Định hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 148 - 174)

6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

3.2.3.Định hƣớng phát triển

3.2.3.1.Theo ngành

a. Ngành nông - lâm- thủy sản

- Tập trung phát triển mạnh nông, lâm nghiệp với quy mô hàng hóa lớn của vùng Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lƣợng hàng hóa, xuất khẩu.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng hiệu quả, giá trị thu nhập trên một ha đất nông nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông lâm sản.

* Nông nghiệp:

- Trồng trọt: vẫn đƣợc xác định là ngành sản xuất then chốt, mặc dù tỷ trọng giảm dần. Tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tƣ vào thâm canh, sử dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ mới để tăng năng suất, sản lƣợng, tăng giá trị và hiệu quả các loại cây trồng; đa dạng hoá cây trồng trên nền tảng sử dụng tối ƣu đất và nƣớc.

Các cây trồng nông nghiệp của tỉnh chủ yếu vẫn là cây công nghiệp lâu năm có giá trị hàng hóa xuất khẩu nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu; cây công nghiệp hàng năm có tiềm năng nhƣ mía, lạc, đậu tƣơng; cây lƣơng thực chủ yếu là lúa nƣớc và ngô;

Ngoài ra tỉnh sẽ tập trung phát triển trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên địa bàn nhƣ: bơ, sầu riêng chất lƣợng cao, xoài, chôm chôm.

Tập trung phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao (rau sạch, hoa, cây cảnh...) ở TP Buôn Ma Thuột và các trung tâm thị trấn, thị xã.

+ Cây công nghiệp lâu năm:

Cà phê: theo khuyến cáo của các nhà khoa học và qua phân tích các điều kiện sinh thái của cây cà phê thì tỉnh sẽ không phát triển thêm diện tích, mà duy trì ở mức 170- 180 nghìn ha. Song tập trung chăm sóc tốt diện tích hiện có, đầu tƣ thâm canh, sử dụng giống mới, tái canh vƣờn cà phê; kết hợp chặt chẽ giữa trồng và chế biến để làm tăng giá trị, cũng nhƣ tìm đầu ra ổn định cho ngành trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk.

Cao su: chỉ trồng mới và ổn định khoảng 50 ngàn ha trên những địa bàn có điều kiện phát triển cao su cho năng suất cao nhƣ Buôn Ma Thuột, Krông Năng, Krông Búk, Cƣ M’gar…

Phát triển các cây công nghiệp lâu năm khác nhƣ hồ tiêu..., do tỉnh có nhiều tiềm

năng và thế mạnh. Một số cây công nghiệp không nên mở rộng diện tích và trồng mới nhƣ: điều, ca cao…

+ Cây lương thực có hạt: chủ yếu là lúa nƣớc và ngô lai. Phát triển với mục tiêu đảm bảo an ninh lƣơng thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo sản phẩm hàng hóa và đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi.

Tăng nhanh diện tích ngô, nhất là ngô lai trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đến năm 2020, đạt 140- 150 nghìn ha.

Duy trì và ổn định diện tích trồng lúa, chủ yếu thâm canh.

+ Tăng diện tích gieo trồng cây thực phẩm trên cơ sở tăng vụ, xen canh gối vụ, thâm canh, diện tích gieo trồng đến năm 2020 khoảng 50 - 60 nghìn ha.

- Chăn nuôi: Đầu tƣ phát triển chăn nuôi để trở thành ngành kinh tế hàng hoá. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn. Phát triển theo hƣớng thâm canh, CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; gắn với việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ sản

xuất các loại giống vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao (phụ lục 23).

Đến năm 2020, phát triển ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng theo hƣớng CNH, HĐH; đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và giữ vai trò nhƣ mái nhà che chắn, bảo vệ môi trƣờng sống.

