1. Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường
3.4.6. Hệ thống thông tin liên lạc
a Các căn cứ thiết kế
Hệ thống thông tin liên lạc của dự án “Xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo” là dự án nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và các trường dạy nghề đóng trên địa bàn Hà Nôi cũng phải đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật và dựa trên các quy chuẩn và tiêu chuẩn sau:
+ Tiêu chuẩn chung về môi trường khí hậu đối với các thiết bị thông tin - TCN 68-149 : 1995;
+ Tiêu chuẩn về tính tương thích điện tử của các thiết bị mạng viễn thông - TCN 68-190 : 2001;
+ Tiêu chuẩn phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin và các trạm thu phát vô tuyến – Yêu cầu kỹ thuật - TCN 68-161 : 2006;
+ Tiêu chuẩn chỉ định các quy định về việc phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại cáp, khoảng cách cho phép... Đảm bảo tính tương thích hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nước sản xuất – TIA/EIA – 568A;
+ Tiêu chuẩn chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - TCN 68-140 : 1995;
+ Tiêu chuẩn về cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt - TCN 68-132 : 1998;
+ Tiêu chuẩn tiếp đất cho công trình viễn thông - TCN 68-141 : 1999; + Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối viễn thông - TCN 68-190 : 2000;
+ Yêu cầu kỹ thuật với các thiết bị đầu cuối kết nối vào với mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng - TCN 68-216 : 2002;
+ Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng điện thoại công cộng qua giao diện tương tự - TCN 68-188 : 2003;
+ Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng ISDN sử dụng truy nhập tốc độ cơ sở - TCN 68-189 : 2003;
+ Tiêu chuẩn về dịch vụ truy nhập Internet ADSL - TCN 68-227 : 2004; + Tiêu chuẩn về cách đi cáp, phân bố ổ cắm trong toà nhà - TIA/EIA – 569; + Tiêu chuẩn các yêu cầu về quản trị hệ thống - TIA/EIA – 606;
+ Tiêu chuẩn về an toàn nối đất đối với các thiết bị - TIA/EIA – 607;
+ Quy chuẩn Việt Nam tập 1 ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/2/1996 của Bộ xây dựng; Tập II; III ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 15/09/1997 của Bộ Xây dựng;
+ Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 2 : 1974; TCVN 3 : 1974; TCVN 4 : 1993; TCVN 7 : 1993; TCVN 8 : 1993; TCVN 4058 : 1985; TCVN 5898 : 1985;
+ Tiêu chuẩn Việt Nam – TCXD 46 : 1984;
+ TCXDVND 323 : 2004 ″Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế″;
b. Mô tả Phương án thiết kế
Do dự án là dự án nhà ở xã hội nên việc thiết kế hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo một số chỉ tiêu như giảm tỷ suất đầu tư, đầu tư các hệ thống ở mức độ tối thiểu và có tính đến hướng sử dụng trong tương lai và đáp ứng đầy đủ về các chỉ tiêu kỹ thuật, thông số chung của hệ thống.
Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên gồm 5 tòa nhà từ đơn nguyên 1 đến đơn nguyên 5. Mỗi đơn nguyên có 1 tầng hầm và 21 tầng nổi. Tầng 1 được sử dụng làm khu dịch vụ phục vụ cho sinh viên, từ tầng 2 trở lên bố trí các phòng cho học sinh, sinh viên thuê.
Do vậy, việc tính toán và lên phương án thiết kế hệ thống thông tin liên lạc cho dự án đảm bảo thông tin liên lạc đảm bảo, thiết kế mang tính mở rộng nhằm nâng cao chất lượng cho nhu cầu trong tương lai.
Việc thiết kế hệ thống thông tin liên lạc bao gồm những phần sau: - Hệ thống mạng máy tính, điện thoại, truyền hình
- Hệ thống mạng âm thanh thông báo cho các khu vực hành lang trong tòa nhà.
* Mục tiêu thiết kế:
- Mục tiêu thiết kế cụ thể với mạng máy tính, điện thoại, truyền hình được thiết kế với mức độ đầu tư tối thiểu nhưng có tính mở rộng trong tương lai.
- Mạng điện thoại, máy tính được thiết kế rõ ràng và có khả năng thay thế, mở rộng trong tương lai.
- Vị trí lắp đặt ổ cắm điện thoại, máy tính thuận tiện cho người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính mỹ quan chung cho các phòng ban trong công trình.
- Hệ thống mạng thông tin liên lạc được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất lượng chuyên ngành.
* Giải pháp kỹ thuật:
* Mạng máy tính:
- Tại tầng 1 của công trình phục vụ cho nhu cầu của sinh viên và các đơn vị kinh doanh trong tòa nhà.
- Hệ thống mạng máy tính được kéo đến đầu chờ tại trục kỹ thuật tầng, không thiết kế và bố trí trong từng phòng. Khi sinh viên các phòng có nhu cầu về internet tốc độ cao (xDSL), ban quản lý tòa nhà khi đó cho phép đơn vị cung cấp dịch vụ kéo trực tiếp từ trục kỹ thuật tầng đến phòng cụ thể. Việc thiết kế như vậy nhằm đảm bảo giảm tỷ suất đầu tư cho công trình.
* Mạng điện thoại:
- Hệ thống điện thoại liên lạc sử dụng loại cục bộ, không liên kết với tổng đài và chỉ bố trí tại tầng 1. Từ tầng 2 trở lên không bố trí hệ thống do nhu cầu sử dụng điện thoại cố định của sinh viên không có và không cần thiết.
- Hệ thống mạng điện thoại tại tầng 1 có thể bố trí đi chung máng, ống ghen với hệ thống mạng máy tính nhằm giảm tỷ suất đầu tư.
* Mạng truyền hình:
- Hệ thống mạng truyền hình được tính toán và thiết kế hệ thống truyền hình cáp ( hệ thống truyền hình có tính phí) cho toàn bộ các tòa nhà.
- Tại tầng 1 bố trí hệ thống truyền hình cáp tại các vị trí không gian công cộng và các gian hàng của đơn vị cho thuê.
- Từ tầng 2 trở lên bố trí mỗi phòng 1 điểm truyền hình. Khi trong phòng có nhu cầu xem truyền hình có thể đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cấp phát kênh truyền hình theo yêu cầu. Việc thiết kế như vậy có tính mở và đảm bảo mức độ hiện đại cho công trình cũng như đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng trong học sinh, sinh viên.
* Hệ thống âm thanh thông báo:
- Tại các tòa nhà bố trí 1 hệ thống loa thông báo tại từng tầng, nhằm giúp cho ban quản lý tòa nhà cung cấp thông tin thường xuyên đến sinh viên.
- Hệ thống loa được thiết kế hệ thống loa thông thường, tại mỗi tầng bố trí 2 loa ở tại khu hành lang.
- Toàn bộ hệ thống loa được kết nối 1 vùng nhằm mục đích thông báo chung và thông báo khi có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn trong tòa nhà.