Mở rộng áp dụng mô hình cho các cơ sở sản xuất trong toàn huyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)

3. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.1. Mở rộng áp dụng mô hình cho các cơ sở sản xuất trong toàn huyện

(chiếm 14,29% tăng 10% so với trƣớc khi xây dựng mô hình); còn hơn 85,7% chƣa trang bị tủ thuốc y tế ở cơ sở sản xuất do họ còn mang tính chủ quan trong an toàn lao động.

Những hiệu quả trên sẽ đƣợc khẳng định trong các đánh giá ở giai đoạn tiếp theo.

Tóm lại, hai mô hình dự án xây dựng đã đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp và ngƣời lao động đánh giá có hiệu quả tốt hơn trong công tác cải thiện môi trƣờng lao động, phòng ngừa TNLĐ & BNN.

3.2.4. Hạn chế của mô hình

- Lắp đặt hệ thống hút bụi cho máy cắt đá chỉ áp dụng có hiệu quả cho máy liên hợp có nhiều lƣỡi cắt, không áp dụng đƣợc cho các máy cắt đá thủ công.

- Lƣợng bụi đo đƣợc sau khi xây dựng mô hình tuy có giảm nhƣng vẫn vƣợt quy chuẩn cho phép (do mô hình chỉ mới thực hiện trên một máy của một cơ sở sản xuất, nên nó chƣa đánh giá hết hiệu quả giảm thiểu bụi thực tế của mô hình mang lại).

- Do thói quen không sử dụng bảo hộ lao động của ngƣời lao động; ý thức chấp hành VSATLĐ của công nhân còn kém; công tác tuyên truyền từ ban quản lý làng nghề và chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự đạt hiệu quả.

3.3. MỞ RỘNG VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG HUYỆN HOA LƢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG, BNN PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ HIỆN NAY

3.3.1. Mở rộng áp dụng mô hình cho các cơ sở sản xuất trong toàn huyện Hoa Lƣ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 74 Phạm Viết Duy

- Trong quá trình điều tra, khảo sát tình hình trƣớc khi triển khai xây dựng mô hình tại hai doanh nghiệp ở làng nghề đá Ninh Vân, đề tài đã gặp phải không ít những khó khăn nhƣ:

+ Cải tiến công nghệ là việc rất khó khăn vì đòi hỏi cần có vốn đầu tƣ, quy trình kỹ thuật và thời gian. Trong khi đó, các doanh nghiệp hầu hết là mới thành lập nên vốn còn thiếu mà phải tập trung cho sản xuất nên dù có muốn cải tiến công nghệ, máy móc thì họ cũng chƣa thể thực hiện. Nguồn tài chính có hạn nên chỉ đầu tƣ cải tiến đƣợc những máy móc, thiết kế mặt bằng nhà xƣởng và ủng hộ các trang thiết bị bảo hộ trong giới hạn tài chính cho phép.

+ Một khó khăn nữa ảnh hƣởng tới việc cải tiến công nghệ máy móc là nguồn nƣớc ở đây rất khan hiếm do mực nƣớc ngầm sâu, lại có lớp đá cứng nên việc khoan giếng gặp khó khăn, mà máy hút bụi lại cần nƣớc. Chính vì thế, sự hoạt động của hệ thống giảm bụi đƣợc lắp đặt cho máy cắt đá gặp nhiều cản trở.

+ Bên cạnh đó, những buổi ban đầu, do nhận thức của ngƣời dân về vấn đề vệ sinh an toàn lao động và sức khỏe lao động còn chƣa cao nên họ chƣa thực sự sẵn sàng tham gia mô hình.

+ Địa phƣơng chƣa có văn bản nào về nội quy, quy chế của làng nghề nên việc thực hiện vấn đề an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp ở đây còn mang tính tự phát.

- Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, chúng tôi cũng đã có những thuận lợi:

+ Sau khi nhận thức về vấn đề ATLĐ, BNN và BVMT của ngƣời lao động cũng nhƣ chủ cơ sở sản xuất và ban ngành địa phƣơng đƣợc nâng cao qua các buổi tập huấn thì chúng tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ của họ, họ sẵn sàng tham gia mô hình. Chủ doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp với chúng tôi để cải tiến máy móc, nhà xƣởng. Ngƣời lao động ở hai doanh nghiệp tham gia rất đầy đủ các buổi tập huấn và khám sức khỏe.

+ Chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các cán bộ trong Ban quản lý làng nghề của xã đã rất nhiệt tình giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ và đã góp phần tuyên

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 75 Phạm Viết Duy

truyền, giúp chủ doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời lao động nhận thức đƣợc tác dụng và ý nghĩa của mô hình, làm cho họ thấy rằng tham gia mô hình chính là việc bảo vệ chính sức khỏe, tính mạng và môi trƣờng xung quanh nơi họ làm việc.

+ Các cơ quan chức năng địa phƣơng (nhƣ: Trạm y tế xã Ninh Vân) cũng đã giúp chúng tôi tổ chức tốt việc khám sức khỏe cho ngƣời lao động.

+ Mô hình đã đƣợc địa phƣơng và ngƣời dân ủng hộ và nhiệt tình tham gia.

3.3.1.2. Bài học kinh nghiệm

Với những thuận lợi và khó khăn trong khi xây dựng mô hình nhƣ trên, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

- Để mô hình thành công cần có sự đồng thuận giữa chủ doanh nghiệp, chính quyền địa phƣơng, y tế địa phƣơng và ngƣời lao động.

- Phối hợp chặt chẽ với địa phƣơng trong công tác vận động, tuyên truyền và nâng cao nhận thức ngƣời dân.

- Cần có nguồn kinh phí tối thiểu cho các hoạt động về cải thiện môi trƣờng, VSATLĐ, phòng ngừa TNLĐ và BNN.

- Cần có một số tập huấn về kiến thức bệnh nghề nghiệp (tuy một số bệnh chƣa biểu hiện ngay nhƣng sẽ tích tụ sau thời gian làm việc lâu dài).

- Với hiệu quả và những tác động tích cực của dự án đối với làng nghề, sau khi dự án kết thúc, dƣới sự giám sát của chính quyền địa phƣơng, ban quản lý làng nghề và trạm y tế xã, mô hình cần tiếp tục đƣợc thực hiện với sự tham gia tích cực và tự giác của chủ doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời lao động.

3.3.1.3. Giải pháp cho việc triển khai mở rộng mô hình cho toàn huyện Hoa Lư

- Cần nghiên cứu kỹ để đƣa ra phƣơng án cụ thể đối với từng doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất cả về quy trình kỹ thuật và khả năng tài chính.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn để giới thiệu hiệu quả mô hình nhằm nhân rộng mô hình cho các làng nghề có điều kiện sản xuất tƣơng tự làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân – Hoa Lƣ – Ninh Bình.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 76 Phạm Viết Duy

- Chính quyền cần có chính sách khuyến khích, khen thƣởng đối với cơ sở sản xuất ứng dụng mô hình để cải thiện môi trƣờng, VSATLĐ, phòng ngừa TNLĐ và BNN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)