mà bản thân đã ứng dụng trong quá trình giảng dạy chương I: Cơ chế di truyền và biến dị sinh học lớp 12. Mong rằng, những kinh nghiệm nêu trên ít nhiều có thể giúp Quý Thầy Cô tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong quá trình giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Những thiếu sót trong quá trình viết đề tài là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân thành của Quý Thầy Cô.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Biên Hòa tháng 5 – Năm 2014

NGƯỜI THỰC HIỆN

Dương Thị Oanh

Một phần của tài liệu skkn rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w