MỞ RỘNG VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 34 - 59)

3. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3. MỞ RỘNG VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

phù hợp với thực tế hiện nay

Qua hiện trạng sản xuất, ô nhiễm môi trƣờng và các giải pháp khoa học đã đƣợc áp dụng cho các làng nghề, từ đó tổng hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động tại làng nghề khu vực nghiên cứu. Mở rộng mô hình ra các cơ sở sản xuất đá trong huyện nhƣ: xã Ninh An, Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Khánh...

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 33 Phạm Viết Duy

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin

- Nội dung tài liệu thu thập:hiện trạng sản xuất, môi trƣờng, sức khỏe ngƣời lao động, công tác VSATLĐ, công tác tổ chức, quản lý, giám sát sản xuất và bảo hộ ngƣời lao động trong ngành nghề nông thôn.

- Phƣơng pháp thu thập thông tin: + Qua các tài liệu đã công bố.

+ Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở điểm nghiên cứu là làng nghề chế tác đá Ninh Vân - Hoa Lƣ - Ninh Bình thông qua: 60/2000 lao động thƣờng xuyên; 10/453 chủ cơ sở sản xuất; 5/5 cán bộ Ban quản lý làng nghề.

2.4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu đất mặt, nƣớc, không khí (để phân tích đánh giá hiện trạng môi trƣờng làng nghề và tác động của sản xuất đến môi trƣờng và hiện trạng môi trƣờng làng nghề và tác động của sản xuất đến môi trƣờng và sức khỏe ngƣời lao động tại làng nghề nghiên cứu)

- Lấy mẫu trong khu vực làng nghề và ngay tại cơ sở sản xuất đƣợc chọn nghiên cứu.

- Mẫu đƣợc lấy theo các phƣơng pháp tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành: Lấy mẫu ở 3 thôn trong xã Ninh Vân (2 thôn ở làng nghề Ninh Vân, bị tác động hoặc có thể bị ảnh hƣởng, một thôn không bị ảnh hƣởng của làng nghề chế tác đá Ninh Vân)

+ Đất mặt: 4mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu đất

+ Nƣớc mặt: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nƣớc mặt + Nƣớc thải: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nƣớc thải + Nƣớc sinh hoạt: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nƣớc + Không khí: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu không khí

2.4.3. Phƣơng pháp xác định mức độ bụi và tiếng ồn

Bụi và tiếng ồn đƣợc đo nhanh tại địa điểm nghiên cứu bằng các thiết bị đo hiện trƣờng, cụ thể nhƣ sau:

Hàm lƣợng bụi đƣợc đo bằng máy EPAM 5000 (Mỹ) Độ ồn đƣợc đo bằng máy ONO SOKKI (LA-5111)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 34 Phạm Viết Duy

2.4.4. Phƣơng pháp phân tích mẫu đất mặt, nƣớc, không khí

- Phân tích tại phòng phân tích - Viện Môi trƣờng Nông nghiệp, theo các phƣơng pháp tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, các chỉ tiêu:

Loại mẫu Chỉ tiêu phân tích và đánh giá

+ Đất mặt pH, N tổng số, P tổng số, K tổng số, Ca, Mg, Cu, Zn, As, Cd, Pb

+ Nƣớc mặt pH, BOD5, COD, chất rắn hòa tan (TDS), chất rắn lơ lửng (TSS), Pb, Cd, As, Cu, Zn, Hg.

+ Nƣớc thải pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, As, Hg, Pb, Cu, Mn, Fe.

+ Nƣớc cấp sinh hoạt Độ đục, pH, độ cứng, TDS, TSS, As, Pb, Cr, Cu, Zn, Hg..

+ Khí SO2, CO, NO2, O3, Bụi lơ lửng, Bụi PM10, Pb

2.4.5. Phƣơng pháp xây dựng mô hình tại làng nghề

Triển khai tại khu điểm nghiên cứu:

* Chọn 2 cơ sở sản xuất trong làng nghề để triển khai việc áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ nhằm đảm bảo VSATLĐ, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng và mắc bệnh nghề nghiệp:

- Cải thiện môi trƣờng lao động nơi sản xuất, thông qua cải tiến trang thiết bị làm việc, lắp đặt thêm các thiết bị nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng của môi trƣờng lao động đến ngƣời sản xuất (nhƣ quạt thông gió, quạt sử dụng hơi nƣớc làm giảm nồng độ bụi...).

