6. Nội dung của đề tài
1.1.3.3. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp mài tròn ngoài
Mài tròn ngoài có thể gia công đƣợc mặt trụ và mặt côn, thực hiện đƣợc bằng hai phƣơng pháp: mài có tâm và mài vô tâm.
Mài tròn ngoài có tâm là phƣơng pháp mài có tính vạn năng cao, có thể mài đƣợc trục trơn, trục bậc. Chi tiết đƣợc gá trên hai mũi tâm hoặc một đầu kẹp trong mâm cặp và đầu kia chống tâm. Có nhiều cách tiến dao khi mài nhƣ tiến dao dọc, tiến dao ngang, tiến dao nghiêng (hình 1.1a,b,c,d).
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với mài tròn ngoài không tâm thì chuẩn định vị chính là mặt đang gia công. Phƣơng pháp này có thể thực hiện bằng cách ăn dao dọc và ăn dao ngang.
Mài không tâm chạy dao dọc có các tính chất chuyển động giống nhƣ mài có tâm, nhƣng lúc này chi tiết đƣợc đặt giữa hai đá, một là đá mài có nhiệm vụ cắt phôi còn một đá là đá dẫn cung cấp cho phôi hai chuyển động
quay tròn và tịnh tiến. Tâm phôi đƣợc đặt cao hơn tâm đá (1/2÷1)Rc nhƣng ≤
15mm. Đá dẫn có dạng hyperboloit tròn xoay mà đƣờng sinh là đƣờng thẳng.
Trục đá dẫn đặt nghiêng so với trục đá mài một góc từ 10
÷ 3030’, có khi tới
4030’(hình 1.1e).
Khi mài không tâm chạy dao ngang đá dẫn không cần có dạng hyperbolit và trục của nó đặt song song với trục đá mài.
Mài không tâm có năng suất cao, dễ tự động hoá, có độ cứng vững gá đặt cao hơn mài có tâm. Tuy nhiên không đảm bảo độ đồng tâm giữa các mặt và không mài đƣợc các mặt gián đoạn.
Mài không tâm đƣợc sử dụng nhiều trong sản xuất hàng loạt và hàng khối.