Khuyến nghị đối với tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 101)

7. Bố cục của luận văn

3.4.2. Khuyến nghị đối với tỉnhVĩnh Phúc

* Cơ quan Thuế cần có các biện pháp chỉ đạo thống nhất tổ chức bộ máy và tăng cƣờng phân cấp cho huyện, thị, để thực hiện công tác quản lý đối với khoản thu lệ phí trƣớc bạ, phản ánh đúng số thu phát sinh trên từng địa bàn huyện, thị.

* Có giải pháp cụ thể quy trình vận hành theo dõi thu chi trên hệ thống mạng để Sở Tài chính chủ động cân đối điều hành ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nƣớc 2002 về cải cách thủ tục hành chính. Có trung tâm chuyên về tài chính để giúp công tác điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp.

* Giao định mức chi sự nghiệp kinh tế cho Thành phố Vĩnh Yên phải cao hơn các huyện khác vì Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm của tỉnh, khoản chi cho sự nghiệp đô thị, kiến thiết thị chính tƣơng đối lớn. Nếu dự toán nhƣ hiện nay các huyện đều có kinh phí nhƣ nhau thì Thành phố sẽ không đủ kinh phí chi cho sự nghiệp đô thị và kiến thiết thị chính tƣơng xứng.

Đảm bảo phát huy quyền chủ động của các huyện, thành phố đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách để có sự trợ cấp cân đối và hợp lý.

* Sở Tài chính Vĩnh Phúc cần tăng cƣờng hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, chính sách, chế độ cho cán bộ làm công tác tài chính ở thành phố, các huyện và các xã phƣờng để việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc có hiệu quả.

* Tăng cƣờng sự tham gia, giám sát của ngƣời dân vào quá trình ban hành các quyết định về quản lý ngân sách nhà nƣớc. Công khai và minh bạch là hai yếu tố quan trọng nhất giúp ngƣời dân có thể giám sát đƣợc việc quản lý ngân sách nhà nƣớc. Cần có các quy định cụ thể đối với các vấn đề cần đƣa ra thảo luận công khai, xin ý kiến của dân. Nhanh chóng giải quyết các thắc

Formatted: Dutch (Netherlands)

mắc của nhân dân về đền bù, giải phóng mặt bằng…tránh khiếu nại vƣợt cấp kéo dài gây mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền địa phƣơng.

* Chi xúc tiến đầu tƣ để tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế cả đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh, đi liền với việc lấp đầy các cụm, khu công nghiệp, mở mang thêm cụm, khu công nghiệp mới, chú trọng đầu tƣ giữa các vùng, các địa phƣơng tạo sự phát triển đồng bộ đều khắp, tăng cƣờng quản lý và hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài chính trong các khu, cụm công nghiệp.

* Giành ngân sách chú trọng đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và thực hiện các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nƣớc một cách triệt để, trách nhiệm cao nhƣ miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân, hỗ trợ kinh phí khôi phục các làng nghề truyền thống, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết, chính sách cho ngƣời cao tuổi, trẻ em…

* Về vốn thanh toán nợ xây dựng cơ bản của ngân sách xã: Trƣớc hết ngân sách xã phải tự cân đối trả nợ, sử dụng từ nguồn vốn đầu tƣ phát triển và nguồn thu tiền sử dụng đất (bao gồm tiền thu từ quỹ đất tạo vốn, thu tiền đất một lần của các dự án phần ngân sách xã đƣợc hƣởng…) trƣờng hợp ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ (nếu có) thanh toán nợ xây dựng cơ bản ngân sách xã thì: Căn cứ kế hoạch vốn đã đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ, ngân sách cấp trên thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dƣới.

Formatted: Dutch (Netherlands)

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nƣớc ta bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng để đƣa đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngân sách nhà nƣớc nói chung và ngân sách cấp tỉnh nói riêng là một bộ phận của nền tài chính quốc gia, là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo thế ổn định bền vững trong quá trình phát triển và xây dựng đất nƣớc. Vì vậy, tăng cƣờng quản lý ngân sách nhà nƣớc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đáp ứng tốt các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng.

