Thỗ nhưỡng.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm cho khu tái định cư Thạnh Đức xã Thạnh Đức huyện Bến Lức tỉnh Long An (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ THẠNH ĐỨC XÃ THẠNH ĐỨC HUYỆN BẾN LỨC – TỈNH LONG AN

3.1.1.5 Thỗ nhưỡng.

Phần lớn Tỉnh Long An được tạo thành bởi lớp phù sa bồi lắng, lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo tách rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Cơ bản Long An có 6 nhóm đất chính.

+ Nhóm đất phù sa cổ:95.163 ha chiếm 21.75% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở địa hình cao 2-6m so với mặt nước biển, bao gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng.

+ Nhóm đất phù sa ngọt: 74.354 ha chiếm 17.04% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố theo các huyện thị: Tân

Thạnh, Thành phố Tân An, Tân trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hóa.

+ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn:5.532 ha chiếm 1.26%. Tập trung chủ yếu ở các huyện cần đước, cần giuộc, châu thành, Tân Trụ đất thường nhiễm mặn vào mùa khô.

+ Nhóm đất phèn: 242.572 ha chiếm 55.47%. Hầu hết tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười và giữa hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất cao: Cl-, AL3+, Fe2+.

+ Nhóm đất phèn nhiễm mặn : diện tích 17.488ha chiếm 3.99%. Phân bố chủ yếu ở vùng hạ Tỉnh Long An và bị nhiểm mặn trong mùa khô.

+ Nhóm đất than bùn: 220ha, chiếm 0.05% nằm ở phía Nam Huyện Đức Huệ. Liên đoàn địa chất Thủy văn- Địa chất công trình Miền Nam đã thực hiện công tác điều tra đánh giá hiện trạng nước ngầm Tỉnh Long An. Bằng nhiều công trình khoan sâu đã bổ sung thêm các hiểu biết chi tiết về cấu trúc địa chất và địa tầng kainozoi cũng như đặt điểm địa chất thủy văn của khu dân cư xã Thạnh Đức. Qua các giới:

+ Giới Mazozoi: trong vùng, cát đá Mazozoi khô lộ trên mặt và bị các trầm tích Kainozoi phủ trực tiếp dày từ 268m-350m. Thành phần đất đá chủ yếu: cát kết, bột kết, phần trên bị phong hóa nứt nẻ, phần dưới rắn chắc. Cát đá này tạo thành bề mặt móng cứng chắc.

+ Giới Kainozoi gồm các hệ:

Hệ Neogen được phát hiện qua các lỗ khoan, không lộ trên mặt, trong khoảng từ 230m-300m. Thành phần đất đá chủ yếu là cát bột màu xám tro xẫm, xám xanh, chứa cacbonat và ít thấu kính than nâu. Chiều dày trung bình 80m.

Trong khu vực Xã Thạnh Đức nói riêng và trong Tỉnh Long An nói chung có hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam, là đứt gãy thuận. Hệ thống đứt

gãy này làm biến dạng bề mặt móng, sụt lún theo dạng bậc thang. Biến dạng bề mặt móng tạo nên sụt lún cục bộ là nguyên nhân tồn tại các khu vực sụt lún cục bộ trong các tầng: sau quá trình biến tiến, nước mặn xâm nhập và không được rữa nhạt do bị chôn vùi trong các hố sụt.

3.1.1.6 Thủy văn.

Hệ thống sông ngồi chính ở đây là sông Vàm Cỏ, bao gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng nhau đổ ra cửa sông Soài Rạp. Và hệ thống kênh rạch chằn chịt nối với Sông Tiền.

Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp có biên độ từ 3,5-3,9m. Tại Thành Phố Tân An có biên độ triều cực đại từ 217cm đến 135cm. Do biên độ lớn, vào tháng nắng nước đầu nguồn bổ sung vào hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ít cộng với tác dụng của gió chướng nên ở các huyện phía nam của Quốc Lộ 1A bị nước mặn tràn vào các kênh rạch. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian ngày càng dài hơn. Và vào các năm nguồn nước kiệt, nước mặn xâm nhập là vấn đề khó khăn cho canh tác nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, riêng khu dân cư Thạnh Đức – xã Thạnh Đức nằm về phía bắc của Quốc Lộ 1A nên ít chịu ảønh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn. Quốc lộ 1A có vai trò gần như là đê ngăn mặn đối với xã Thạnh Đức.