Xây dựng và bảo vệ bằng đƣợc diện tích rừng hiện có. Thiết lập ổn định và quản lý có hiệu quả 3 loại rừng theo cơ cấu: 34% rừng đặc dụng, 11,3% rừng phòng hộ, 54,7% rừng sản xuất. Chú trọng bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu nhƣ rừng phòng hộ sông Sê rê Pôk, phòng hộ biên giới Campuchia, dọc quốc lộ 14, rừng phòng hộ các công trình thủy lợi, thuỷ điện, những địa bàn dốc núi cao; rừng bảo tồn đa dạng sinh học, nâng độ che phủ rừng lên 54,0 - 55,0% vào năm 2015 - 2020. Tích cực triển khai các hoạt động chống chặt phá rừng trái phép; phòng cháy và chữa cháy rừng có hiệu quả. Kết hợp giữa bảo vệ rừng với khoanh nuôi tái sinh rừng ở những nơi có điều kiện với diện tích khoảng 50.000 ha giai đoạn đến năm 2020.

* Thủy sản

Đắk Lắk có khoảng 31 nghìn ha mặt nƣớc sông suối, ao hồ tự nhiên, hồ chứa các công trình thủy lợi, thủy điện, ruộng trũng kém hiệu quả. Nên trong tƣơng lai phải tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cƣ nông nghiệp, nông thôn.

Đến năm 2020, cùng với tiềm năng xây dựng các hồ chứa thủy điện, thủy lợi

mới, có thể đƣa diện tích nuôi trồng lên 6.800 ha, sản lƣợng nuôi trồng khoảng 30.000 tấn. Đƣa một số giống có chất lƣợng cao, có giá trị hàng hóa cao trên thị trƣờng vào nuôi tại những nơi có điều kiện thuận lợi.

b. Công nghiệp

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Sẽ tập trung đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu tại chỗ nhƣ: chế biến nông, lâm sản; khoáng sản; thủy điện; sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp sản xuất phân bón;…thu hút một số ngành công nghiệp mới nhƣ chế biến các sản phẩm từ mủ cao su; cơ khí nông, lâm nghiệp; điện dân dụng.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

Tập trung đầu tƣ đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, quy mô hợp lý, nhằm giảm dần các sản phẩm sơ chế, tăng chất lƣợng, khối lƣợng và giá trị hàng hóa,

hiệu quả cao. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công nghiệp chế biến cà phê

Củng cố và mở rộng các cơ sở chế biến cà phê đã có; đồng thời xây dựng mới các cơ sở tinh chế cà phê với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công suất 3000- 5000 tấn/năm.

Tiếp tục đa dạng hóa các mặt hàng cà phê chế biến, quảng bá và nâng cao uy tín thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Xây dựng một số dự án chế biến cà phê với công suất 20.000 tấn/năm ở các huyện Cƣ M'gar, Krông Buk, Krông Pắk, Ea H'leo, Krông Ana; dự án chế biến cà phê nhân Krông Buk, Ea Kar, công suất 25.000 tấn/năm.

+ Công nghiệp chế biến cao su:

Đầu tƣ mở rộng sản xuất các nhà máy sơ chế mủ cao su và xây dựng thêm nhà máy sơ chế mới để đảm bảo chế biến hết sản lƣợng mủ cao su với chất lƣợng đảm bảo. Đầu tƣ xây dựng các nhà máy sản xuất sản phẩm cao su nhúng (găng tay y tế, găng tay nhà bếp, bao cao su...) phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Tiến tới xây dựng nhà máy chế tạo sản phẩm từ cao su nhƣ săm, lốp, băng tải v.v. vừa để tận dụng đƣợc nguồn nguyên liệu sẵn có, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng và chế biến sản phẩm cao su.

+ Công nghiệp chế biến tinh bột sắn, ngô:

Đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến tinh bột ngô ở Ea Kar công suất 25.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy chế biến tinh bột ngô ở Krông Bông 15 ngàn tấn/năm; nhà máy chế biến tinh bột ngô ở Krông Pắk 15 ngàn tấn/năm; nhà máy chế biến tinh bột ngô ở Ea H'Leo 20.000 tấn/năm. Đặc biệt chú ý tới việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với nhà máy và vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Các nhà máy cần đƣợc đầu tƣ công nghệ cao, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Ngoài ra, xây dựng một số nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Buôn Ma Thuột và Ea H'Leo với công suất 30.000 tấn/năm trên cơ sở nguyên liệu từ ngô, sắn và tận dụng các phụ phẩm từ đậu đỗ.