- Đánh giá hiệu quả của việc cải thiện môi trƣờng lao động thông qua một số chỉ tiêu nhƣ bụi và tiếng ồn (thông qua kết quả đo nhanh trƣớc và sau khi xây dựng mô hình)

- Hỗ trợ và hƣớng dẫn ngƣời lao động sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 35 Phạm Viết Duy

- Tập huấn, tuyên truyền, để nâng cao nhận thức ngƣời lao động về VSATLĐ, bệnh nghề nghiệp và nâng cao kỹ thuật lao động an toàn cho ngƣời lao động.

+ Tổ chức 4 buổi tập huấn.

+ In ấn tờ rơi về an toàn vệ sinh lao động ở xƣởng khai thác và chế tác đá. - Tăng cƣờng công tác tổ chức quản lý, giám sát và đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác VSATLĐ.

2.4.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Xử lý tất cả các số liệu qua thu thập tài liệu, điều tra, phỏng vấn, quan trắc và phân tích tại hiện trƣờng, bố trí thực nghiệm bằng phƣơng pháp thống kê sử dụng phần mềm Excel.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 36 Phạm Viết Duy

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ

3.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân

Để làm ra một tác phẩm đá mỹ nghệ từ một phiến đá thô sơ, ngƣời nghệ nhân phải thực hiện rất nhiều khâu. Từ nổ mìn lấy đá thô; dùng máy xẻ tạo thành những tấm đá có dạng khối (đá xẻ) đến các công đoạn nhƣ: băm, đục, đẽo, khắc, chạm trổ hoa văn,….Nhƣ vậy, để làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống, ngƣời thợ đá làng Ninh Vân phải thực hiện rất nhiều công đoạn và họ vẫn đang ngày ngày phải làm việc trong điều kiện sản xuất còn rất hạn chế.

* Vốn đầu tƣ:

Hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về vốn. Theo ông Nguyễn Quang Diệu cho biết để có đƣợc điều kiện sản xuất nhƣ hiện nay, các cơ sở sản xuất đều phải vay vốn từ các nguồn vay khác nhau song ngân hàng vẫn là nguồn vay chủ yếu. Với nghề làm đá, mỗi doanh nghiệp cần một số vốn rất lớn để xây dựng xƣởng sản xuất, vốn để đầu tƣ máy móc, thuê nhân công,…

* Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất:

Khó khăn về vốn cho nên việc đầu tƣ cho xây dựng, sữa chữa, bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng; xây dựng nhà xƣởng; mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất còn rất hạn chế. Do đó, một số con đƣờng đã bị xuống cấp; nhà xƣởng và mặt bằng sản xuất không đảm bảo điều kiện cho công nhân làm việc. Phần lớn họ làm việc dƣới điều kiện trên không có mái che, có chăng chỉ là những mảnh bạt nhỏ dựng tạm bợ (Có khoảng 8/69 cơ sở có nhà xƣởng kiên cố), dƣới thì các tấm đá xếp không gọn gàng, các vỉa đá vụn vứt lởm chởm.

Có nhiều hộ dân trong xã đã lấn chiếm đƣờng giao thông, đất công, tận dụng đất trống trong khu dân cƣ để làm mặt bằng sản xuất và trƣng bày sản phẩm gây nên tiếng ồn và thải ra một lƣợng bụi lớn gây ô nhiễm làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của ngƣời dân.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 37 Phạm Viết Duy

Hình 3.1: Công nhân làm việc trong điều kiện tạm bợ, không có mái che

* Quy mô sản xuất:

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phần lớn là quy mô hộ gia đình, mới chỉ có khoảng gần 70 hộ có quy mô doanh nghiệp. Năm 2007, UBND xã đã có đề án thành lập khu sản xuất làng nghề tập trung, xa khu dân cƣ, trên phạm vi 11ha, đặt ở hai thôn Xuân Phúc, Xuân Thành. Theo số liệu điều tra, tới nay, dự án đã hoàn thành và khu quy hoạch đủ diện tích cho 69/453 cơ sở làm đá, mỗi cơ sở có từ 900-1200m2. Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ khắc phục đƣợc tình trạng làm đá lẻ tẻ, tự phát và hạn chế đƣợc một phần quá trình suy giảm chất lƣợng môi trƣờng ở khu dân cƣ. Còn ở khu quy hoạch sản xuất đá thì tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn không ngừng gia tăng. Lƣợng cây xanh đƣợc trồng ở khu quy hoạch tuy có nhƣng còn quá ít nên không phát huy tác dụng.

