Từ năm 2010 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là lãi suất. Tình trạng lạm phát cao rồi đến khủng hoảng và suy giảm kinh tế và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Mặc dù vậy, với việc xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, BIDV vẫn giữ được quy mô nguồn vốn huy động ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN. Tổng nguồn vốn huy động tại 31/12/2011 và 31/1/2013 lần lượt là 330.578 tỷ đồng và 331.924tỷ đồng. Có được kết quả đó là nhờ BIDV đã áp dụng đồng bộ các biện pháp huy động vốn đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ và tuân thủ đúng quy định của NHNN. Các chiến lược huy động vốn của BIDV như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp 33 Học viện Ngân hàng
Đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cư và đa dạng hoá khách hàng tổ chức, giảm dần tỷ trọng tiền gửi tập trung vào các khách hàng lớn, tăng dần độ ổn định của nguồn vốn huy động.
Tích cực đẩy mạnh các kênh huy động vốn dài hạn như: phát hành giấy tờ có giá dài hạn, vay thương mại định chế tài chính nước ngoài, vay qua hiệp định khung, vay cơ cấu vốn trung dài hạn bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, bộ ngành Chính phủ để tiếp nhận các nguồn vốn ODA, nguồn vay thương mại của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quốc tế và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế.
Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường, tuân thủ quy định của NHNN theo từng thời kỳ.Phát triển các sản phẩm huy động đa dạng, linh hoạt về thời gian, lãi suất đáp ứng nhu cầu theo từng đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trên cơ sở phân tích nhu cầu và quy mô của thị trường, phối hợp với các bộ phận khác phát triển sản phẩm thẻ, dịch vụ tăng cường khả năng huy động vốn.
Tích cực hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng chuẩn hoá, tăng tiện ích, đa dạng theo ngành nghề và địa bàn kinh doanh của khách hàng gắn với Quản trị rủi ro.
Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh vốn trên thị trường. Nguồn vốn huy động của BIDV bao gồm:
Tiền gửi và vay từ NHNN và Bộ tài chính Tiền gửi và vay các TCTD khác
Tiền gửi của khách hàng
Phát hành giấy tờ có giá, phát hành trái phiếu tăng vốn Tiền vay BHXH
Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chuyên đề tốt nghiệp 34 Học viện Ngân hàng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012
Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ
trọng trọng trọng trọng
Tiền gửi và vay từ chính phủ và NHNN
22.931 9% 16.665 6% 26.799 8% 14.243 4%
Tiền gửi và vay các TCTD khác
14.542 6% 28.282 9% 35.704 10% 33.374 9%
Tiền gửi của khách hàng
187.280 76% 244.700 81% 240.507 73% 282.396 79%
Phát hành giấy tờ có giá, Trái phiếu tăng vốn
20.541 8% 11.831 4% 8.938 3% 8.668 2%
Tiền vay bảo hiểm xã hội
225 1% - 18.630 6% 21.530 6%
Tổng cộng 245.519 100% 301.478 100% 330.578 100% 331.924 100%
Nguồn: BIDV
Tại thời điểm 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 330.578 tỷ đồng, tăng 9,65% so với năm 2010. Tốc độ tăng huy động vốn có giảm so với n ăm 2010 là 22,79%. Đây cũng là xu thế chung của toàn ngành Ngân hàng trong năm 2011, từ 1/2011 đến cuối tháng 10/2011, huy động vốn toàn ngành ngân hàng chỉ tăng mỗi tháng bình quân 0,84%, trong khi tỷ lệ này của năm 2010 là 3,1% (Theo Báo cáo của NHNN). Với nỗ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lược sản phẩm và khách hàng phù hợp của BIDV, năm 2012 tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động đạt mức 331.924, tuy tăng trưởng không nhiều so với năm 2011, song so với toàn ngành đây là miitj thành tích nổi bật của BIDV trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn trong khâu huy động vốn.
Chuyên đề tốt nghiệp 35 Học viện Ngân hàng
Tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, trung bình đạt 76,3% trong giai đoạn 2009 –2012, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm.
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi khách hàng giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị:Tỷ đồng
TT Khoản mục 2009 2010 2011 2012
Tổng tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) 187.280 244.700 240.507 282.396
1 Phân theo khách hàng (%)
Dân cư 39,6% 41,0% 53,6% 53,2%
Tổ chức kinh tế và đối tượng khác 60,4% 59,0% 46,4% 46,8%
2 Phân theo kỳ hạn (%)
Không kỳ hạn 26,3% 20,4% 16,6% 12,5%
Tiền gửi vốn chuyên dùng 1,8% 1,0% 1,6% 0,8%
Có kỳ hạn 71,9% 78,5% 81,8% 86,7%
3 Phân theo loại tiền (%)
VND 80,1% 83,8% 86,2% 89,9%
Ngoại tệ 19,9% 16,2% 13,8% 10,1%
Nguồn: BIDV
Tỷ trọng tiền gửi khách hàng dân cư trong Tổng tiền gửi khách hàng tăng dần từ 39,6% năm 2009 lên 53,2% năm 2012. Điều này thể hiện BIDV đang bước đầu thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn mới theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển các khách hàng mới là DNVVN, khách hàng cá nhân.
Chuyên đề tốt nghiệp 36 Học viện Ngân hàng
Tỷ trọng huy động vốn của nhóm tổ chức kinh tế và đối tượng khác trong Tổng tiền gửi khách hàng có xu hướng giảm dần do các doanh nghiệp có xu hướng tận dụng nguồn tiền mặt nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Huy động tiền gửi khách hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi vốn chuyên dùng tăng dần qua các năm với tỷ trọng t ăng từ 73,7% năm 2009 lên 83,4% vào năm 2011 và 87,5% vào năm 2012.
Bảng 2.6: Huy động tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Không kỳ hạn 49.257 49.986 39.862 35.379
Tiền gửi vốn chuyên dùng 3.315 2.554 3.870 2.291
Có kỳ hạn 134.708 192.160 196.775 244.726
Tổng 187.280 244.700 240.507 282.396
Nguồn: BIDV
Tỷ trọng tiền gửi nội tệ gia tăng qua các năm (năm 2009 chiếm 80,1% đến năm 2012 chiếm 89,9% tổng giá trị Tiền gửi của khách hàng). Trong khi tiền gửi ngoại tệ giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng do thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN như duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chính sách kết hối… và chênh lệch lãi suất VND/USD ở mức cao, tăng tính hấp dẫn nếu nắm giữ đồng nội tệ.
Chuyên đề tốt nghiệp 37 Học viện Ngân hàng Biểu đồ 2.5: Huy động tiền gửi khách hàng theo đồng tiền 2009-2012
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
(Nguồn: BIDV)