3. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2.1. Triển khai mô hình
Sau khi nghiên cứu thực trạng môi trƣờng, điều kiện sản xuất và tình hình sức khỏe của ngƣời dân làng đá Ninh Vân, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình ứng
Luận văn Thạc sĩ Khoa học 58 Phạm Viết Duy
dụng các biện pháp khoa học, công nghệ, y học tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân nhƣ sau:
Chúng tôi đã tiến hành chọn 2 doanh nghiệp sản xuất (trong tổng số 69 doanh nghiệp) của làng nghề để xây dựng mô hình trình diễn.
(1) Doanh nghiệp của anh Đỗ Khắc Thƣ (sinh năm 1961): - Năm thành lập doanh nghiệp: 2008
- Tổng vốn đầu tƣ: 5 tỷ đồng.
- Số lƣợng công nhân: 40 công nhân (31 nam, 9 nữ) Danh sách công nhân: (xem phụ lục 7)
- Mặt bằng sản xuất: Xƣởng khai thác đá: Diện tích 3000m2 Xƣởng chế tác đá: Diện tích 1200m2
- Sản phẩm: Tƣợng đá, bia đá, mộ đá, phù điêu, 12 con giáp bằng đá,... - Thị trƣờng: Sản phẩm đƣợc tiêu thụ ở khắp các tỉnh miền Bắc.
(2) Doanh nghiệp của anh Đỗ Đình Vƣợng (sinh năm 1964): - Năm thành lập doanh nghiệp: 2006
- Tổng vốn đầu tƣ: 2 tỷ đồng.
- Số lƣợng công nhân: 40 công nhân (33 nam, 7 nữ) Danh sách công nhân: (xem phụ lục 8)
- Mặt bằng sản xuất: Xƣởng chế tác đá: Diện tích 1000m2
- Sản phẩm: Tƣợng đá, bia đá, mộ đá, nụ sen đá, bàn ghế đá,... - Thị trƣờng: Sản phẩm đƣợc tiêu thụ ở khắp các tỉnh miền Bắc.
Đây là 2 doanh nghiệp có quy mô sản xuất hộ gia đình, do mới thành lập nên còn nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất thiếu thốn: Nơi làm việc không có mái che, không có cây xanh; máy cắt đá tạo ra lƣợng bụi lớn; công nhân làm việc không có thiết bị bảo vệ cá nhân (nhƣ: quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính mắt, ủng, giày); khu vực xung quanh nhà xƣởng, đá ngổn ngang, dễ gây tai nạn lao động; nhà xƣởng không có tủ thuốc y tế. Tuy nhiên, hai chủ doanh nghiệp này lại rất quan tâm đến vấn đề về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng và sức khỏe ngƣời lao động. Vấn đề trở ngại của họ là không có vốn cũng nhƣ quy trình kỹ thuật
Luận văn Thạc sĩ Khoa học 59 Phạm Viết Duy
để cải tiến máy móc hay áp dụng biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bảo đảm sức khỏe ngƣời lao động và cải thiện môi trƣờng.
Trƣớc tình hình đó, chúng tôi đã lựa chọn hai doanh nghiệp này để cùng phối hợp xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp khoa học, công nghệ, y học để cải thiện môi trƣờng lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động tại làng nghề khai thác và chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân – Hoa Lƣ – Ninh Bình. Mô hình đƣợc triển khai cụ thể nhƣ sau:
3.2.1.1. Tổ chức các lớp tập huấn
Dự án đã tổ chức 4 đợt tập huấn với trên 300 lƣợt ngƣời tham dự (chủ yếu của hai doanh nghiệp và thêm một số ngƣời lao động và cán bộ thuộc làng nghề) [16].
(1) Tập huấn nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về VSATLĐ và bảo vệ môi trƣờng.
Buổi tập huấn do giảng viên Phạm Lê Dũng – Chi Cục Môi trƣờng tỉnh Ninh Bình giảng bài.
Buổi tập huấn nêu lên vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và tai nạn lao động đang ngày càng gia tăng ở các làng nghề nói chung và thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ở làng nghề Ninh Vân nhằm cảnh báo nguy cơ ô nhiễm đã đến mức báo động. Ô nhiễm môi trƣờng lại có tác động trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân, không chỉ những ngƣời làm nghề mà cả những ngƣời sống xung quanh khu vực sản xuất. Từ đó đƣa ra các giải pháp bảo vệ môi trƣờng ở làng nghề.