* Quy trình công nghệ và thiết bị máy móc:

Quy trình sản xuất tuy đã đƣợc cải tiến, một số công đoạn đã dùng máy công nghiệp thay cho thủ công trƣớc kia nhƣ: máy băm, tiện, cắt, rút lỗ…. Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật còn hạn chế, các máy móc này vẫn còn nhiều nhƣợc điểm, trong khi tiến hành các thao tác trên đá bằng các công cụ này đã tạo ra một lƣợng bụi lớn gấp chục lần so với làm thủ công nhƣ trƣớc kia. Hơn thế nữa, việc vận hành máy còn đem lại nguy cơ không an toàn cho ngƣời lao động. Với những lƣỡi cƣa sắc, nếu không cẩn thận, ngƣời sử dụng máy có thể bị đứt chân, tay bất cứ lúc nào.

Do thiếu vốn để cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Do đó, các máy móc, thiết bị cũ; máy móc thô sơ không có các thiết bị che chắn hay hút bụi vẫn còn

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 38 Phạm Viết Duy

sử dụng nhiều gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời lao động.

* Các yếu tố phục vụ sản xuất:

Một yếu tố hạn chế đã ảnh hƣởng rất lớn tới việc cải tiến công nghệ, máy móc là nguồn nƣớc ở đây rất khan hiếm do mực nƣớc ngầm sâu, lại có lớp đá cứng nên việc khoan giếng gặp khó khăn, thậm chí không thể khoan đƣợc giếng để lấy nƣớc phục vụ sản xuất và máy hút bụi vì máy hút bụi cần nƣớc để làm rơi các hạt bụi xuống bể lắng ở đầu ra. Nguồn nƣớc sản xuất chủ yếu đƣợc lấy từ các giếng tự tạo, sau đó tuần hoàn tái sử dụng.

Ngoài ra, nguồn điện ở đây không ổn định và không đủ cho nhu cầu sản xuất. Do đó, việc cải tiến máy móc, công nghệ cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống điện cũng chƣa đƣợc thiết kế an toàn, dây điện ngổn ngang, chằng chịt khiến nguy cơ tai nạn do điện giật là rất có thể xảy ra.

Hình 3.2: Dây điện chằng chịt và bể nƣớc tự tạo ở nơi làm việc

* Điều kiện lao động:

Nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân rất rồi dào, đặc biệt là trong lúc nông nhàn. Theo báo cáo tham luận trực tuyến của ông Nguyễn Quang Diệu trƣởng ban quản lý làng nghề với Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 66 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, toàn xã có 5113 ngƣời trong độ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 39 Phạm Viết Duy

tuổi lao động thì có đến 3000 lao động làm nghề đá (chiếm 58,67%), trong đó có khoảng 2000 lao động thƣờng xuyên và 1000 lao động không thƣờng xuyên, thu nhập của lao động chuyên làm nghề bình quân đạt 4,5-5 triệu đồng/ngƣời/tháng, lao động bán chuyên 3-3,5 triệu đồng/ngƣời/ tháng, cao gấp 2 - 3 lần so với các ngành nghề khác, gấp khoảng 4 lần so với lao động thuần nông [11].

Theo kết quả phỏng vấn ông Lƣơng Xuân Nghĩa (chủ cơ sở sản xuất) thì, trình độ tay nghề của ngƣời lao động chƣa đồng đều. Bên cạnh những ngƣời làm nghề lâu đời có tay nghề cao thì hầu hết công nhân ở các xƣởng đá đều là những thợ trẻ, mới tham gia làm nghề đƣợc 3 - 5 năm, một số ít làm nghề đƣợc 7 – 10 năm. Mà đối với nghề đá, để trở thành những ngƣời thợ lành nghề thì thƣờng phải có thâm niên khoảng 10 năm mới làm đƣợc những công đoạn phức tạp trong chế tác đá. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của nghề làm đá, phải làm những công việc nặng nhọc và thƣờng xuyên tiếp xúc với bụi đá, tiếng ồn, lại làm việc với cƣờng độ cao (thƣờng từ 8-12 giờ/ngày, thậm chí có khi phải làm đêm), trang thiết bị bảo vệ cá nhân ( giầy, ủng, gang tay, kính..) thiếu thốn nên ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe ngƣời lao động.

Mặt khác, đa phần họ đều là nông dân, ít đƣợc học hành, trình độ dân trí thấp nên nhận thức về an toàn vệ sinh lao động và những tác hại của nghề đến môi trƣờng và sức khỏe còn hạn chế cũng nhƣ ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc chƣa cao.

