PTKT Việt Nam trong thời kì CNH,HĐH

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 33 - 38)

6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

1.2.1.PTKT Việt Nam trong thời kì CNH,HĐH

1.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP

- Giai đoạn 1991- 1995: là giai đoạn đầu thực hiện bƣớc chuyển của nền kinh tế sang cơ chế thị trƣờng theo hƣớng CNH, HĐH, GDP bình quân hàng năm tăng nhanh (đạt 8,2%) và đỉnh điểm là năm 1995 đạt hơn 9,5%, trong đó N-L-TS đạt 4,1%/năm, CN-XD đạt 12,0%/năm và dịch vụ đạt 8,6%/năm. Giai đoạn này đã tạo đƣợc tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh CNH, HĐH.

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thời kỳ 1991- 2011 (%)[82]

Nhóm ngành 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2012 GDP 7,0 7,5 7,0 5,5 Trong đó: - N-L-TS 4,4 3.8 3,3 3,4 - CN - XD 10,6 10,3 7,9 5,0 - Dịch vụ 5,7 7,0 7,7 6,7

- Giai đoạn 1996 - 2000: tốc độ tăng trƣởng có chậm lại, đạt 7,0% (cao thứ 2 khu vực Đông Nam Á) là do cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á; trong đó N-L-TS là 4,4%/năm, CN - XD là 10,6%/năm và dịch vụ là 5,7%/năm.

- Giai đoạn 2001 - 2005: nền kinh tế vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao và tƣơng đối bền vững. Tốc độ tăng trƣởng bình quân năm tăng lên 7,5%; trong đó N-L- TS là 3,8%, CN - XD là 10,3% và Dịch vụ là 7,0%.

- Giai đoạn 2006 - 2011: tốc độ TTKT vẫn duy trì ở mức khá, tuy có giảm ít nhiều so với 5 năm trƣớc, do chịu tác động mạnh của khủng hoảng KT thế giới.

Hai năm tiếp theo, TTKT đã bị giảm sút. Tuy nhiên so với khu vực Đông Nam Á và thế giới thì vẫn ở mức khá. Tính bình quân cho cả thời kỳ (1996- 2011) tốc độ TTKT trung bình năm là gần 6,8%.

Nhờ có tốc độ TTKT cao, quy mô nền KT của nƣớc ta cũng không ngừng tăng lên. Chỉ tính riêng giai đoạn 2001 - 2010 tăng 1,9 lần từ 292.535 tỷ đồng năm 2001 (giá so sánh) lên 551.609 tỷ đồng (năm 2010) [82]; trong khi tốc độ tăng dân số liên tục giảm và tƣơng đối ổn định, nên GDP/ đầu ngƣời mỗi năm một tăng. Nếu năm 2001 chỉ đạt 417 USD/ngƣời/năm thì đến năm 2008 đã đạt 1.047 USD/ngƣời/năm, lần đầu tiên đƣa Việt Nam trở thành nƣớc có GDP/ngƣời đạt trên 1.000 USD và thoát khỏi nhóm nƣớc nghèo (nhóm nƣớc có thu nhập thấp nhất), và đạt 1.168 USD/ngƣời năm 2010; 1.580 USD/ngƣời năm 2012.Với mức GDP/ngƣời này Việt Nam đứng thứ 8/11 Đông Nam Á, 39/48 châu Á, 149/190 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tăng trƣởng đạt đƣợc chủ yếu theo chiều rộng (tăng thêm vốn, lao động và tài nguyên).

1.2.1.2. Chất lượng tăng trưởng

Từ một nƣớc nông nghiệp kém phát triển, nhờ thực hiện chiến lƣợc CNH, HĐH ổn định và phát triển KT - XH, trong thời kỳ 1991 - 2011 Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp.

- Mặc dù chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế đƣợc cải thiện từng bƣớc, song chuyển biến còn chậm. Nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hƣớng tăng trƣởng về số lƣợng, chƣa chuyển hẳn sang tăng trƣởng về chất lƣợng; vẫn chủ yếu phát

- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng nâng cao. Cùng với việc nâng cao hiệu quả của TTKT, năng lực cạnh tranh cấp Quốc gia và cả cấp doanh nghiệp, sản phẩm đều đƣợc cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tuy chƣa ổn định nhƣng có sự tiến bộ qua các năm. Năm 2000, GCI xếp hạng 53/59 quốc gia, đến năm 2005 là 81/117 quốc gia và 2010 là 75/133 quốc gia. Đến năm 2013 Việt Nam tăng đƣợc 5 bậc, xếp 70/148 quốc gia nhờ có sự tiến bộ về một số tiêu chí nhƣ: môi trƣờng kinh tế vĩ mô, hiệu quả về thị trƣờng hàng hóa,…. Kết quả này cho thấy Việt Nam còn rất nhiều cam go trên bƣớc đƣờng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng.

1.2.1.3. CCKT và sự chuyển dịch CCKT a. Theo nhóm ngành (và ngành KT)

- Trong hơn 20 năm, cơ cấu GDP theo ngành đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành CN - XD tăng 17,5 điểm % và dịch vụ dao động ở mức 37,5%- 40%, đạt cao nhất vào năm 1995 là 44,1 điểm %; giảm tỷ trọng các ngành N-L-TS (giảm 16,7 điểm %).

Xu hƣớng trên là tích cực và hiệu quả, chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu ngành đã đi theo hƣớng CNH, HĐH, đã ít nhiều kết hợp đƣợc quá trình song hành từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp và dịch vụ. Tất nhiên, việc giảm tỷ trọng đóng góp trong GDP không đồng nghĩa với việc giảm vị trí và vai trò của từng ngành.

- Trong nội bộ từng ngành, từng khu vực kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hƣớng hiệu quả hơn.