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đầu tƣ chế biến các sản phẩm sau tinh bột ngô, sắn.

+ Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản:

Tiếp tục đầu tƣ mở rộng qui mô và đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở sản xuất đã có. Xây dựng ở M’Đrăk nhà máy ván nhân tạo MDF công suất 30.000 m3/năm và nhà máy chế biến đồ gỗ gia dụng từ ván nhân tạo công suất 10.000 m3/năm; nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Krông Pắk sản lƣợng 2.000 m3/năm; nhà máy tinh chế gỗ xuất khẩu ở Ea H’Leo công suất 17.000 m3/năm; nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Ea Kar và Lắk với tổng sản lƣợng 5.000 m3/năm; nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Krông Bông sản lƣợng 10.000 m3/năm...

- Công nghiệp thủy điện.

Theo quy hoạch đến năm 2020 tỉnh sẽ sử dụng các bậc thủy điện trên các sông, suối để xây dựng khoảng 50 trạm thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất khoảng 80 - 100 MW. Tổng sản lƣợng điện hàng năm đạt khoảng 400 - 500 triệu KWh, bổ sung vào lƣới điện quốc gia.

Việc phát triển công nghiệp thủy điện cần thẩm định thật kỹ các dự án và hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu đối với môi trƣờng và sinh hoạt của ngƣời dân.

- Công nghiệp cơ khí

Phát triển theo hƣớng phục vụ cơ giới hóa nông, lâm nghiệp, chuyên sản xuất và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến nông, lâm sản, nhất là các nông, lâm sản đặc trƣng của nông nghiệp Tây Nguyên nhƣ: cà phê, cao su, điều, nông sản thực phẩm, dầu thực vật; sản xuất và sửa chữa máy công tác phục vụ khâu làm đất, canh tác, làm thủy lợi, cơ khí giao thông, xây dựng, cơ khí tiêu dùng v.v. phục vụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng.

c. Dịch vụ

Phát triển dịch vụ với mức tăng trƣởng cao để góp phần chuyển dịch mạnh mẽ CCKT của tỉnh. Tập trung vào một số ngành mũi nhọn nhƣ xuất, nhập khẩu, du lịch…

* Thương mại

- Phát triển thƣơng mại theo hƣớng phục vụ tốt thị trƣờng nội địa, đảm bảo cung ứng vật tƣ, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cho đời sống và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông, công nghiệp. Mở rộng mạng lƣới thƣơng mại trên khắp địa bàn trong tỉnh, thông qua việc hình thành mạng lƣới bán lẻ hiện đại ở các đô thị và

hệ thống chợ nông thôn, tạo sự lƣu thông, trao đổi hàng hóa, vật tƣ thuận lợi, góp phần thúc đẩy, kích thích các ngành sản xuất phát triển.

- Xây dựng thị trƣờng mở, hòa nhập với thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Tăng cƣờng giao lƣu, trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận và cả nƣớc, đặc biệt là với thị trƣờng TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, nông, thuỷ sản, mua bán vật tƣ hàng hóa ổn định.

- Phát huy thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản nhƣ cà phê, cao su, điều, hạt tiêu, mật ong, gỗ, mộc mỹ nghệ, thổ cẩm v.v. tạo thị trƣờng ổn định và mở rộng thị phần sang các khu vực mới, vƣơn tới những thị trƣờng mới. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, phát triển mặt hàng qua chế biến công nghiệp, hàng mỹ nghệ dân tộc Tây Nguyên, hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Chú trọng đến chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng và tăng giá trị xuất khẩu.

