Chất dính kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính đá mài khi thay đến giá thành mài tròn ngoài (Trang 28 - 30)

6. Nội dung của đề tài

1.2.1.2. Chất dính kết

Chất dính kết Gốm: ký hiệu G: (theo tiêu chuẩn Nga: Kêramít ký hiệu

K) Đó là chất dính kết vô cơ đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Hiện nay có tới 70% đá mài đƣợc chế tạo từ những dính kết này. Chất dính kết gốm có độ bền, độ chịu nhiệt và độ cứng cao, chịu ăn mòn và chịu ẩm tốt, bền vững về mặt hóa học.

Nhƣợc điểm của chất dính kết gốm là giòn nên không dùng chế tạo đá mài có chiều dày nhỏ và chịu tải trọng va đập.

29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đá mài dùng chất dính kết gốm có thể cắt với tốc độ 50m/s và cho năng suất cao.

Chất dính kết Bakêlit; ký hiệu B: (theo tiêu chuẩn Nga: bakilic ký hiệu

Б) đó là chất dính kết hữu cơ cũng đƣợc dùng rất phổ biến. Bakêlit là loại nhựa tổng hợp đƣợc chế tạo từ axit cácbonic và phoóc ma lin.

Ƣu điểm của chất kết dính này là: độ bền cao, độ đàn hồi lớn, chịu đƣợc va đập tốt, nhiệt sinh ra ít khi mài. Do đó cho phép cắt với tốc độ cao khoảng 60m/s.

Nhƣợc điểm cơ bản của chất dính kết Bakêlit là kém bền vững về

phƣơng diện hao nhiệt. Nó bị phá hủy bởi dung dịch kiềm có độ pH  8. Độ

bền cơ học và lực giữa hạt mài giảm nhanh ở nhiệt độ 200oC. Vì vậy chỉ đƣợc

phép làm việc khi có tƣới dung dịch trơn nguội với độ kiềm nhỏ hơn 1,5%. Đá mài dùng chất dính kết Bakêlit đƣợc sử dụng rộng rãi ở tốc độ cao để mài rãnh, mài sắc dao đã tôi, mài bề mặt định hình, mài ta rô, bàn ren, mũi doa….

Chất dính kết Vunkanít; ký hiệu V: (theo tiêu chuẩn Nga: Vunkanít,

ký hiệu là B). Đó là chất dính kết hữu cơ đƣợc chế tạo bằng cách lƣu hóa cao su đã đƣợc làm mềm bằng benzen với lƣu huỳnh. Bao gồm 70% cao su và 30% lƣu huỳnh.

Đá mài chế tạo bằng cách dính kết Vunkanít có độ bền mòn cao, thƣờng dùng làm đá dẫn của các máy mài vô tâm.

Đá mài Vunkanít cho phép dùng với tốc độ rất cao có thể tới 75m/s. Thƣờng dùng để cắt đứt, mài rãnh, mài rãnh then, mài định hình chính xác lần cuối.

Nhƣợc điểm của đá mài Vunkanít là độ xốp thấp chịu nhiệt kém. Ở

nhiệt độ 150oC đá bắt đầu bị mềm. Khi nhiệt độ lớn hơn 200oC đá dễ bị cháy.

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính đá mài khi thay đến giá thành mài tròn ngoài (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)