Vĩnh Phúc hiện nay là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, chuyển đổi theo hƣớng công nghiệp hoá, chính sách thu hút đầu tƣ với nhiều ƣu đãi trong những năm gần đây khiến cho nền kinh tế của tỉnh khởi sắc với nguồn thu ngân sách nhà nƣớc đạt cao. Vấn đề đổi mới và tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc đƣợc đặt ra nhƣ là một tất yếu khách quan. Với sự cần thiết của đề tài, luận văn đã đề cập đến khái niệm, vai trò, các nguyên tắc để quản lý ngân sách nhà nƣớc; thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Vĩnh Phúc, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế, định hƣớng quản lý ngân sách nhà nƣớc của tỉnh. Trên cơ sở đó đƣa ra hệ thống các giải pháp có tính khả thi, thiết thực nhằm quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu quả hơn, thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội mà tỉnh đã đề ra. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Trung ƣơng, với tỉnh Vĩnh Phúc để hoàn thiện tốt hơn công tác quản lý ngân sách các cấp của tỉnh phù hợp với định hƣớng đổi mới, cải cách hành chính của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, luận văn chƣa thể đề cập đƣợc hết các giải pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh

Formatted: Dutch (Netherlands)

Vĩnh Phúc. Qua nghiên cứu lý luận, trên cơ sở thực trạng quản lý thu, chi, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và những kiến thức mà học viên đã thu nhận đƣợc trong quá trình học tập, học viên chỉ xin nêu lên một số giải pháp quản lý ngân sách và những kiến nghị đối với Trung ƣơng và tỉnh về những vấn đề liên quan nhằm quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu quả hơn.

Những giải pháp và kiến nghị của Luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ban đầu, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách của tỉnh trong thời gian tới. Rất mong ý kiến đóng góp nhiệt tình của các thầy cô và tất cả các bạn./.

Formatted: Dutch (Netherlands)

DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ tài chính (2003), Thông tư 114/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, biện pháp thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2004, Hà Nội.

3. Bộ tài chính (2003), Thông tư 44/2003/TT-BTChướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội.

4. Bộ tài chính (2003), Thông tư 86/2006/TT-BTChướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

5. Bộ tài chính (2006), Quyết định số 2747/QĐ-BTC về Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 của Bộ tài chính, Hà Nội.

6. Bộ tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7. Bộ tài chính (2004), Quyết định số 26/2004/QĐ-BTC về việc bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

8. Bộ tài chính (2005), Quyết định số 23/2005/QĐ-BTC về việc bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

9. Bộ tài chính (2005), Quyết định số 70/2005/QĐ-BTC về việc bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

10. Bộ tài chính (2004,2005), Dự toán thu, chi Ngân sách năm 2004,2005 của tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội.

11. Bộ tài chính (2003,2004), Cân đối quyết toán Ngân sách cấp tỉnh năm 2003,2004, Http://www.mof.gov.vn, Hà Nội.

12. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2004, 2005, 2006), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004, 2005, 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001, 2006), Văn kiện Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Trần Hảo (2006), “Những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc”, Http://www.Vinhphuc.gov.vn, Vĩnh Phúc.

15. Huỳnh Văn Hoà (2001), Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý Ngân sách Nhà nước, quản lý tài chính hành chính sự nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Nguyễn Công Lộc (2006), “Khu công nghiệp Vĩnh Phúc điểm đến tin cậy của các nhà đầu tƣ”, Http://www.vinhphuc.gov.vn, Vĩnh Phúc.

17. Dƣơng Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Nxb tài chính, Thành Phố HCM.

18. Nguyễn Văn Nhứt (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Hồ Xuân Phƣơng, Lê Văn (2000), Quản lý tài chính Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

20. Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới Ngân sách Nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.

21. Quốc hội (1996, 1998, 2002), Luật Ngân sách Nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân sách Nhà nước (1998); Luật Ngân sách Nhà nước bổ sung (2002), Hà Nội.

22. Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc (2004, 2005, 2006), Báo cáo tình hình thu – chi ngân sách nhà nước, Vĩnh Phúc.

23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010, Vĩnh Phúc.

24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), “Điều kiện tự nhiên – xã hội Vĩnh Phúc, Http://www.vinhphuc.gov.vn, Vĩnh Phúc.

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

25. Văn phòng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV tháng 12-2005, Vĩnh Phúc.

26. Hà Vinh (2006), “Vĩnh Phúc - Tiềm năng của những bƣớc đột phá”,

Http://www.Vinhphuc.gov.vn, Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)