Để thúc đẩy tiến trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như giành giật cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang không ngừng tăng cường đưa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh gọn và được hỗ trợ của công nghệ hiện đại như máy
giao dịch tự động (ATM), máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS), mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân, Intemet...
Hiện nay, thanh toán điện tử đã được áp dụng khá rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipin, Malaysia, Mỹ, Kenya, Nam Phi, Ghana… Trong đó, bên cạnh việc thanh toán thẻ qua POS đã phát triển mạnh ở đa số các quốc gia thì thanh toán qua điện thoại di động, internet đang là một xu hướng thanh toán trên thế giới. Mỗi nước có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự phát triển và hướng đi khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội của từng nước. Kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển thanh toán điện tử của một số nước như sau:
- Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghệ thẻ ngân hàng; thành lập Công ty chuyển mạch thẻ China UnionPay (CUP) để kết nối hệ thống xử lý dữ liệu thẻ giao dịch qua ATM, POS trên toàn quốc và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện từ cấp trung ương đến địa phương, cũng như nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp thẻ ngân hàng; đồng thời, đẩy mạnh phát triển thanh toán qua internet.
- Với lợi thế sẵn có về công nghệ, Hàn Quốc hiện đang thành công trong việc lựa chọn phát triển thanh toán thẻ là phương tiện thanh toán chủ yếu trong dân cư, đặc biệt là thẻ tín dụng bằng việc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị chấp nhận thẻ và người sử dụng thẻ nhờ đó thúc đẩy thanh toán thẻ qua POS và thành lập Công ty chuyển mạch thẻ BC Card nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nước và kiểm soát thuế một cách hiệu quả.
- Malaysia chú trọng phát triển thanh toán trực tuyến qua internet và thẻ ngân hàng với các khoản thu ngân sách, như thu thuế, phí và lệ phí của Nhà nước.
- Philippin phát triển dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động kết hợp với Ví điện tử, dựa vào tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân cao (chiếm khoảng 60% dân số), cũng như tiện lợi của dịch vụ này đối với những khách hàng không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
- Tại Mỹ, theo thống kê của Stegman, năm 2001 ở Mỹ có trên 14 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, theo khảo sát gần đây của ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đa dạng và
phong phú về chủng loại. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ mới, nước Mỹ còn tự hào cho ra đời các công cụ tài chính mới như quyền chọn (Option), các nghiệp vụ hoán đối lãi suất (swap), hiện nay nước Mỹ tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng quốc tế cho khách hàng qua mạng Intemet.
- Các nhà mạng như Safaricom (Kenya) và Vodafone (Columbia) đã đi đầu trong năm 2007 bằng cách tung ra M-Pesa (M viết tắt cho “Mobile“, và Pesa có nghĩa là “tiền“ trong tiếng Kiswahili). Khởi đầu chỉ phục vụ trong nội địa Kenya, M-Pesa dần dần mở rộng phạm vi phục vụ sang tầm quốc tế, đặc biệt là với người Kenya sinh sống tại Vương quốc Anh. Sự gia tăng của mô hình “ngân hàng di động” trên thị trường Kenya, trong đó M-Pesa giữ vai trò tiên phong, đã đạt được thành công đáng tự hào. Cuối năm 2010, bốn nhà mạng đã nắm trong tay hơn 15.400.000 thuê bao (hơn 50% dân số trưởng thành). M-Pesa đã phát triển một phần mềm giúp người dùng sử dụng máy ATM không cần thẻ.
Những giao dịch bằng điện thoại di động có thể cho phép các ngân hàng tiếp cận thị trường nông thôn mà không cần mở chi nhánh mới. Trong tháng 5 năm 2011, chín tháng sau khi khởi động, đã có 140.000 thuê bao ở Nam Phi, hơn 3.000 đại lý M- Pesa và 2.000 máy ATM trong cả nước.
Ở một số nước, các ngân hàng đang hợp tác với một số công ty viễn thông. “Quan hệ đối tác với bốn mạng di động ở Ghana đã cho phép chúng tôi mở rộng dịch vụ chuyển tiền tới khách hàng trong cả nước”, một quan chức ngân hàng của Ecobank (Ghana) phát biểu. “Tăng cường mạng lưới này ở Ghana là một phần trong chiến lược mở rộng khách hàng của chúng tôi”. “Nhiều dấu hiệu đang cho thấy ngân hàng truyền thống đang dần thích ứng với công nghệ cũng như thị trường mới. Chúng tôi hy vọng sau khi người dân quen với việc có một tài khoản trên di động, họ sẽ quyết định mở hẳn một tài khoản thật tại ngân hàng”. Trong tháng 5, Ecobank bắt đầu mở rộng dịch vụ sang khu vực Tây Phi.
Theo số liệu thống kê, thu dịch vụ ngoài tín dụng của các ngân hàng tại Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu. Tại Mỹ ngân hàng Bank of Amencan thu dịch vụ ngoài tín dụng năm 2007 chiếm tỷ trọng 48%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 38%.
- Ngoài ra, ta có thể tham khảo số liệu báo cáo của Goldman Sachs đối với tỷ trọng thu từ dịch vụ so với lợi nhuận từ hoạt động của NHTM ở các nước để có cái nhìn đầy đủ hơn về mức độ hạn chế của hệ thống các NHTM Việt Nam: Năm 2007 trong khi tỷ trọng thu dịch vụ của các NHTM Việt Nam chỉ chiếm 8% thì Malaysia chiếm 28%, Hồng Kông: 30%, Thailand, Singapore: 32%, Đài Loan: 35%, Hàn Quốc: 38% và Ôxtraylia chiếm 50% (Nguồn: Trích tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 26 tháng 5/2008).