Buổi tập huấn cũng nêu lên những rủi ro và tai nạn lao động có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất mà ngƣời lao động có thể gặp phải; Nêu lên thực trạng về công tác VSATLĐ của cả chủ cơ sở sản xuất và ngƣời lao động… Từ những thực trạng đó buổi tập huấn trang bị thêm cho ngƣời lao động các kiến thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng. Qua đó, họ ý thức đƣợc chính họ là những ngƣời cần đƣợc đảm bảo an toàn trong lao động và đối với môi trƣờng, họ cũng là nhân tố chính tác động vào môi trƣờng thông qua quá trình làm nghề. Vì vậy, nhận thức đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng chính tại làng nghề nơi mà họ đang ngày ngày
Luận văn Thạc sĩ Khoa học 60 Phạm Viết Duy
làm việc, ngƣời lao động làng nghề Ninh Vân sẽ có những việc làm giữ gìn vệ sinh môi trƣờng nơi làm việc cũng nhƣ khu vực xung quanh.
(2) Tập huấn cải tiến kỹ thuật sản xuất và sử dụng thiết bị bảo hộ lao động Buổi tập huấn do giảng viên Đinh Thế Hùng – Chuyên viên Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình giảng bài.
* Tập huấn cải tiến kỹ thuật sản xuất:
- Biện pháp sử dụng thiết bị kỹ thuật an toàn
+ Bên cạnh tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và trang thiết bị sản xuất thô sơ, lạc hậu thì nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề lại do chính sự bất cẩn của con ngƣời, do ngƣời sử dụng lao động không nắm vững các nguyên tắc về vận hành, máy móc không đƣợc bảo hành, bảo dƣỡng. Phần lớn máy móc không có tài liệu kỹ thuật để hƣớng dẫn vận hành an toàn thiết bị, hoặc có thì rất sơ sài. Ngoài ra còn có các máy tự chế, tự lắp ráp từ các bộ phận cũ, chắp vá tạm bợ, nhiều chi tiết hỏng không đƣợc thay thế sửa chữa kịp thời. Vì vậy, buổi tập huấn đã đƣa ra những khuyến cáo về việc bảo dƣỡng máy móc. Bộ phận chuyển động phải đƣợc che chắn và kiểm tra bảo dƣỡng định kỳ máy móc phòng ngừa tai nạn do va đập vào động cơ hay văng bắn vào ngƣời.
+ Thiết kế hệ thống giảm phát tán bụi ngay đầu nguồn bằng hệ thống hút bụi và phun nƣớc ngay trên các máy cắt, đục đá. Vì lƣợng bụi này chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng và bệnh viêm phổi cho ngƣời lao động.
- Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng + Tổ chức mặt bằng nhà xƣởng, đƣờng đi hợp lý, hệ thống điện an toàn đề phòng những tai nạn do vấp ngã, vật rơi đổ, điện giật hay cháy nổ do điện gây ra.
+ Luôn có tủ thuốc y tế để có thể sơ cứu tại chỗ nếu không may xảy ra tai nạn trƣớc khi đƣa ngƣời lao động đến các cơ sở y tế gần nhất.
+ Cải thiện môi trƣờng làm việc nhƣ tạo mái che mƣa nắng, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống phun hơi nƣớc giảm lƣợng bụi lơ lửng.
+ Phải có hệ thống biển báo cảnh báo nơi làm việc hay bộ phận máy móc nguy hiểm.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học 61 Phạm Viết Duy
* Tập huấn sử dụng phƣơng tiện bảo hộ lao động
Từ trƣớc tới nay, hầu hết những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ ở làng nghề chƣa đƣợc trang bị thiết bị bảo hộ lao động. Trong buổi tập huấn, 80 ngƣời lao động của 2 doanh nghiệp đã đƣợc trang bị các thiết bị bảo hộ đồng thời đƣợc tập huấn về cách sử dụng các phƣơng tiện bảo hộ này.
+ Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động (quần áo, khẩu trang, kính, mũ, giày/ủng, bịt tai…). Ngƣời lao động đƣợc hƣớng dẫn cách mặc quần áo bảo hộ, đeo mũ bảo hộ, khẩu trang, găng tay và đi giày hoặc ủng sao cho đúng cách nhằm phòng bệnh bụi phổi, điếc tiếng ồn, đau mắt…hay tai nạn do va đập.
