Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu hoạt động huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 48)

triển Việt Nam

2.2.3.1 Nhận định về môi trường hoạt động kinh doanh a) Nhận định môi trường bên trong

Thuận lợi

- Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn. Tính đến 31/1/2013, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ ba và vốn chủ sở hữu đứng thứ tư trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Với mức vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng, BIDV đã trở thành ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn thứ ba hiện nay.

- Mạng lưới chi nhánh rộng khắp Việt Nam. Hiện nay, mạng lưới kênh phân phối của BIDV đứng thứ ba hệ thống các NHTM Việt Nam. Mạng lưới chi nhánh rộng khắp đã giúp BIDV tiếp cận một số l ượng lớn khách hàng trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình doanh nghiệp. BIDV dự kiến trong tương lai có thể sẽ thành lập thêm các văn phòng đại diện tại một số nước Châu Âu để phục vụ các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động tại các thị trường này. Ngoài ra, với 05

Chuyên đề tốt nghiệp 38 Học viện Ngân hàng

công ty con, 06 đơn vị liên doanh và các đơn vị liên kết hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ…, BIDV đang hướng tới mô hình một tập đoàn tài chính đa năng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình hội nhập với thế giới của kinh tế Việt Nam.

-Hiệu quả hoạt động kinh doanh ổn định. Kết quả hoạt động 04 năm đầu tiên đều có lãi, khách hàng có tăng trưởng ổn định.

- Nền tảng công nghệ hiện đại. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại được coi là lợi thế cạnh tranh của BIDV so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. BIDV có một cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại với hệ thống máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, xử lý trực tuyến và hệ thống mạng WAN kết nối tất cả các chi nhánh Hệ thống phần mềm ngân hàng lõi Silverlake - SIBS (core banking) được xây dựng từ năm 2000 và đã triển khai thành công trong toàn hệ thống BIDV do nhà thầu Silverlake cung cấp, được đánh giá là một trong mười hệ thống core banking hàng đầu trên thế giới hiện nay.

- Lich sử phát triển lâu dài cùng với thương hiệu uy tín hàng đầu trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.

Khó khăn

- Ngân hàng quy mô lớn, bộ máy cồng kềnh, rải rác trên nhiều địa bàn, chất lượng cán bộ nhân viên không đồng đều gây khó khăn trong quá trình đào tạo quản lý, đồng bộ hoạt động, nâng cao chất lượng của toàn hệ thống.

- Nền vốn huy động của chi nhánh tương đối phát triển nhưng có nhiều dấu hiệu không ổn định do nhiều khách hàng là Công ty Chứng khoán, doanh nghiệp bất động sản, công ty, tập đoàn nhà nước vốn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các nguồn tiền gửi của khách hàng là định chế tài chính lớn nhưng khó thể huy động lại do phải tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính. Trong khi đó, khách hàng dân cư thường được mời chào bởi lãi suất hấp dẫn của các ngân hàng cổ phần.

- Các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh so với các đối thủ .

Chuyên đề tốt nghiệp 39 Học viện Ngân hàng

b) Nhận định môi trường bên ngoài

Thời cơ

- Tiềm năng phát triển của ngành tài chính- ngân hàng. Trong thời gian hai thập kỷ qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và qui mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng (1991) lên 99 ngân hàng vào đầu năm 2012, trong đó có 5 NHTMNN (gồm cả NHTMCP Nhà n ước giữ cổ phần chi phối), 35 NHTMCP, 50 chi nhánh NH nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng khả quan thể hiện qua tổng tài sản liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiềm năng thị trường đối với ngành ngân hàng rất lớn. Với quy mô dân số 86 triệu dân song số lượng người dân Việt Nam sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng rất khiêm tốn (khoảng 20%) và đa phần mới chỉ sử dụng các dịch vụ

- Nhà nước đang thực hiện từng bước theo lộ trình tái cơ cấu hệ thông ngân hàng Việt Nam. Nhiều ngân hàng nhỏ trong tình trạng khủng hoảng niềm tin, khó khăn về vốn tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có uy tín lâu năm, tiềm lực vốn mạnh như BIDV có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Thách thức

