Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng giải phóng một số kim loại nặng từ các bãi thải, quặng đuôi nghèo pyrit (fes2 (Trang 37 - 38)

Trên cơ sở tham khảo các tài liệu thấy rằng hầu hết các kim loại ở dạng nguyên tố ít có khả năng gây độc nhƣng khi chúng chuyển sang dạng ion thì lại thƣờng có độc tính cao (Hg, Cd, As…) hoặc khi nồng độ của chúng trong nƣớc cao gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời cũng nhƣ hệ động thực vật.

Các kim loại nặng giải phóng vào môi trƣờng nƣớc theo nhiều cách khác nhau. Trong đó có nguồn từ quá trình phong hoá các bãi thải, đuôi quặng nghèo tại các khu vực khai thác quặng và sự hoà tan của các sản phẩm tạo thành sau quá trình phong hoá vào môi trƣờng nƣớc. Do đó, đê tìm hiểu rõ hơn về quá trình chuyển hóa, vận chuyển và tích lũy KLN vào môi trƣờng, luận văn đã thiết kế hệ thống thí nghiệm nhƣ sau:

-Xây dựng mô hình thí nghiệm có điều kiện tƣơng tự nhƣ tại những bãi thải, quặng đuôi nghèo có chứa pyrit ở điều kiện ngập nƣớc và lộ thiên, cho nƣớc có thành phần tƣơng tự nƣớc mƣa đã bão hoà oxi đi qua hệ thiết bị trong các thời gian, điều kiện môi trƣờng khác nhau và lấy mẫu phân tích, đánh giá khả năng hòa tan các kim loại nặng ra khỏi quặng thải vào môi trƣờng.

-Sử dụng các phƣơng pháp phân tích để đánh giá kết quả nghiên cứu, gồm:

+ Phƣơng pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD): Phân tích thành phần khoáng vật + Nồng độ kim loại nặng trong các mẫu đƣợc phân tích trên máy khối phổ plasma cảm ứng (ICP – MS), As đƣợc xác định bằng phƣơng pháp so màu trên giấy tẩm thủy ngân bromua, nồng độ ion sunfat xác định bằng phƣơng pháp

đo độ đục và pH xác định bằng máy đo pH tại Khoa Hóa học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên.

+ Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu theo excel để đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng giải phóng một số kim loại nặng từ các bãi thải, quặng đuôi nghèo pyrit (fes2 (Trang 37 - 38)