+ Ngƣời lao động đƣợc hƣớng dẫn cách sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao, nơi có độ dốc lớn, trơn trƣợt.
+ Ngƣời lao động đƣợc hƣớng dẫn về tƣ thế ngồi sao cho hợp lý, không ngồi quá lâu phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống, đau dây thần kinh tọa, trĩ và nhiều bệnh khác do tƣ thế làm việc gây ra.
+ Ngƣời lao động đƣợc hƣớng dẫn về việc giữ khoảng cách an toàn với nguồn gây nguy hiểm mìn nổ, đá lăn vào ngƣời.
+ Ngƣời chủ doanh nghiệp đƣợc hƣớng dẫn các biện pháp cải tiến máy móc và tổ chức quy hoạch mặt bằng nơi sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất, nâng cao năng suất lao động cũng nhƣ giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do tác động của quá trình làm nghề. Ngƣời lao động cũng đã nắm đƣợc cách sử dụng các phƣơng tiện bảo hộ cá nhân, có tác dụng bảo vệ cơ thể, tránh tai nạn lao động và nguy cơ về các bệnh nghề nghiệp cho chính bản thân họ.
(3) Phổ biến các biện pháp y học trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa TNLĐ&BNN
Buổi tập huấn do BS. Nguyễn Yên Bình – Trạm trƣởng trạm y tế Ninh Vân giảng bài. Tập huấn cho ngƣời lao động có thêm một số kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, từ đó hiểu rõ hơn tình hình một số bệnh thƣờng gặp ở làng nghề đá Ninh Vân. Qua đó nhằm giúp ngƣời lao động có hiểu biết sâu rộng và nhận thức đúng đắn về bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng tránh nhƣ: Đi kiểm tra sức khỏe
Luận văn Thạc sĩ Khoa học 62 Phạm Viết Duy
định kỳ để nếu có bệnh thì phát hiện kịp thời; Biết cách sử dụng các dụng cụ y tế (băng, bông, gạc, thuốc, dầu gió,….) để xử lý tại chỗ trong những trƣờng hợp xảy ra tai nạn lao động; Các thiết bị y tế này phải đảm bảo vệ sinh và đƣợc để ngăn nắp, cẩn thận trong tủ thuốc. Từ những hiểu biết đó, ngƣời lao động sẽ có ý thức giữ vệ sinh môi trƣờng cũng nhƣ sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân nhằm góp phần hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho chính bản thân họ và cộng đồng xã hội.
Hình 3.7: Hình ảnh các buổi tập huấn
(4) Tập huấn tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất trong
việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về VSATLĐ.
Buổi tập huấn do giảng viên Phạm Lê Dũng – Chi Cục Môi trƣờng tỉnh Ninh Bình giảng bài. Buổi tập huấn đƣợc triển khai nhằm tập huấn cho cơ quan chức năng địa phƣơng và ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân về công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất trong việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng. Về vấn đề này, hệ thống pháp luật của chúng ta đã có các quy định, nghị định rất rõ về quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân ở các ngành kinh tế nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng, cụ thể là các làng nghề cần thực hiện nghiêm túc những quy định, chính sách này của pháp luật.
Trên cơ sở đó, buổi tập huấn đã nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề xã hội hoá công tác an toàn vệ sinh lao động, chúng ta cần có những quy định, cơ chế cụ thể cho việc thực hiện xã hội hoá, trƣớc hết là sự phân công, phân cấp giao trách
Luận văn Thạc sĩ Khoa học 63 Phạm Viết Duy
nhiệm, quyền hạn cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan trong công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Song song với việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động, trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, công ty, các doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao động, cần quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các tổ chức xã hội... để tạo cơ sở pháp lý cho sự tham gia của họ vào công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
3.2.1.2. Tổ chức công tác khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động
Mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức khám sức khỏe cho ngƣời lao động là nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để có biện pháp phòng ngừa, bên cạnh đó tạo thói quen cho ngƣời lao động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đó là một thói quen cần thiết đối với ngƣời lao động làm việc trong môi trƣờng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật nhƣ môi trƣờng làng đá Ninh Vân.