Các huyện thuộc khu vực đồng tháp mười của Tỉnh Long An thường bị ngập lũ gây khó khăn bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 11. Nguyên nhân xuất phát do mưa từ thượng nguồn sông mêkông và từ thượng nguồn hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Về các mạch nước ngầm tại Xã Thạnh Đức, Huyện Bến Lức Tỉnh Long An phụ thuộc vào lớp đất đá chứa nước trong vùng. Lớp đất đá chứa nước này được phân ra 4 phân vị địa tầng địa chất thủy văn theo thứ tự từ trên xuống gồm:

+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích haloxen. Tầng này có diện phân bố rộng, lộ ngay trên mặt. Thành phần chủ yếu là trầm tích hạt mịn: sét, bột , bột sét, bột cát có màu xám tro, xám đen và mùn thực vật. Khả năng chứa nước của tầng rất kém. Kết quả mực nước giếng đào thí nghiệm cho lưu lượng từ 0,02-0,04l/s, mực nước hạ thấp S=0,2-0,4m, mực nước tĩnh H=1,2-1,7m. Thực tế xem như không chứa nước, tầng chứa nước haloxen không sử dụng được để phục vụ ăn uống và sinh hoạt vì nước bị nhiễm mặn hoàn toàn.

+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleixtoxen. Tầng này bị đất đá và tầng chứa nước Haloxen phủ trực tiếp lên và chúng nằm trên tầng chứa nước Plioxen trên. Chiều sâu gặp mái tầng từ 18m, chiều sâu đáy 98m, chiều dày 80m. Thành phần đất đá gồm 2 lớp. Lớp trên chứa nước kém : thành phần chủ yếu bột , sét, bột cát, chiều sâu phân bố từ 24-94.5m, thành phần chủ yếu là cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn, sỏi màu xám nâu, lớùp này phát triển liên tục trên toàn vùng, khả năng chứa nước phong phú, kết quả thí nghiệm cho lưu lượng Q=8,13l/s, q=0,39l/sm, nước trong tầng này mặn hoàn toàn, kết quả phân tích hóa học: Tổng độ khoáng hóa M=17,62g/l, hàm lượng Cl-=10812mg/l, độ pH= 6,04> Nước trong tầng Pleixtoxen cơ bản không đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt ăn uống và sản xuất.

+ Tầng chứa nước lổû hỗng các trầm tích Plioxen trên. Chiều sâu gặp mái của tầng chứa từ 98m, chiều sâu đáy 220 m, chiều dày tầng chứa trung bình 110m. Gồm 2 lớp đất đá. Lớp trên chủ yếu bột, sét, bột cát màu xám nâu, vàng loang lỗ, nhiều nơi bị phong hóa chứa nhiều sạn sỏi Laterit màu nâu, chiều sâu phân bố từ 120m-220m, dày 80m, thành phần chủ yếu cát mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn, sỏi, lớp phát triển liên tục trên toàn vùng. Lớp chứa nước phong phú nhất nằm ở độ sâu170-220 m. Kết quả lấy nước thí nghiệm cho thấy Q=13,2 l/s- 24,0 l/s, mực nước hạ thấp S=7,52-17,01m, tỷ lưu lượng q=0,75l/sm-3,39l/sm.

+ Tầng chứa nước lổû hỗng các trầm tích Plioxen dưới. Chúng nằm trên tầng chứa nước khe nứt Mezozoi, chiều dày tầng trong khu vực khoảng 70m, gồm 2 phần, phần trên là lớp cát mịn bột, sét, bột cát mịn có màu xám nâu, vàng loang lỗ, nhiều nơi bị phong hóa có nhiều sạn sỏi Latenrit màu nâu, xen kẻ giữa các lớp hạt mịn thường có các lớp cát mỏng, chúng phân bố rộng trên khắp vùng với bề dày 5m, khả năng chứa nước của phần này rất kém, thực tế có thể coi tầng này như là lớp cách nước, chúng có tác dụng ngăn không cho nước dưới đất của tầng trên thắm xuống. Phần dưới là cát hạt thô, cát mịn đến thô nhiều nơi lẫn sạn sỏi, trong các lớp cát đôi khi xen lẫn các thấu kính bột, bột cát mịn có màu vàng, xám nâu, đây là lớp chứa nước chính của tầng, chiều dày trng bình là 30m( 235-265m). Khả năng chứa nước của tầng theo kết quả bơm thí nghiệm tại một số lỗ khoan cho kết quả, mực nước tĩnh Htĩnh=9m, lưu lượng Q= 13,82l/s, mực nước hạ thấp S=14,95m, khả năng chứa nước phong phú.

Nước trong trầm tích Plioxen dưới có đặt điểm thủy hóa biến đổi tương đối phức tạp, kết quả phân tích thành phần hóa học của nước tại nơi này cho thấy: tổng độ khoáng hóa M=1,38g/l. Chủ yếu là nước có áp. Mực nước tĩnh cách mặt đất từ 9m, chiếu cao cột áp tính từ mái tầng chứa nước 230m. Nước dưới đất trong trầm tích Plioxen dưới hầu như không có quan hệ thủy lực với nước dưới đất trong tầng chứa nước Plioxen trên nằm trên và nước dưới đất của tầng chứa nước khe nứt Mezozoi nằm dưới.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm cho khu tái định cư Thạnh Đức xã Thạnh Đức huyện Bến Lức tỉnh Long An (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w