Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28 - 33)

6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

1.1.3.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.3.1. Khái niệm

Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ rằng, để xóa bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, khai thác tối ƣu các nguồn lực và các lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trƣởng nhanh và ổn định, giải quyết cơ bản các vấn đề KT – XH, mỗi quốc gia phải xác định đƣợc CCKT hợp lí, trang bị kỹ thuật hiện đại và ứng dụng rộng rãi các phƣơng tiện sản xuất tiên tiến cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Muốn đƣợc nhƣ vậy tất cả các quốc gia đều phải tiến hành công nghiệp hóa. Do đó, công nghiệp hóa là quá trình phổ biến trên quy mô toàn cầu, là xu hƣớng tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển.

Xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hóa ở các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ, các

học giả phƣơng Tây quan niệm, công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công

nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng, hay một nước [62, tr 12]. Đây là quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hóa, bởi đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp. Họ coi đối tƣợng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông nghiệp và các ngành khác đƣợc coi là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp.

Theo Tatyana P. Subbotina, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới,

công nghiệp hóa là giai đoạn PTKT của một nước, trong đó công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn nông nghiệp và dần dần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

[dẫn 57]. Quan niệm này cũng thiên về coi trọng vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế, có điểm tƣơng đồng với quan niệm của các học giả phƣơng Tây và nó cũng đã thể hiện tính lịch sử của công nghiệp hóa .

Năm 1963, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã đƣa

ra định nghĩa [18, tr 9] về công nghiệp hóa: “công nghiệp hóa là một quá trình PTKT,

trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển CCKT nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của CCKT này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ mọi mặt về KT - XH”.

Theo Đỗ Quốc Sam [54] hiểu theo nghĩa hẹp: CNH đƣợc hiểu là quá trình

chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế

công nghiệp là chủ đạo; còn theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế

nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Nhƣ vậy, có thể hiểu theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Còn theo nghĩa hẹp, CNH đƣợc hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo.

HĐH, theo cách hiểu phổ biến hiện nay là quá trình chuyển biến từ tổ chức truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến, hiện đại.

Đảng và Nhà nƣớc đã xác định đƣa Việt Nam theo con đƣờng tiến lên chủ nghĩa xã hội trong đó CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm, là con đƣờng duy nhất để PTKT, để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện đƣờng lối CNH, HĐH một cách phù hợp với xu thế chung và đặc biệt là thực tế của đất nƣớc. Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII (1994) đã đƣa ra khái

niệm CNH, HĐH: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt

động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao”[2]. Các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X, XI tiếp tục thực hiện nh iệm vụ CNH, HĐH đất nƣớc.

1.1.3.2. Lịch sử CNH.

a. Trên thế giới:

Quá trình CNH đƣợc chia thành 5 giai đoạn [dẫn theo 50, từ tr 365-368]:

- Giai đoạn từ giữa thế kỷ 18 đến khoảng 1820 (giai đoạn mở đầu của CNH): CNH đƣợc bắt đầu từ nƣớc Anh, khoảng giữa thế kỷ 18 nhờ chuyên môn hóa kết hợp với những thay đổi đơn giản trong quá trình xe sợi và dệt. Tiếp đó, những đổi mới dẫn đến việc sử dụng than để nấu sắt và việc James Walt chế tạo ra máy hơi nƣớc đƣợc coi là cái mốc cơ bản cho sự phát triển máy CN.

- Giai đoạn từ 1820 đến 1870: là sự lan tỏa CNH từ Anh sang châu Âu và Bắc Mỹ. Cùng với cách mạng trong giao thông vận tải và chính sách tự do thƣơng mại quốc tế đã làm bùng nổ sản xuất và lƣu thông hàng hóa trên thế giới. Vào năm 1870, hơn 3/4 sản lƣợng CN của thế giới đƣợc tập trung ở Anh, Mỹ, Đức và Pháp.

- Giai đoạn 1870 đến 1913: đây là giai đoạn khoa học- công nghệ có những bƣớc phát triển mới: phƣơng pháp luyện thép Thomas cho phép chế tạo thép từ quặng sắt có hàm lƣợng Phôtpho cao đã thúc đẩy phát triển CN chế tạo. Tiếp đó là sự ra đời của năng lƣợng điện, kỹ thuật làm lạnh, hóa hữu cơ, động cơ đốt trong, điện báo, vô tuyến…

- Giai đoạn 1913 đến 1950: ngừng trệ CNH do chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh thƣơng mại thƣờng xuyên trong đó có cuộc khủng hoảng KT nặng nề nhất trong lịch sử.

- CNH sau Chiến tranh thế giới thứ II: đến khoảng giữa những năm 50 thì công cuộc tái thiết sau chiến tranh về cơ bản đã hoàn thành, nền KT thế giới lại bƣớc vào thời kì phát triển mới: CN chế tạo tăng trƣởng mạnh cả về sản lƣợng lẫn xuất khẩu.