Việc theo dõi định kỳ sức khỏe cho ngƣời lao động là vô cùng cần thiết, bởi đặc thù của nghề làm đá là phát tán ra môi trƣờng xung quanh rất nhiều bụi. Mà ngƣời đầu tiên trực tiếp hứng chịu lƣợng bụi này chính là công nhân. Lƣợng bụi tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về phổi. Không những thế, tƣ thế làm việc của ngƣời lao động là thƣờng xuyên phải khom lƣng nên các bệnh về cột sống, đau lƣng cũng khá phổ biến. Theo kết quả điều tra, 100% ngƣời lao động thấy đau lƣng sau khi ngồi làm việc khoảng 1-2 giờ. Và sau 2-3 năm làm việc thì biểu hiện này gặp phải thƣờng xuyên, ngay cả lúc không làm việc. Chúng tôi cũng đã phối hợp với trạm y tế địa phƣơng tiến hành tổ chức 2 đợt khám sức khỏe cho 80 ngƣời lao động tại hai cơ sở sản xuất của làng nghề [16].
Buổi khám sức khỏe đợt 1 đƣợc tổ chức vào ngày 29-30/7/2010, đây là buổi kiểm tra sức khỏe cho 80 ngƣời lao động ở hai doanh nghiệp trƣớc khi triển khai mô hình. Kết quả khám sức khỏe đợt 1 cho thấy: Có 7/80 ngƣời bị viêm họng (chiếm 8,75%), 8/80 ngƣời bị bệnh ngoài da (chiếm 10%), 7/80 ngƣời mắt kém (8,75%), bệnh về xƣơng khớp có 4/80 ngƣời (5%), bệnh về răng hàm mặt có 4/80 ngƣời (5%) và bệnh về thần kinh chỉ có 1 ngƣời mắc (1,25%). Kết quả khám bệnh này cho thấy
Luận văn Thạc sĩ Khoa học 64 Phạm Viết Duy
tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp ở những ngƣời trong độ tuổi lao động không cao. Họ hoàn toàn đủ sức khỏe để lao động, tuy nhiên ở họ cũng đã có dấu hiệu về các bệnh nghề nghiệp nhƣ: bệnh về mắt do giảm thị lực và bị các vỉa đá bắn vào mắt, viêm họng do hít phải bụi đá. Nhƣ thế, các bệnh do nghề đá thƣờng tập trung chủ yếu ở ngƣời già và trẻ nhỏ, những ngƣời vốn có sức đề kháng kém [16].
Buổi khám sức khỏe đợt 2 đƣợc tổ chức vào ngày 04-05/11/2010, đây là buổi kiểm tra sức khỏe cho 80 ngƣời lao động ở hai doanh nghiệp sau khi triển khai mô hình. Kết quả khám sức khỏe đợt 2 không khác nhiều so với đợt 1. Lý giải nguyên nhân trên ta thấy rằng những ngƣời tham gia khám sức khỏe 2 đợt này đều là những ngƣời trong độ tuổi lao động, sức khỏe của họ đang ở thời kỳ tốt nhất, sức đề kháng của cơ thể cao nên khả năng bị ảnh hƣởng của việc làm đá chƣa rõ rệt. Tuy nhiên, việc tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ cho ngƣời lao động vẫn vô cùng cần thiết bởi có những trƣờng hợp bệnh chƣa biểu hiện, sau một thời gian dài làm việc mới phát bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng, thậm chí còn đe dọa cả tính mạng ngƣời lao động. Ví dụ nhƣ bệnh viêm phổi, ban đầu, lƣợng bụi vào cơ thể chƣa nhiều thì chƣa thấy có biểu hiện bệnh, nhƣng sau một thời gian dài làm việc, lƣợng bụi tích đọng trong phổi quá lớn sẽ làm phổi bị viêm, kịp thời phát hiện sớm, ngƣời lao động sẽ có chế độ làm việc thích hợp hơn.
3.2.1.3. Cải tiến máy móc, nhà xưởng
* Lắp đặt hệ thống hút bụi cho máy cắt đá
Máy cắt đá là một thiết bị chuyên dụng trong xƣởng sản xuất đá mỹ nghệ. Đây là khâu đầu tiên của quá trình tinh chế đá nhƣng cũng là khâu tạo ra nhiều bụi đá nhất. Để hạn chế lƣợng bụi phát ra từ quá trình này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đƣa ra các biện pháp kỹ thuật, gắn một hệ thống hút bụi cho máy cắt đá bằng việc sử dụng quạt hút công suất cao kết hợp với nƣớc. Với áp lực và công suất