Theo số liệu điều tra [16], trong tổng số 60 ngƣời lao động đƣợc phỏng vấn thì có tới 44% không dùng quần áo bảo hộ lao động, số còn lại dùng quần áo bảo hộ lao động nhƣng không thƣờng xuyên và cũng chỉ là những bộ quần áo lao động thông thƣờng mà họ mặc bên ngoài khi làm việc, không phải là quần áo bảo hộ; chỉ có 22,9 % ngƣời lao động đeo khẩu trang khi làm việc nhƣng chỉ là loại khẩu trang vải. Mũ bảo hộ chỉ có 4,9% ngƣời dùng, đó là những công nhân ở xƣởng khai thác đá, số còn lại không dùng hoặc chỉ dùng những chiếc mũ vải thông thƣờng. Kính mắt có 19,6% ngƣời dùng nhƣng do đặc thù nghề đá nên kính nhanh bị vỡ do bị đá bắn vào nên khi kính hỏng, họ ít thay. Lý do khiến ngƣời lao động không hoặc ít

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 40 Phạm Viết Duy

dùng các thiết bị bảo hộ lao động là: chúng gây vƣớng và cản trở trong công việc, ví dụ khi thực hiện công đoạn chạm khắc trên đá, nếu dùng găng tay sẽ làm vƣớng, ngƣời công nhân khó điều khiển máy theo các đƣờng nét hoa văn. Do máy móc thô sơ, không có các thiết bị che chắn hay hút bụi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời lao động. Bên cạnh đó có nhiều công đoạn của các sản phẩm đòi hỏi phải làm bằng thủ công nên thời gian ngƣời lao động phải tiếp xúc trực tiếp với lƣợng bụi và tiếng ồn là rất lớn.

Hình 3.3: Công nhân làm việc không có trang thiết bị bảo hộ lao động

Nhận thức của ngƣời dân về an toàn lao động còn hạn chế. Đa số các tai nạn xảy ra tại các cơ sở sản xuất không mang tính chất nghiêm trọng và ngƣời lao động nhiều khi không nghĩ đó là tai nạn lao động. Ví dụ có ngƣời bị trầy xƣớc chân tay do đi lại va chạm vào đá, họ không hề băng bó vết thƣơng hoặc dùng bất cứ loại thuốc gì để sát trùng. Một số ít ngƣời dùng miếng vải nhỏ băng vết xƣớc lại rồi lại tiếp tục công việc bình thƣờng, mà miếng vải ngƣời lao động dùng thƣờng là những mảnh vải không đảm bảo vệ sinh. Lại cũng có ngƣời trong khi đục đẽo đá sơ ý bị lƣỡi đục đục vào ngón tay và bị gọt mất một mảng da gây chảy máu. Ngƣời lao động này cũng chỉ nhai vài cọng cỏ dịt vào vết thƣơng cho cầm máu rồi lại làm việc

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 41 Phạm Viết Duy

bình thƣờng. Nhiều ngƣời lao động bị các vỉa đá nhỏ bắn vào mắt hoặc bị đá lăn vào chân, họ cũng không tới bệnh viện hoặc cơ quan y tế để chữa trị.

Nguy cơ tai nạn lao động khi làm việc trên cao đối với những công nhân làm việc ở xƣởng khai thác đá là rất lớn, vì ngày ngày họ phải làm việc trên cao mà không hề thắt dây an toàn, khả năng trƣợt ngã là rất có thể.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học 42 Phạm Viết Duy

* Hệ thống tổ chức, quản lý

Về quản lý hành chính trong xã

- Chủ tịch xã phụ trách trực tiếp về Công an, Quân sự, Tƣ pháp và phụ trách chung về tất cả các lĩnh vực.

- Phó chủ tịch phụ trách văn hoá phụ trách về VHXH; Thể thao, Du lịch; Dân số; Chính sách; Y tế; Giáo dục.

- Phó chủ tịch phụ trách kinh tế phụ trách về Kinh tế, XDCB; Địa chính; Thuỷ lợi; Nông Lâm nghiệp…

- Các trƣởng thôn phụ trách các hộ dân trong thôn mình dƣới sự chỉ đạo của chủ tịch và phó chủ tịch về tất cả các mặt.

Hình 3.4: Cơ cấu hệ thống tổ chức, quản lý hành chính xã Ninh Vân

P.Chủ tịch phụ trách kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 34 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)