Giải pháp chống mối:

Một phần của tài liệu xây dựng công trình “nhà ở cho học, sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại khu đô thị mới mỹ đình (Trang 57 - 59)

1. Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường

3.4.8. Giải pháp chống mối:

Đối với những công trình kiến trúc nói chung, tác hại của mối gây ra cho các công trình là vấn đề rất đáng quan tâm của các nhà đầu tư và xây dựng. Mục tiêu xâm nhập của mối là gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ Cenllulose (Gỗ, giấy, vải, thảm…) những vật liệu này thường có nhiều ở các công trình xây dựng. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong các công trình bị huỷ hoại mà ngay cả kiến trúc của công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối.

Theo điều tra cơ bản ở Việt Nam đã phát hiện trên 20 loài mối có mặt trong các công trình, có các mức độ và hình thức gây hại khác nhau. Đặc biệt phải kể đến đối với các công trình xây dựng là sự phá hoại của mối Coptotermes. Đây là giống mối phổ biến ở nhiều nước, và gây ra tác hại đáng sợ nhất. ở mối coptotermes có một tuyến dịch tiết ra từ tuyến hạch trán (pH ≅ 4,5) có thể làm mủn vữa xây tường vì thế chúng có thể đi xuyên qua tường từ phòng này sang phòng khác, từ tầng dưới lên tầng trên để kiếm thức ăn. Tổ mối có thể nằm dưới nền nhà, trong lỗ hổng kiến trúc, trong panen, trong tủ, hòm…

Tác hại của mối không chỉ đối với các vật liệu gỗ mà còn ngay cả với các máy móc thiết bị cũng không tránh khỏi sự phá hoại của mối. Để tìm được thức ăn mối luồn lách qua những khe nhỏ và đắp đường mui đất để đi, do đường đất của mối thường ẩm lúc mới đắp nên những thiết bị điện thường bị chập gây cháy nổ.

Có những loại mối như giống mối đất Odontotermes cũng ăn hại gỗ, chủ yếu là những loại gỗ tiếp giáp đất nhưng khi các cột gỗ đã bị rỗng thì chúng có thể leo lên theo đến tận trên cùng. Loài mối này làm tổ ở dưới nền đất, tổ của chúng thường là các ụ lớn và có rất nhiều khoang nằm sát mặt đất. Chúng sẽ đùn đất qua các kẽ nứt ở nền nhà, đất đùn nên càng nhiều thì nền nhà càng rỗng, gây ra sụt lún nền nhà. Nếu tổ mối to có thể gây sụt lún nền móng công trình.

Qua khảo sát vị trí xây dựng và căn cứ tình hình thực tế, để đảm bảo cho độ an toàn và tính bền vững của công trình, cũng như để tránh những hậu quả đáng tiếc do mối gây ra, việc phòng chống mối cho công trình là hoàn toàn cần thiết.

Diệt tổ mối: Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện có tổ mối thì phải đào tới tổ, tưới vào vị trí có tổ mối 20-30 lít dung dịch thuốc Lentrek 40 EC không để tàn dư thực vật như: Gỗ vụn, gốc cây, ván khuôn bị kẹt lại;

Hào phòng mối: Tạo lập chướng ngại vật bằng đào hào là “Hàng rào” bao quanh phía ngoài sát mặt tường móng công trình nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận nhằm xâm nhập vào công trình: Hào rộng khoảng 50 cm, sâu từ 60-80 cm tuỳ theo vùng đất xây dựng, nền đất xốp phải đảm bảo sâu 80-100 cm, mỗi m3 đào lên được chộn 12-14 kg thuốc PMs 100 hoặc loại thuốc có giá trị tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp vách hào phía ngoài lót một lớp nilon. Sau khi lấp xong, mặt trên hào được lát gạch hoặc đổ bê tông hoàn thiện.

Mặt nền phía trong nhà: Đào rãnh sát chân tường rộng 30cm, sâu 40 cm kể từ lớp đất hoàn thiện, đất đào lên được trộn 12-14 kg thuốc PMs 100 hoặc thuốc có giá trị phòng mối tương đương, sau đó lấp lại; Trên mặt nền, trước khi đổ vữa bê tông, kể cả mặt các đài cọc rải một lớp thuốc PMs với liều lượng 1-2 kg/m2.

Mặt tường, đài cọc được phun dung dịch Lentrek 40EC 3% với liều lượng 2 lít/m2 hoặc các loại thuốc phòng mối tương đương.

Các đoạn đường ống cấp nước, thoát nước, đoạn đường cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt hoặc tầng hầm nếu có và các khe lún kể cả các vị trí đào thêm làm gián đoạn sự liên tục của hào phòng mối, phải sử lý bổ xung theo liều lượng thuốc đã quy định.

Một phần của tài liệu xây dựng công trình “nhà ở cho học, sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại khu đô thị mới mỹ đình (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)