6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Đắk Lắk nằm ở trung tâm của vùng TN. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vƣơng quốc Campuchia.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnhlà 13.125,5 km2, dân số năm 2011 là 1.771.890
ngƣời [13], chiếm 24% diện tích và 35,5% dân số toàn vùng TN. Mật độ dân số
trung bình là 135 ngƣời/km2. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích đứng thứ 2 vùng TN (sau
Gia Lai), thứ 4/63 tỉnh, TP (sau Nghệ An, Gia Lai và Sơn La), và dân số đông nhất vùng. Đắk Lắk có vị trí chiến lƣợc quan trọng nhiều mặt về KT - XH và an ninh quốc phòng. Lãnh thổ của tỉnh là đầu mối của nhiều tuyến đƣờng quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng TN và với các vùng khác. Đó là Buôn Ma Thuột – Pleiku - Kon Tum và Buôn Ma Thuột - Đồng Xoài (quốc lộ 14), Buôn Ma Thuột - Nha Trang (quốc lộ 26), Buôn Ma Thuột - Đà Lạt (quốc lộ 27),… Trong tƣơng lai, khi các tuyến đƣờng này đƣợc nâng cấp, cùng với đƣờng hàng không và tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng 14C thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối quan trọng trong quan hệ với các tỉnh trong vùng và quan hệ liên vùng; là cầu nối giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, tăng cƣờng khả năng liên kết, hợp tác liên tỉnh, mở rộng thị trƣờng, hợp tác quốc tế với các nƣớc Lào, Campuchia nói riêng và khu vực nói chung.
Ngoài vị trí thuận lợi về giao lƣu kinh tế, Đắk Lắk còn có vị trí chiến lƣợc về chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng không chỉ với vùng TN mà còn đối với cả nƣớc. PTKT bền vững phải gắn chặt chẽ với an ninh quốc phòng.
Nhƣ vậy, vị trí của Đắk Lắk có nhiều thuận lợi trong việc giao lƣu, trao đổi hàng hóa, hợp tác đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng với các tỉnh trong vùng và các vùng trong nƣớc, với các nƣớc trong khu vực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do nằm sâu trong nội địa, gây khó khăn về thông thƣơng bằng đƣờng biển, lại nằm xa các trung tâm kinh tế phát triển của đất nƣớc nên hạn chế trong việc thu hút đầu tƣ, nhất là với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì thế, vị trí địa lí cũng gây những khó khăn nhất định trong sự PTKT của địa phƣơng.
2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Trải qua một thời gian dài của lịch sử, ranh giới của tỉnh có nhiều biến động. Đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện là Ea H'leo, Ea Sup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cƣ M’Gar, Ea Kar, M’Đrăk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông Ana, Cƣ Kuin và
huyện Lắk với 20 phƣờng, 12 thị trấn và 152 xã (phụ lục 8).