PTKT đã đƣợc tiếp sức nhờ sự bùng nổ các công nghệ mới và các sản phẩm mới: sản xuất theo dây chuyền, động cơ đốt trong và ô tô, hàng tiêu dùng lâu bền. Có những công nghệ hoàn toàn mới nhƣ vật liệu tổng hợp, hóa chất từ dầu mỏ, năng lƣợng hạt nhân, máy bay phản lực, máy tính và các sản phẩm điện tử. Đã có bƣớc tiến dài trong công nghệ viễn thông, vi điện tử và công nghệ robot. Cũng giống nhƣ trƣớc đây, một số công nghệ mới đã hỗ trợ việc liên kết thị trƣờng thế giới: máy bay phản lực đã giảm bớt thời gian đi lại, viễn thông làm cho các công ty đa quốc gia dễ dàng trong việc điều phối các chi nhánh ở những nƣớc khác nhau, các phƣơng tiện điện tử tạo điều kiện cho sự hình thành một thị trƣờng quốc tế…

b. CNH ở Việt Nam:

CNH ở Việt Nam đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc rất quan tâm và đƣợc thực hiện qua từng giai đoạn cụ thể sau:

- Giai đoạn 1960- 1975: sau khi hòa bình đƣợc lập lại, miền Bắc bắt đầu xây dựng CNXH với nhiệm vụ trọng tâm đƣợc xác định là thực hiện công cuộc CNH- XHCN. Tại Đại hội III (1960) của Đảng đã đƣa ra chủ trƣơng CNH: “xây dựng một nền KT XHCN cân đối, hiện đại, kết hợp CN với NN, lấy CN nặng làm nền tảng, ƣu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lí, đồng thời phát triển NN và CN nhẹ, nhằm biến nƣớc ta từ một nƣớc NN thành một nƣớc CN hiện đại”. Trong giai đoạn này, mặc dù gặp phải cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhƣng nhờ sự giúp đỡ của các nƣớc XHCN, nƣớc ta cũng xây dựng đƣợc một số khu CN và các nhà máy mới.

- Giai đoạn từ 1975- 1986- 2000: sau khi đất nƣớc thống nhất, các kỳ Đại hội IV (1976), V (1982) của Đảng tiếp tục quan tâm đến đƣờng lối PTKT, trong đó có CNH. Tuy nhiên, giai đoạn này có những khó khăn riêng trong việc PTKT, vì vậy việc thực hiện CNH có những hạn chế. Đến năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng đƣa ra quyết định chuyển đổi cơ chế KT, từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lí của Nhà nƣớc, việc thực hiện đƣờng lối CNH có nhiều thuận lợi với ba chƣơng trình KT lớn. Cho đến nay Việt nam đã đạt đƣợc những thành công trong việc thực hiện đƣờng lối CNH: tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc chuyển dịch CCKT, phát triển đồng đều NN, CN nhẹ, dịch vụ và tạo cơ sở phát triển CN nặng.

- Từ 2001 đến nay: Đại hội Đảng lần IX (4/2001) đã thông qua Chiến lƣợc phát triển KT-XH thời kì 2001- 2010, đƣợc gọi là Chiến lƣợc đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hƣớng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc CN.

1.1.3.3. Đặc điểm CNH ở Việt Nam gắn với PTKT - CNH gắn liền với HĐH

Công nghiệp với việc áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại là phƣơng tiện chuyển tải công nghệ mới vào cuộc sống.

- CNH, HĐH hướng tới hình thành một số ngành công nghiệp trọng yếu đối với sự phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh.

Trọng tâm là công nghiệp chế biến và chế tạo mà công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học có vị trí hàng đầu, công nghiệp chế biến lƣơng thực - thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

+ CNH, HĐH nông nghiệp:

Áp dụng các phƣơng pháp công nghệ và tổ chức tiên tiến vào sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, tạo năng suất cao và chất lƣợng hàng hóa nông sản đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Đầu tƣ vào các biện pháp kĩ thuật: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa và điện khí hóa.

Tạo điều kiện để áp dụng một cách phổ biến các công nghệ mới vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng những khu nông nghiệp công nghệ cao.

+ CNH, HĐH nông thôn:

Là đem công nghiệp về nông thôn.

Công nghiệp ở nông thôn thƣờng là những công nghiệp nhỏ, có tính gia đình, là những công nghiệp mà cơ chế thị trƣờng sẽ đem lại nhiều lợi ích nhất.

Ngoài những KCN tập trung lớn, cần sắp xếp mạng lƣới "tiểu KCN" hay cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở khắp các tỉnh (trong đó có các cụm làng nghề).

CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn làm giảm mức độ chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giảm bớt dòng di dân ra TP.

- CNH, HĐH đòi hỏi phải động viên các thành phần kinh tế tích cực tham gia đầu tư phát triển

+ Doanh nghiệp Nhà nƣớc phải đảm đƣơng vào những khâu then chốt nhƣ kết cấu hạ tầng, những công trình đòi hỏi kĩ thuật cao, vốn đầu tƣ lớn, thu hồi vốn chậm và kéo dài, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, thƣơng mại…

+ Kinh tế hợp tác phát triển đối với ngành sản xuất nhỏ, cá thể. Hình thức hợp tác đa dạng, theo cả chiều dọc và chiều ngang, kết hợp và đan xen với nhiều loại hình sở hữu trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

+ Kinh tế tƣ nhân đƣợc khuyến khích, hỗ trợ, hƣớng mạnh vào phát triển sản xuất

- CNH, HĐH được tiến hành theo mô hình một nền kinh tế mở, cả trong nước và với nước ngoài

+ Nhà nƣớc và các doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng và khai thác những thuận lợi của xu thế quốc tế hóa sản xuất và đời sống lựa chọn chiến lƣợc CNH hƣớng vào xuất khẩu là chính.

nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở lối đi vào thị trƣờng khu vực và thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, chuyển dịch CCKT phù hợp.

- CNH, HĐH đòi hỏi phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong và ngoài nước

+ Nguồn vốn cho CNH, HĐH bao gồm nguồn nhân lực, tài sản cố định tích lũy từ nhiều thế hệ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí và nhiều loại vốn hữu hình cũng nhƣ vô hình khác.

+ Vốn bên ngoài dù là Viện trợ phát triển chính thức (ODA) hay vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) đều là loại vốn phải trả, kèm theo lãi suất.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28 - 33)