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GTSX N-L-TS đã giảm từ 81,7% năm 1995 xuống 77,5% năm 2011; ngành lâm nghiệp giảm từ 5,0% xuống 2,6%; trong khi ngành thủy sản tăng từ 13,3% lên 20,3% cùng thời kỳ.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 18,9% năm 1995 lên 25,3% năm 2011 và giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt (từ 78,1% xuống 73,4%) [91].

Trong nội bộ ngành lâm nghiệp, tăng tỷ trọng trồng và chăm sóc rừng nhƣng còn chậm, giảm tỷ trọng khai thác gỗ và lâm sản. Còn đối với ngành thủy sản, tỷ trọng ngành nuôi trồng tăng nhanh (từ 32,6% năm 1995 lên 62,2% năm 2011).

+ Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, bƣớc đầu tạo ra cơ cấu hợp lý. Theo đó, tỷ trọng GTSX của công nghiệp khai thác giảm dần từ 13,5% năm 1995 xuống 8,4% năm 2011; ngành công nghiệp chế biến tăng từ 80,5% lên 87,8%. Một số ngành công nghiệp phát triển nhanh do phát huy lợi thế, đóng góp đáng kể trong GTSX toàn ngành (công nghiệp thực phẩm - đồ uống; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hóa chất; dệt, may- da giày; công nghiệp khai thác dầu khí và than…).

+ Cơ cấu các ngành dịch vụ đã có sự chuyển biến bƣớc đầu, tỷ trọng của thƣơng mại và du lịch tăng nhanh; cùng với đó là sự phát triển mạnh của ngân hàng, bảo hiểm… - Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch nhƣng chậm hơn chuyển dịch cơ cấu GDP

Hình 1.3: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thời kì 1995- 2011 (%), [82]

Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng từ 33,0 triệu ngƣời năm 1995 lên 50,4 triệu năm 2011, bình quân mỗi năm tăng hơn 1,0 triệu lao động; tức là tốc độ tăng 3,3%/năm. Trong giai đoạn 1995- 2011, tổng số lao động của khu vực N-L-TS tăng từ 23,5 triệu lên 24,4 triệu (tăng 0,9 triệu) chiếm 5,2% tổng số lao động tăng thêm. Tƣơng ứng của khu vực CN - XD là 6,9 triệu lao động chiếm

39,6% và dịch vụ là 9,6 triệu lao động và 55,2%. Nhƣ vậy phần lớn số lao động tăng thêm thuộc khu vực CN - XD và dịch vụ. Đây là bƣớc chuyển dịch đáng kể trong quá trình CNH, HĐH.

1.2.1.4. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

Trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc gắn với CNH, HĐH, các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đã đƣợc ban hành để tạo khả năng khai thác tốt hơn, có hiệu quả hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế.

Bảng 1.2: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1995 – 2011(%)[82]

1995 2000 2005 2010 2011

Tổng GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Kinh tế Nhà nƣớc 40,3 38,5 38,4 33,7 33,0

- Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 53,5 48,2 45,6 47,5 48,0

- Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 6,2 13,3 16,0 18,8 19,0

1.2.1.5. Hình thành các vùng kinh tế và Vùng kinh tế trọng điểm

CCKT theo vùng lãnh thổ gắn liền với thành quả phát triển của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và có sự chuyển dịch bƣớc đầu theo hƣớng phát huy các lợi thế so sánh của từng vùng.

- Các vùng kinh tế có điều kiện, có tiềm năng phát triển đã có những bƣớc tiến vƣợt trội cả về tốc độ tăng trƣởng, CCKT và mức độ đóng góp GDP cho cả nƣớc (nhƣ vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng. Vai trò của kinh tế theo vùng ngày càng quan trọng, sự đóng góp vào tăng trƣởng chung của mỗi vùng đã có

sự cải thiện. Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển KT - XHcủa các địa phƣơng.

- Các vùng KTTĐ đã phát huy vai trò đầu tàu trong kinh tế vùng và liên vùng, thu hút và kích thích các vùng khác cùng phát triển. Bốn vùng KTTĐ đã đóng góp 78,6% giá trị GDP cả nƣớc, trên 70% giá trị gia tăng công nghiệp, trên 94% kim ngạch xuất khẩu (phụ lục trang 41 [74]).

Các vùng kinh tế còn khó khăn (nhƣ TDMNBB, Tây Nguyên…) đã có những bƣớc phát triển khá trong việc tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế trong vùng để tận dụng những lợi thế.

- Mặc dù tốc độ TTKT đạt ở mức cao, nhƣng quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé (đứng thứ 6/11 nƣớc Đông Nam Á), GDP/ngƣời còn thấp (thứ 8/11).

- Chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, có nguy cơ tụt hậu so với các nƣớc trong khu vực.

- CCKT chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH còn chậm, chƣa hiện đại, chƣa đóng góp tích cực tạo ra bƣớc đột phá trong phát triển. Chuyển dịch cơ cấu phần nhiều mang tính tự phát, một phần vẫn đƣợc định hƣớng bởi các quy hoạch. Việc chuyển dịch CCKT theo ngành mới chú trọng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chƣa chú ý nhiều tới mục tiêu chuyển dịch theo hƣớng HĐH, phát triển mạnh công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong tất cả các ngành, lĩnh vực

- Cơ cấu lao động còn chuyển dịch chậm, chƣa phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Các vùng kinh tế và vùng KTTĐ chƣa phát huy đƣợc lợi thế, tiềm năng của từng vùng. Sự PTKT còn bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém chƣa hợp lý, thiếu sự liên kết chặt chẽ để khai thác đầy đủ thế mạnh của từng vùng.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 33 - 38)