- Diễn biến bất lợi của kinh tế Việt Nam và thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, thế giới lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước Khu vực đồng tiền chung Châu Âu và Mỹ. Trong nước, lạm phát tăng nóng từ Quí 4/2010 và có dấu hiệu hạ nhiệt từ tháng 8/2011 song cả năm CPI vẫn tăng ở mức 18,13%. Tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng thêm 9,3% từ 11/02/2011 cùng với các hiệu ứng về tăng giá điện, xăng, tăng lương làm cho tình hình lạm phát của năm 2011 lên cao. Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ thận trọng với hàng loạt biện pháp mạnh mẽ về kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng tổng

Chuyên đề tốt nghiệp 40 Học viện Ngân hàng

phương tiện thanh toán, khống chế tín dụng phi sản xuất, áp dụng trần lãi suất… qua đó đã từng bước khống chế được lạm phát song lại làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Lãi suất cho vay cao duy trì trong thời gian dài cộng với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây đình trệ sản xuất, thị trường BĐS đóng băng kéo theo hàng loạt sức ép và khó khăn cho các khách hàng của ngân hàng trong ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng trong năm 2013. Bước sang năm 2013, tuy nền kinh tế thể hiện một số chuyển biến tích cực về tình hình vĩ mô như tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, lãi suất cho vay giảm, bên cạnh đó từ quý 2/2012 Chính phủ có nhiều biện pháp từng bước tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường song sự phục hồi của các doanh nghiệp diễn ra chậm. Tổng cầu nền kinh tế yếu, hàng tồn kho cao khiến tăng trưởng tín dụngvtoàn ngành ngân hàng chỉ đạt 0,76%. Nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn dự kiến và dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế không mấy sáng sủa trong các quý còn lại năm 2013 đang đặt ra thách thức lớn đối với việc duy trì và mở rộng hoạt động huy động vốn của BIDV.

- Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng chưa hoàn toàn ổn định. Nguy cơ bệnh dịch, thiên tai vẫn có khả năng xảy ra. Hội nhập kinh tế quốc tế với những chính sách tự do hoá thương mại trong điều kiện sức cạnh tranh các doanh nghiệp còn yếu sẽ tiếp tục có những khó khăn đối với nền kinh tế trong nước.

- Ngành ngân hàng Việt Nam với những sóng gió trong những năm qua đã bộc lộ những yếu kém, rủi ro trong hoạt động.

- Chính sách của Hội sở chính chưa mang tính đồng bộ, đặc biệt sau chuyển đổi TA2, xuất hiện hiện tượng chồng chéo giữa các Ban gây khó khăn cho chi nhánh trong quá trình giao dịch, tiếp thị khách hàng.

- Áp lực cạnh tranh gay gắt. Trong vài năm trở lại đây, các NHTMCP đã có sự tăng trưởng mạnh về vốn và quy mô hoạt động. Trong năm qua, một số ngân hàng đã thực hiện thành công việc tìm đối tác chiến lược, giúp tăng nguồn vốn kinh doanh và cải thiện tình hình quản trị và ứng dụng công nghệ. Dưới ảnh

Chuyên đề tốt nghiệp 41 Học viện Ngân hàng

hưởng của cạnh tranh, các NHTM quốc doanh từ chỗ nắm giữ trên 50% thị phần về huy động vốn và dư nợ tín dụng (trước 2009) đã giảm xuống chỉ còn 42,4% thị phần huy động vốn và 44,2% 17 thị phần dư nợ tín dụng trong năm 2012.

Bên cạnh sự lớn mạnh của hệ thống các NHTMCP, hoạt động của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng mở rộng. Theo cam kết hội nhập, từ năm 2011 Việt Nam đã cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ như ngân hàng nội địa. Thị phần của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ mức 8,8% (huy động vốn) và 9% (tín dụng) cuối năm 2007 lên mức 11,1% và 19,6% tương ứng cuối năm 2012.

2.2.3.2 Đánh giá về cạnh tranh trong hoạt động

a) Sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

Trong năm 2013, các ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, phong phú, nhiều chương trình khuyến mại lớn thu hút khách hàng. Một số sản phẩm mới nổi bật như, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng trao giải hàng tuần, tiền gửi lĩnh lãi định kỳ và có thể rút gốc linh hoạt trước hạn từng phần… tạo ra nhiều lựa chọn, so sánh cho khách hàng.

