Giải pháp thông gió

Một phần của tài liệu xây dựng công trình “nhà ở cho học, sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại khu đô thị mới mỹ đình (Trang 37 - 41)

1. Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường

3.4.2Giải pháp thông gió

* Căn cứ thiết kế

* Hệ thống điều hoà không khí và thống gió cho công trình được thiết kế dựa trên các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, và các tài liệu sau đây:

TCVN 5687:1992 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.

TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế. TCVN 4088:1985 Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng.

TCVN 4605:1988 Kĩ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4605:1988 Heating techniques – Insulating components – Design standard

SMACNA Tiêu chuẩn gia công lắp đặt hệ thống điều hoà không khí. (Anh quốc)

ASHRAE 2007 - Phần ứng dụng (Hiệp hội các kỹ sư Nhiệt, Lạnh và Điều hòa Hoa Kỳ)

Các quy phạm về bảo vệ môi trường Việt Nam.

Các quy phạm của Cục phòng cháy chữa cháy cho công trình xây dựng Việt Nam.

* Các thông số khí hậu

Theo đặc điểm của công trình cấp điều hòa không khí được chọn cho công trình là cấp II, với số giờ không đảm bảo các thông số kỹ thuật yêu cầu là nhỏ hơn 200 giờ/năm.

Các thông số khí hậu tính toán được chọn ở Hà Nội, và theo tiêu chuẩn TCVN 4088 - 85; bảng No 2; bảng A1:

Thông số tính toán của không khí bên ngoài (phụ lục 3, TCVN 5687 - 1992)

Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%)

Mùa hè 37,2 66

Mùa đông 8.5 64

Thông số tính toán của không khí bên trong nhà

Khu vực điều hoà Mùa hè Mùa đông

Nhiệ t độ (°C) Độ ẩm (%) N hiệt độ (°C) Độ ẩm (%)

Các phòng chức năng 24 60 2 2 60 Hành lang (khu vực đệm) 28 60 2 0 60

* Các yêu cầu thiết kế khác

Tại khu vực đặt máy, tầng hầm: 55 ÷ 70dB.

Các khu vực bếp, khu WC, các phòng kỹ thuật phải được hút thải không khí với bội số trao đổi không khí n = 5 ÷ 10 lần.

* Khái quát

Dự án “Xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại khu đô thị mới Mỹ đình II” là dự án nhà ở xã hội phục vụ chính cho đối tượng là học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và các trường dạy nghề đóng trên địa bàn Hà Nội.

Do vậy việc tính toán thiết kế kết cấu, kiến trúc cũng như các hệ thống cơ điện khác phải đảm bảo giảm tỷ suất đầu tư và đầu tư các hệ thống khác ở mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ và đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật, thông số chung của từng hệ thống cơ điện.

Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên gồm 5 tòa nhà từ đơn nguyên 1 đến đơn nguyên 5. Mỗi đơn nguyên có 1 tầng hầm và 21 tầng nổi. Tầng 1 được sử dụng làm khu dịch vụ phục vụ cho sinh viên, từ tầng 2 trở lên bố trí các phòng cho học sinh, sinh viên thuê.

Hệ thống điều hòa và thông gió phục vụ cho khu nhà ở phục vụ cho đối tượng là học sinh, sinh viên nên cũng phải đảm bảo các tiêu chí đó, đáp ứng tối thiểu về mức đầu tư nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật. Do vậy việc nên phương án thiết kế cơ sở cho hệ thống điều hòa và thông gió cho dự án này bao gồm những phần việc sau:

Hệ thống điều hòa không khí tại tầng 1 của các tòa nhà dùng để cho thuê bán hàng phục vụ sinh viên. Do vậy, hệ thống được đầu tư ở mức tương đối với việc thiết kế hệ thống điều hòa cục bộ nhằm giảm chi phí đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại tầng 1 các khu vực lắp đặt điều hòa không thiết kế hệ thống cấp gió tươi do các phòng có diện tích nhỏ, đảm bảo sự lọt khí đủ cung cấp lượng oxy cần thiết, chỉ thiết kế bổ sung một số quạt gắn tường cho sự lưu thông không khí tốt hơn.

Hệ thống tầng hầm được đầu tư hệ thống thông gió, hệ thống thông gió được thiết kế đơn giản, sử dụng hệ thống hoạt thông gió hướng trục gắn tường tại các vị trí trước và sau tòa nhà nhằm đảm bảo sự lưu thông không khí tốt nhất và đáp ứng được chỉ tiêu kỹ thuật và tỷ suất đầu tư.