- Đa dạng hoá các hoạt động thƣơng mại, các loại hình kinh doanh, dịch vụ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thƣơng mại, lƣu thông hàng hoá. Mở rộng mạng lƣới thu mua hàng hóa nông, lâm sản và cung ứng các vật tƣ sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ, nông nghiệp với công nghiệp chế biến, đặc biệt chú trọng và khuyến khích phát triển các cơ sở thƣơng mại dịch vụ ở các vùng sâu, vùng xa.

* Du lịch.

- Phấn đấu đƣa ngành du lịch Đắk Lắk trở thành một trong những trọng điểm phát triển du lịch quốc gia. Đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu của ngành đạt 15 - 16% giai đoạn đến năm 2020.

- Đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và nhân văn để trở thành ngành kinh tế có đóng góp đáng kể vào TTKT của tỉnh, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân trên các địa bàn.

- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội, thể thao, nghĩ dƣỡng… với các sản phẩm du lịch phong phú, đặc trƣng của Đắk Lắk và Tây Nguyên... Xác định các lễ hội đặc trƣng cho du lịch Đắk Lắk (lễ hội đua voi, lễ hội cà phê,... các lễ hội dân tộc Ê Đê, M'Nông v.v.), đƣợc tổ chức hàng năm hoặc theo định kỳ. Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trƣờng; bảo vệ và phát triển đàn voi; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk trong sự hòa nhập và gắn kết chặt chẽ với du lịch các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh, tạo các tour du lịch liên hoàn, thống nhất, với địa bàn du lịch hấp dẫn có sức thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. Tiến tới hình thành, mở rộng các tuyến du lịch đi các nƣớc trong khu vực và quốc tế.

3.2.3.2. Theo lãnh thổ

a. Các hình thức TCLT ngành

*Trong nông nghiệp, lâm sản, thủy sản

- Các vùng chuyên canh: hình thành trên lãnh thổ các vùng chuyên canh cây lâu năm, đặc biệt là vùng chuyên canh cà phê với qui mô lớn ở các huyện Krông Buk, Cƣ Mgar, Krông Ana, Krông Năng và Krông Pắk; vùng trồng cao su ở Cƣ Mgar, Ea Hleo, Krông Năng, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ; vùng trồng Hồ tiêu: Ea Hleo, Cƣ Kuin , Ea Kar , thị xã Buôn Hồ và Cƣ M'gar.

Tập trung phát triển các loại cây hàng năm có thế mạnh và thị trƣờng tiêu thụ nhƣ: vùng trồng mía tập trung ở các huyện M’Đrắk, Ea Kar, Buôn Đôn và các xã Hoà Phú, Hoà Khánh của TP Buôn Ma Thuột; vùng trồng lúa tập trung ở các huyện Ea Súp, Krông Ana, Krông Pắk, Lắk và Ea Kar. Đây là các huyện lúa trọng điểm cần đầu tƣ thâm canh đạt sản lƣợng cao đáp ứng cơ bản nhu cầu lƣơng thực tại chỗ trên phạm vi toàn tỉnh, có dự trữ và đảm bảo an ninh lƣơng thực; vùng trồng ngô qui mô lớn tập trung chủ yếu vào các huyện Ea Kar, Krông Pắk, Krông Bông, Krông Búk và có tiềm năng mở rộng ở các huyện Ea H'Leo, Krông Năng và một số huyện khác; vùng chuyên canh rau đậu thực phẩm tập trung ở vùng ven TP. Buôn Ma Thuột, ven các đô thị, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau xanh trên địa bàn. Tiến tới hình thành vùng sản suất rau sạch, chất lƣợng cao, vùng trồng hoa, cây cảnh, cây trái vụ v.v. cung cấp sản phẩm vào các mùa trong năm.

- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm nhƣ: vùng nuôi bò tập trung ở

M'Đrăk, Krông Bông, Lắk, Ea Kar và vùng ven TP. Buôn Ma Thuột; vùng nuôi trâu

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 148 - 174)