Về dịch vụ ngân hàng hiện đại, một số thẻ tiện ích như thẻ thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế… một số ngân hàng đã cung cấp dịch vụ được một thời gian nhưng hiện tại BIDV vẫn chưa có đề án triển khai.

b) Thị phần của BIDV và tương quan

BIDV là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của cả nước, giữ vai trò, chức năng quan trọng trong nền kinh tế, đầu mối thông tin phản hồi và tham mưu Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sự phát triển mạng lưới các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian vừa qua là nguyên nhân chính dẫn tới khiến thị phần của BIDV giảm.

Chuyên đề tốt nghiệp 42 Học viện Ngân hàng

Xét về tương quan giữa thị phần khách hàng và mạng lưới hoạt động của BIDV, chi nhánh nhận thấy có xu hướng giảm dần.

Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội.

Thứ hai là cạnh tranh với ngân hàng trong nước: yếu tố này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội, việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức thu hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh. Tuy nhiên, thị phần khách hàng vẫn phải phân chia giữa các ngân hàng trong số lượng ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nhóm ngân hàng cổ phần hiện chiếm khoảng 20% tổng vốn huy động và thị phần tín dụng. Nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh với 35 ngân hàng chiếm khoảng 10% tổng vốn huy động và thị phần tín dụng. Nhóm ngân hàng này hiện chủ yếu phục vụ cho khách hàng là cá nhân, công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Thị phần của khối ngân hàng cổ phần đã tăng hơn 10% trong năm 2012 trong khi thị phần của khối ngân hàng quốc doanh sụt giảm với khoảng cách tương ứng

Chuyên đề tốt nghiệp 43 Học viện Ngân hàng 2.2.3.3 Những thành tựu của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn.

- Thu hút được một lượng vốn lớn từ các tổ chức kinh tế, các tập đoàn tổng công ty nhà nước, các dự án ODA, và các dự án đầu tư khách của chính phủ, thu hún được nguồn vốn lớn và ổn định từ dân cư cũng như các doanh nghiệp tổ chức khác. Trong tương lai, nếu duy trì được lượng tiền gửi đó cao thường xuyên sẽ giúp ngân hàng đảm bảo nguồn vốn hoạt động dồi dào nâng cao khả năng phát triển được nhiều dịch vụ ngân hàng khác để phục vụ các tổ chức kinh tế hơn.

- Triển khai khá thành công các đợt huy động vốn do ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam phát động : Các chương trình Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, Tiết kiệm Ổ trứng vàng…Các chương trình này đã thu hút được 1 lượng lớn vốn từ dân cư.

- Đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn cho từng kì hạn tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và số kì hạn đa dạng (từ không kì hạn, 1 tháng, 2 tháng...60 tháng). Chính điều này đã tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, góp phần thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư.

2.2.3.4 Những bất cập còn tồn tại

- Cơ cấu vốn của chưa hợp lý. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư còn thấp so với tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức. Trong khi tiền gửi từ dân cư có tính chất ổn định và lâu dài hơn, có thể giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

- Hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn của ngân hàng còn chưa được quan tâm đúng mức. Mỗi một đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu lượng khách hàng cũ, truyền thống của ngân hàng tham gia, nhiều khách hàng mới, tiềm năng không hề biết đến. Nguyên nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ, chưa khai thác triệt để các kênh truyền thông tin hiện có.

Chuyên đề tốt nghiệp 44 Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu quyết định đến sự tồn tại, phát triển của một ngân hàng. Huy động vốn là điều kiện, là tiền đề để thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn. Nó là khâu quyết định đến khả năng sinh lời của đồng vốn ngân hàng. Nếu nghiệp vụ sử dụng vốn có hiệu quả thì tác động tích cực đến công huy động vốn của ngân hàng. Qua phân tích tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế. Mục tiêu của BIDV trong thời gian tới là tăng trưởng nguồn vốn huy động và mở rộng tín dụng.

Một phần của tài liệu hoạt động huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w