Đối với các công trình cao tầng, cần phải thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang cho các thang thoát hiểm nhằm đảm bảo chi tiêu thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng do đặc thù công trình và việc bố trí thang máy tại các vị trí đã hợp lý và việc bố trí cửa thông gió tại các thang bộ thoát hiểm. Do vậy đơn vị tư vấn đưa ra ý kiến không thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang thoát hiểm cho các tòa nhà trong công trình.

* Yêu cầu thiết kế

Là một công trình hiện đại với các yêu cầu cao về điều kiện vi khí hậu. Hệ thống thông gió và điều hoà không khí thiết kế cho toà nhà cần đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tạo ra môi trường vi khí hậu với các thông số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, và độ trong sạch của không khí được kiểm soát và điều chỉnh theo điều kiện tiện nghi của con người.

- Tổ chức thông thoáng, hút thải không khí từ các khu vệ sinh, bếp, và các khu vực cần thiết ra khỏi toà nhà.

- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí được thiết kế lắp đặt không phá vỡ kiến trúc công trình, làm tăng vẻ đẹp nội thất. Độ ồn do hệ thống gây ra ở mức độ cho phép không ảnh hưởng tới các khu vực trong và ngoài toà nhà.

- Tầng hầm được hút thải khí bằng hệ thống thông gió cưỡng bức với hệ số trao đổi không khí theo tiêu chuẩn vệ sinh: 4- 6 lần thể tích phòng.

- Thiết bị lựa chọn cho hệ thống phải đảm bảo tính hiện đại, làm việc tin cậy, vận hành đơn giản và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.

- Hệ thống có khả năng phục vụ độc lập theo yêu cầu sử dụng cho từng khu vực. Công suất của hệ thống được tự động điều chỉnh theo tải nhiệt thực tế của toà nhà tại từng thời điểm để nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống và giảm chi phí vận hành.

- Hệ thống được thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn phòng chống cháy, không tạo ra các nguồn nhiệt có nhiệt độ cao, và không sử dụng các loại vật liệu dễ gây cháy nổ.

a) Hệ thống điều hoà không khí và thông gió bao gồm:

-Hệ thống điều hoà không khí và thông gió tầng 1 - Hệ thống hút khí thải tầng hầm

- Hệ thống hút khí thải khu vệ sinh.

+ Tại tầng 1 thiết kế hệ thống thông gió nối ống gió độc lập, đảm bảo hút toàn bộ lượng khí thải cho WC.

+ Hệ thống thông gió cho khu WC các tầng phòng sinh viên, sử dụng loại quạt thông gió gắn tường hút khí thải thổi trực tiếp ra ngoài.

- Tại các phòng ở cho học sinh, sinh viên thuê không đầu tư hệ thống điều hòa không khí.

Do vậy hệ thống điều hòa không khí thiết kế đảm bảo nhưng chỉ tiêu cơ bản sau của điều hoà tiện nghi:

- Đảm bảo các thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí theo các tiêu chuẩn tiện nghi của tiêu chuẩn Việt Nam.

- Các thiết bị lựa chọn cho công trình cần có độ tin cậy cao, vậnh hành đơn giản đảm bảo mãy quan của công trình.

* Mô tả hệ thống: a) Hệ thống thông gió:

*Hệ thống thông gió tầng hầm:

Hệ thống thông gió cho tầng hầm bao gồm hệ thống quạt thông gió gắn tường và các cửa gió nan thẳng gắn phía ngoài tầng

Tại các phòng kỹ thuật điện, kỹ thuật nước tầng hầm bố trí hệ thống quạt thông gió hướng trục.

* Hệ thống thông gió WC:

Hệ thống thông gió WC được thiết kế để tạo ra sự thông thoáng trong phòng vệ sinh.

Hệ thống thông gió cho nhà vệ sinh được thiết kế gồm các quạt thông gió gắn tường, khí thải được hút trực tiếp ra ngoài.

b) Hệ thống điều hoà không khí:

Hệ thống điều hoà không khí được thiết kế là hệ thống điều hoà không khí dạng cục bộ treo tường, âm trần nối ống gió. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dàn nóng được bố trí trên ban công, sân sinh hoạt chung trên mái tầng1.

Một phần của tài liệu xây dựng công trình “nhà ở cho học, sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại khu đô thị mới mỹ đình (Trang 37 - 41)